Da Đầu Ngứa Có Vảy Trắng Là Bệnh Gì, Điều Trị Như Thế Nào?

Da đầu ngứa có vảy trắng là biểu hiện của nhiều bệnh lý hoặc cũng có thể do thói quen vệ sinh không đúng cách. Dựa theo từng nguyên nhân, tình trạng cụ thể, bệnh sẽ có những phương pháp chữa trị riêng biệt. Để biết chi tiết về nguyên nhân, biện pháp điều trị ngứa da đầu đóng vảy, các bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết dưới đây. 

Da đầu ngứa có vảy trắng là bệnh gì?

Sự xuất hiện vảy trắng trên da đầu, kèm cảm giác ngứa ngáy ngoài gàu, còn có thể là do bệnh lý gây nấm da, vảy nến,… Cụ thể như sau:

Do rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị ngứa, bong tróc da đầu, rụng tóc do bã nhờn tiết ra nhiều. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng qua đi nếu tình trạng rối loạn nội tiết tố được cải thiện, cân bằng trở lại. Với những trường hợp mảng trắng xuất hiện quá nhiều làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, sinh hoạt thì bạn nên dùng thuốc theo chỉ dẫn từ bác sĩ. 

Rối loạn nội tiết tố cũng là một trong những nguyên nhân khiến da đầu ngứa có vảy trắng
Rối loạn nội tiết tố cũng là một trong những nguyên nhân khiến da đầu ngứa có vảy trắng

Bệnh á sừng

Bong tróc da, xuất hiện các vảy trắng không ngứa chính là biểu hiện điển hình ở những người mắc bệnh á sừng. Các lớp vảy trắng sẽ kết thành từng mảng với màu đỏ hồng, đùn lên thành nhiều lớp, trông tương tự như vảy nến. Đương nhiên, đây cũng là bệnh lý có tốc độ lây lan nhanh trên nền da rộng. Để tránh để bệnh lan xuống cổ, trán, mặt, chân tay thì mọi người nên điều trị càng sớm càng tốt. 

Da đầu ngứa có vảy trắng do bệnh nấm

Đây là bệnh viêm nhiễm ở chân tóc gây lở loét thành các mảng tròn và rộng, tạo thành vảy trên da đầu. Vùng da bị nấm sẽ nhanh chóng lan rộng, gây bong tróc, ngứa ngáy, nếu gãi càng làm tổn thương nặng hơn. Được biết, những đối tượng có nguy cơ cao bị lây nhiễm thường có thói quen để tóc ướt đi ngủ hoặc dùng nguồn nước ô nhiễm, lười gội đầu, dùng chung đồ cá nhân với người bị nhiễm nấm,… 

Mắc bệnh vảy nến

Trường hợp bị mắc bệnh vảy nến da đầu sẽ xuất hiện tình trạng bong tróc, có mảng màu trắng phủ trên da đỏ. Mảng da này sẽ nhanh chóng lan rộng, xuống gáy, trán và toàn cơ thể nếu không có biện pháp can thiệp điều trị. Khi bệnh nặng, các mảng vảy trắng sẽ dày lên, chồng thành nhiều lớp hợp thành từng mảng lớn. 

Vảy nến là bệnh mãn tính, khó điều trị và thường có tính tái nhiễm cao. Để ngăn chặn bệnh tiến triển nhanh chóng, mọi người cần phát hiện sớm và tiến hành điều trị tích cực. Việc điều trị sai cách, sai bệnh rất dễ khiến bệnh trở nặng, làm tăng khả năng bị hói. 

Ung thư da

Hiện tượng ngứa da đầu có vảy có thể là biểu hiện cho thấy bạn có nguy cơ bị ung thư da. Trong trường hợp người hợp cảm thấy có nhiều gàu, bã nhờn xuất hiện bất thường, cùng cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, da nổi mảng đỏ nhỏ, rụng tóc thì nên tới bệnh viện kiểm tra ngay. 

