Đau Khớp Háng Khi Mang Thai

Đau khớp háng khi mang thai là một trong những tình trạng gây khó chịu cho mẹ bầu, ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Nhiều mẹ bầu bối rối khi gặp phải vấn đề này, không biết đâu là nguyên nhân gây ra cũng như phải làm sao để giải quyết một cách triệt để và hiệu quả nhất.

Nguyên nhân đau khớp háng khi mang thai

Theo các chuyên gia, hiện tượng đau khớp háng ở bà bầu thường do một số nguyên nhân sau đây gây ra:

Sự giãn nở của tử cung

Khi cơ thể người phụ nữ hình thành phôi thai, tử cung phải giãn nở ra để đảm bảo em bé có thể trưởng thành về mặt kích thước mà không gặp phải bất kỳ trở ngại này. Điều này còn kéo theo việc các dây chằng và cơ khớp vùng háng căng giãn ra để thích ứng với sự phát triển của thai nhi. 

Sự giãn nở của tử cung có thể khiến vùng khớp háng chịu thêm nhiều áp lực
Sự giãn nở của tử cung có thể khiến vùng khớp háng chịu thêm nhiều áp lực

Sự căng giãn của các cơ khớp háng khiến người mẹ dễ gặp phải những cơn đau nhức khó chịu kéo dài suốt một khoảng thời gian.

Sự tăng trưởng nhanh chóng về cân nặng

Đau khớp háng khi mang thai còn có thể là hệ quả của sự tăng trưởng nhanh chóng về cân nặng của người mẹ. Trong thời gian thai kỳ, người phụ nữ phải đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. 

Điều này khiến cân nặng của mẹ bầu tăng lên nhanh chóng trong một thời gian ngắn, kéo theo đó là áp lực đè nén lên các khớp háng, khớp đầu gối gia tăng hơn. Người mẹ vì vậy dễ cảm thấy đau nhức khó chịu ở những khu vực này và gây nên tình trạng đau khớp háng khi mang thai.

Hormone nội tiết tố thay đổi

Việc thay đổi hormone nội tiết tố cũng thường là nguyên nhân của chứng bệnh đau khớp háng bên trái hoặc đau khớp háng bên phải khi mang thai. 

Loại hormone có tác động nhiều nhất đến cơ khớp háng chính là relaxin, chúng được cơ thể tiết ra để nới lỏng cơ vòng tử cung và các cơ vùng chậu, chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi sau này. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra tình trạng đau nhức khó chịu ở khớp háng cho mẹ bầu.

Hạn chế luyện tập thể dục

Trong quá trình mang thai, nhiều mẹ bầu có thói quen hạn chế các vận động thể chất vì cảm thấy cơ thể không linh hoạt như trước và để đảm bảo an toàn cho em bé. Tuy nhiên, tình trạng này rất dễ là nguyên nhân gây ra đau khớp háng khi mang thai bởi vì các cơ khớp không được thư giãn và thả lỏng trong khi phải chịu áp lực rất lớn từ trọng lượng cơ thể người mẹ cũng như bào thai.

Ít vận động cũng có thể là nguyên nhân gây đau khớp háng khi mang thai
Ít vận động cũng có thể là nguyên nhân gây đau khớp háng khi mang thai

Tư thế không phù hợp

Do phần bụng dưới phát triển về kích thước, nhiều mẹ bầu thường ngồi hoặc nằm nghiêng sang một bên để giảm bớt sự khó chịu. Điều này vô tình khiến trọng lượng dồn về một phía, gây ra áp lực căng thẳng lên vùng xương chậu, xương mu và các khớp háng. Hệ quả là người mẹ rất dễ gặp phải tình trạng đau khớp háng bên phải hoặc đau khớp háng bên trái khi mang thai.

Các bệnh lý liên quan đến xương khớp

Dù chiếm tỷ lệ không cao nhưng các bệnh lý xương khớp như thần kinh tọa, viêm khớp,… xảy ra trước khi mang thai cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp háng ở bà bầu. Những bệnh lý này khiến phần khớp háng chịu tổn thương, lại thêm áp lực do trọng lượng của bào thai tạo ra nên mẹ bầu rất dễ gặp phải cảm giác đau nhức khó chịu kéo dài dai dẳng.

XEM THÊM:

Các triệu chứng đau khớp háng khi mang thai

Thông thường, mẹ bầu thường hay gặp phải tình trạng đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu hoặc tháng cuối. Vì khác nhau về thời điểm nên triệu chứng mà mẹ bầu gặp phải cũng tồn tại một số khác biệt như sau:

Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu

Chứng đau nhức vùng khớp háng ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có các triệu chứng tiêu biểu sau đây:

  • Cảm giác đau nhức khó chịu quanh vùng háng, cơn đau còn có thể lan rộng sang một số khu vực gần đó như hông, thắt lưng và bắp đùi.
  • Tình trạng tê buốt, tê như kiến bò chạy dọc từ hông xuống đến hai chi dưới. Triệu chứng này thường gặp nhất ở những người bị đau thần kinh tọa trong quá trình mang thai, khi đĩa đệm hoặc đốt xương sống chèn ép các dây thần kinh tọa.
  • Khả năng vận động suy giảm, người bệnh cảm thấy khó khăn nhất khi leo cầu thang, ngồi xuống,… hoặc cảm thấy các khớp háng khô cứng hơn bình thường.
Mẹ bầu có thể cảm thấy đau nhức khó chịu ở vùng háng
Mẹ bầu có thể cảm thấy đau nhức khó chịu ở vùng háng

Đau khớp háng khi mang thai tháng cuối

Ở người bị đau nhức khớp háng khi mang thai những tháng cuối, bên cạnh những triệu chứng đau nhức hay tê mỏi còn có thể gặp phải một số vấn đề khác như:

  • Những cơn đau kéo dài dai dẳng không kể ngày đêm có thể khiến cơ thể mẹ bầu luôn trong trạng thái suy nhược. Trong một số trường hợp, mẹ bầu còn bị ảnh hưởng đến cả chất lượng giấc ngủ, ví dụ như mất ngủ, ngủ không ngon giấc,…
  • Cảm giác đau nhức có thể chuyển sang đau dữ dội hoặc đau âm ỉ rất khó chịu. Nguyên nhân là vì ở những tháng cuối kích thước thai nhi đã phát triển hoàn thiện để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.
  • Khó cử động khớp háng nếu ngồi một chỗ quá lâu hoặc sau khi thức dậy vào sáng sớm.

Đau khớp háng ở bà bầu có nguy hiểm không?

Mang thai là quãng thời gian cơ thể mẹ bầu phải “đón nhận” và chịu đựng rất nhiều sự thay đổi, từ vấn đề hormone đến những cơn đau nhức xương khớp không báo trước. Có không ít chị em thắc mắc không biết liệu tình trạng đau khớp háng và xương mu khi mang thai có nguy hiểm hay không?

Theo các chuyên gia, tình trạng này thường không có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Đây cũng không phải là hiện tượng hiếm gặp trong thai kỳ, vì vậy chị em không cần quá lo lắng. Hầu hết các trường hợp đau nhức khớp háng khi mang bầu đều chấm dứt sau khi sinh nở, nhất là nếu người mẹ có một chế độ chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, cũng có một số chị em bị đau khớp háng sau sinh do chăm sóc, sinh hoạt, kiêng khem chưa hợp lý.

Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây ra tình trạng này vốn do các bệnh lý xương khớp, người mẹ nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều này không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe mà còn gia tăng khả năng phục hồi của cơ khớp háng, tránh nguy cơ tái phát về sau.

Chẩn đoán đau khớp háng khi mang thai

Việc chẩn đoán tình trạng đau khớp háng khi mang thai về cơ bản gồm hai quá trình sau đây:

  • Kiểm tra thể chất: Các bác sĩ bắt đầu bằng việc hỏi mẹ bầu về các triệu chứng thường gặp phải, mức độ ảnh hưởng cũng như tần suất. Sau đó, họ sẽ yêu cầu mẹ bầu thực hiện một số động tác cần sử dụng đến khớp háng để đánh giá sơ bộ tình hình.
  • Kiểm tra hình ảnh: Sau khi thực hiện kiểm tra thể chất, nếu bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân có liên quan đến các bệnh xương khớp, họ có thể yêu cầu thực hiện thêm xét nghiệm chuyên sâu. Các loại hình như chụp X-quang, chụp cắt lớp máy vi tính CT, MRI chụp cộng hưởng từ,… giúp các chuyên gia nhận định chính xác hơn vấn đề đang diễn ra.
Việc chẩn đoán bằng các kiểm tra hình ảnh như X-quang thường được tiến hành
Việc chẩn đoán bằng các kiểm tra hình ảnh như X-quang thường được tiến hành

Phụ nữ bị đau khớp háng khi mang thai phải làm sao?

Các mẹ bầu bị đau khớp háng khi mang thai có thể áp dụng một số các biện pháp điều trị và hỗ trợ sau đây:

Xây dựng lối sống sinh hoạt khoa học

Để xây dựng một lối sống sinh hoạt khoa học và cân đối, mẹ bầu nên chú ý một số vấn đề dưới đây:

  • Chế độ dinh dưỡng: Người mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ trong thai gian mang thai, nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu. Bên cạnh các loại thịt cá, rau củ tươi ngon, mẹ bầu cũng có thể sử dụng thêm các loại sữa và thực phẩm chức năng dành riêng cho phụ nữ mang thai theo hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Chế độ nghỉ ngơi: Người mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh nằm một tư thế quá lâu hoặc sử dụng nệm giường quá cứng. Trong quá trình nghỉ ngơi thư giãn, mẹ bầu cũng có thể đốt nến thơm, đọc sách, nghe nhạc giao hưởng,… để đầu óc được thả lỏng và giải tỏa áp lực tâm lý.
  • Chế độ luyện tập: Việc luyện tập thể dục hàng ngày không chỉ giúp cải thiện tình trạng đau nhức khớp háng khó chịu mà còn thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu và trao đổi chất trong cơ thể. Chính vì vậy, thay vì chỉ ngồi yên một chỗ, mẹ bầu nên dành thời gian đi bộ nhẹ nhàng hoặc thực hiện bài tập yoga chữa xương khớp dành riêng cho phụ nữ mang thai.