Ung thư da nếu để lâu sẽ tạo ra các vết loét – tổn thương nghiêm trọng trên bề mặt da đầu. Những khối u này bắt đầu xuất hiện xâm lấn vào xương sọ, biến dạng, gây bội nhiễm cực kỳ nguy hiểm.

Tình trạng ung thư da đầu
Tình trạng ung thư da đầu

Nguyên nhân gây ngứa da đầu có vảy trắng

Ngoài nguyên nhân do bệnh lý, tình trạng da đầu ngứa và tróc vảy có thể xuất phát từ những lý do sau:

  • Bị căng thẳng, lo âu, stress quá độ, cộng thêm thói quen nghỉ ngơi không hợp lý rất dễ khiến bệnh bùng phát và trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Do thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, khói bụi,… 
  • Theo thống kê có tới ⅓ người bị da đầu có vảy trắng là do có bố hoặc mẹ từng bị mắc bệnh lý này. Trong đó, những người có bố hoặc mẹ từng bị bệnh có khoảng 15% nguy cơ bị ngứa da đầu có vảy trắng. Nếu cả bố và mẹ đều bị thì nguy cơ có thể lên tới 75%. 
  • Do thời tiết quá nóng ẩm khiến mồ hôi đổ nhiều, vi khuẩn, vi nấm có cơ hội xâm nhập và gây hại trên da. 
  • Việc tự ý dùng thuốc, lạm dụng thuốc tân dược, sử dụng thuốc sai cách, quá liều lượng cũng là nguyên nhân khiến bệnh hình thành và tiến triển khó kiểm soát. 

Da đầu ngứa có vảy nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?

Da đầu ngứa có vảy trắng được đánh giá là bệnh lành tính, chủ yếu gây tổn thương ngoài da và không nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên trong trường hợp không được can thiệp điều trị sớm, chữa trị đúng cách, bệnh có thể gây viêm nhiễm nặng dẫn tới vảy nến thể đỏ toàn thân, thậm chí là ung thư da. 

Chưa kể, đây là bệnh mãn tính, dễ tái phát và chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Ngoài những tổn thương, tăng lượng gầu trên da đầu, chúng còn làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ, ngoại hình và khiến người bệnh gặp không ít rắc rối. Từ đó có tâm lý tiêu cực, khó chịu, hay cào gãi khiến tổn thương thêm nghiêm trọng, dễ lây lan và mất nhiều thời gian điều trị hơn. 

Bên cạnh đó, tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, bong tróc da liên tục còn làm giảm hàng rào bảo vệ da, tăng nguy cơ mắc bệnh da liễu khác. Hơn nữa, đây còn là khu vực chứa và có liên quan tới các dây thần kinh quan trọng như mắt, mặt. Nếu tác động đến các thần thần kinh này sẽ gây đau vùng thái dương, mặt, ảnh hưởng tới thị lực. 

Chính vì thế, bạn không nên chủ quan với những dấu hiệu bất thường của bệnh. Ngay khi thấy trên da đầu xuất hiện các mảng bong tróc cùng cảm giác ngứa ngáy khó chịu nhiều ngày thì nên tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra. Tùy theo tình trạng bệnh lý cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. 

Hãy tới bệnh viện thăm khám ngay nếu thấy các dấu hiệu bất thường trên da đầu
Hãy tới bệnh viện thăm khám ngay nếu thấy các dấu hiệu bất thường trên da đầu

Cách điều trị da đầu ngứa có vảy trắng

Nhìn chung, da đầu ngứa có vảy trắng không khó để điều trị. Các phương pháp điều trị cũng rất đa dạng, tuy nhiên trước khi áp dụng, bạn cần tới bệnh viện thăm khám và tiến hành chữa bệnh theo lời khuyên, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 