Áp dụng cách chữa đau khớp háng khi mang thai từ dân gian

Mẹ bầu cũng có thể áp dụng thêm một số bài thuốc dân gian an toàn dưới đây:

1. Bài thuốc lá ngải cứu

Lá ngải cứu theo Đông y có tính ấm, thích hợp dùng trong các trường hợp bị đau nhức xương khớp do chấn thương, sai tư thế. Loại dược liệu này cũng có khả năng giảm viêm hiệu quả nhờ vào việc sở hữu hàng loạt những hoạt chất chống oxy hóa và tinh dầu trong thân và lá. Do vậy trị bệnh xương khớp bằng ngải cứu là cách được dân gian áp dụng từ lâu và cho hiệu quả rất tích cực.

Ngải cứu là biện pháp tại gia an toàn với mẹ bầu
Ngải cứu là biện pháp tại gia an toàn với mẹ bầu

Thành phần: 100g lá ngải cứu.

Cách thực hiện:

  • Lá ngải cứu cho vào chảo rang đến khi nóng hổi.
  • Bỏ phần lá này vào khăn bông rồi đem chườm lên vùng háng đau nhức khó chịu.

2. Bài thuốc từ muối biển

Muối biển cũng là một trong những loại dược liệu có tác dụng giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, nhờ vào hợp chất natri clorua trong thành phần mà khả năng giữ nhiệt của muối biển cũng được đánh giá cao.

Thành phần: 50g muối biển.

Cách thực hiện:

  • Muối biển cho vào chảo rang đến khi chuyển màu vàng nhạt thì tắt bếp.
  • Bỏ muối vào trong khăn bông, thử nhiệt độ để đảm bảo không gây bỏng rồi chườm lên vùng háng bị đau nhức.

3. Bài thuốc từ lá trà

Bài thuốc ngâm chân từ lá trà giúp mẹ bầu lưu thông khí huyết trong cơ thể tốt hơn, nhờ vào đó mà tình trạng đau nhức hoặc tê bì khó chịu ở vùng chậu, khớp háng và hai chân được cải thiện đáng kể.

Lá trà có thể được sử dụng trong điều trị đau khớp háng ở bà bầu
Lá trà có thể được sử dụng trong điều trị đau khớp háng ở bà bầu

Thành phần: 50g lá trà xanh, 1lit nước lạnh.

Cách thực hiện:

  • Lá trà vò hơi nát, cho vào nồi và thêm nước lạnh đun đến khi sôi.
  • Nhắc phần nước trà xuống, đợi đến khi nhiệt độ giảm xuống còn 40 độ C thì dừng ngâm chân.

Điều trị đau khớp háng khi mang thai bằng Tây y

Biện pháp Tây y đối với mẹ bầu bị đau khớp háng gồm có:

  • Thuốc giảm đau paracetamol: Nhiều mẹ bầu cho rằng thời gian mang thai không thể sử dụng được bất kỳ loại thuốc giảm đau nào nhưng thực tế thì không phải vậy. Các bác sĩ nhận định rằng paracetamol khá an toàn với mẹ bầu khi sử dụng đúng liều theo hướng dẫn. Loại thuốc này có thể giúp mẹ bầu giảm đau nhức hiệu quả, đặc biệt với những cơn đau ở mức độ vừa và nhẹ.
  • Liệu pháp TENS: Liệu pháp TENS là một biện pháp giảm đau bằng cách tác động vào dây thần kinh một xung điện mức độ nhẹ. TENS có thể sử dụng với nhiều bệnh lý xương khớp khác nhau, ví dụ như đau khớp háng, đau đầu gối, viêm khớp,… mà không hề gây hại cho sức khỏe mẹ bầu và em bé.

Đau khớp háng khi mang thai dù không phải tình trạng nguy hiểm nhưng mẹ bầu cũng không nên coi thường. Lời khuyên tốt nhất là mẹ bầu nên dành thời gian đi khám tại bệnh viện khi phát hiện các triệu chứng ban đầu để được hướng dẫn xử lý một cách hiệu quả và an toàn nhất.

CLICK ĐỌC NGAY:

Array
Câu hỏi thường gặp
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ

Đau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là bộ môn thể thao phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp tuy nhiên bệnh nhân phải nắm rõ được kỹ thuật cũng như thật cẩn trọng trong quá trình luyện tập. Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không? Khớp háng là một trong những khớp xương lớn nhất trên cơ thể con người, chính vì vậy mà nó thường dễ dàng gặp nhiều vấn đề như đau...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Đau khớp háng khi tập yoga không phải là tình trạng hiếm gặp, thường bắt nguồn từ việc sai tư...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top