Áp dụng biện pháp dân gian

Mẹo dân gian chữa da đầu ngứa và tróc vảy sẽ thích hợp để áp dụng cho những trường hợp nhẹ, chưa có biến chứng, chưa hình thành tổn thương nghiêm trọng. Để cải thiện bệnh hiệu quả, mọi người có thể thực hiện theo 3 mẹo dân gian như sau: 

Sử dụng vỏ bưởi trị ngứa da đầu kèm vảy trắng

Nhờ có hàm lượng vitamin dồi dào có trong vỏ bưởi, nguyên liệu này không chỉ giúp dưỡng ẩm mà còn có khả năng tiêu diệt tế bào nấm, kích thích mọc tóc, giảm tình trạng ngứa ngáy hiệu quả. 

Cách làm:

  • Bỏ bưởi mang cắt nhỏ, phơi khô rồi cho vào nồi đun sôi trong 10 phút với nước. 
  • Sau khi vớt vỏ bưởi ra, bạn pha thêm chút nước rồi mang gội đầu, vừa gội vừa massage nhẹ nhàng trong 3 phút. 
  • Gội kỹ lại với nước sạch và kiên trì áp dụng 2 – 3 lần/tuần để giảm tình trạng ngứa da đầu đóng vảy. 

Mẹo dùng dầu oliu trị da đầu ngứa và tróc vảy

Đây là nguyên liệu có chứa chất chống oxy hóa, có khả năng dưỡng ẩm, làm mềm tế bào biểu bì, ngăn tăng sinh quá mức lớp sừng tế bào, đồng thời giúp kháng viêm hiệu quả.

Cách làm:

  • Chuẩn bị 1 ít dầu oliu vào 1 chén nhỏ rồi làm ấm chúng lên. 
  • Tiếp đó thoa dầu oliu đã được làm ấm lên vùng da đầu bị ngứa, massage nhẹ nhàng trong vài phút để các dưỡng chất thẩm thấu vào da đầu.
  • Có thể ủ tóc qua đêm rồi gội lại vào sáng hôm sau, hoặc bạn có thể gội là ngay sau 1 tiếng. 
  • Kiên trì áp dụng cách điều trị da đầu ngứa và tróc vảy này trong vài tuần để cảm nhận hiệu quả. 
Mẹo dùng dầu oliu trị da đầu ngứa và tróc vảy khá đơn giản
Mẹo dùng dầu oliu trị da đầu ngứa và tróc vảy khá đơn giản

Dùng bồ kết trị ngứa da đầu

Do có chứa thành phần saponin nên bồ kết có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm tốt. Bạn có thể dùng bồ kết để cân bằng độ pH trên da đầu, ngừa nấm, vi khuẩn và hạn chế nguy cơ tái nhiễm bệnh. Song song với đó, bồ kết còn giúp hồi phục nang tóc, giúp tóc chắc khỏe, mềm mượt hơn. 

Cách làm:

  • Đem nướng 3- 4 quả bồ kết cho tới khi thấy mùi thơm.
  • Đập nhỏ rồi cho bồ kết vào nồi nước đun sôi khoảng 2 – 3 phút. 
  • Khi nước nguội, bạn dùng nước này gội đầu, cuối cùng gội lại với nước sạch là được. 
  • Áp dụng tuần 3 lần trong ít nhất 1 tháng để cảm nhận hiệu quả cải thiện cơn ngứa ngáy và vảy trắng bong tróc. 

Dùng thuốc Tây điều trị ngứa da đầu có vảy

Thuốc Tây trị ngứa da đầu có vảy sẽ được kê đơn bởi các bác sĩ chuyên khoa khi đã có kết quả chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Dựa theo từng loại bệnh cụ thể, bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân những thuốc sau:

  • Thuốc đặc trị da đầu bị ngứa, tróc vảy do nhiễm khuẩn: Nếu thấy da đầu có vảy trắng, tóc rụng nhiều, có nổi mụn nước, mẩn đỏ lan rộng thì bác sĩ sẽ khuyến nghị bạn nên dùng các dầu gội có chứa chất tiêu sừng như kẽm Pyrithion. Ngoài ra, còn có các chất viêm khác như Selenium sulfide, Ketoconazole, dùng gội đầu 2 – 3 lần/tuần. 
  • Thuốc chữa ngứa, bong tróc vảy trắng do viêm da tiết bã nhờn: Ở trường hợp này xử lý khá đơn giản, bạn có thể sử dụng kem bôi Desonide 0,05% hoặc dầu gội có chứa thành phần Ketoconazole, Corticoid, Selenium sulfide,…
  • Do bệnh vảy nến: Ngoài kem bôi có chứa steroid hoặc thuốc mỡ chứa acid, calcipotriol có khả năng tiêu sừng, loại bỏ bong tróc. Người bệnh nên dùng thêm kem dưỡng ẩm, dầu gội có chứa chất chống nấm, chống viêm như Ketoconazole, Selenium sulfide với tần suất 2 – 3 lần/tuần. 

Nếu tình trạng da đầu bị ngứa, xuất hiện vảy trắng không phải do bệnh lý mà là do nguyên nhân khác thì sẽ có biện pháp xử lý riêng. Chẳng hạn, nếu nguyên nhân là do thiếu chất, bạn sẽ được yêu cầu bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, kết hợp với dầu gội hỗ trợ cải thiện bệnh như Ketoconazole, Selenium sulfide với tần suất sử dụng 2 – 3 lần/tuần. 

Dùng dầu gội trị bệnh theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa
Dùng dầu gội trị bệnh theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa

Trường hợp là do sản phẩm chăm sóc tóc, bạn cần kiểm tra lại dầu gội, keo xịt tóc đang dùng để thay thế bằng sản phẩm phù hợp hơn. Mặt khác, nếu bệnh hình thành do thói quen vệ sinh da đầu kém, bệnh nhân cần chú ý gội đầu kỹ hơn. Lưu ý cần xả sạch tóc khi gội đầu, tránh để dầu gội, dầu sả còn bám trên tóc, da đầu. 

Lưu ý trong cách điều trị ngứa da đầu đóng vảy

Da đầu ngứa có vảy trắng phần lớn đều có liên quan tới các bệnh lý da liễu, việc chậm trễ trong điều trị có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Để hạn chế tối đa những rủi ro, đạt kết quả tối đa trong quá trình điều trị, mọi người cần nắm được một vài lưu ý sau đây:

  • Đầu tiên, mọi người cần tới bệnh viện thăm khám để biết chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa da đầu có vảy là gì. Đồng thời nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể về phương pháp điều trị. 
  • Chỉ nên gội đầu khoảng 3 lần/tuần, tránh gội đầu mỗi ngày vì điều này có thể khiến da đầu bị khô, làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý. Sau khi gội đầu xong, chú ý lau khô tóc, tránh để tóc ướt đi ngủ. 
  • Trường hợp phải dùng keo xịt tóc, keo vuốt tóc tốt nhất hãy gội sạch đầu, không nên để qua đêm. 
  • Không dùng những sản phẩm chăm sóc tóc có chứa hóa chất, thuốc tẩy hoặc rượu vì chúng có thể gây kích ứng, khô da đầu, tăng nguy cơ nhiễm bệnh. 
  • Tăng cường nguồn dưỡng chất dồi dào, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm, khoáng chất, vitamin. Mục đích là giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, phòng ngừa viêm nhiễm, tránh để bệnh có cơ hội lây lan, tiến triển nghiêm trọng hơn. 
Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học
Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học
  • Không dùng rượu bia, chất béo, đồ nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất kích thích,… hay những thực phẩm thiếu lành mạnh khác có khả năng khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn. 
  • Hạn chế việc nhuộm tóc, ép/uốn/duỗi tóc hay dùng hóa chất lên tóc.
  • Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng cá nhân như lược, gối, mũ đội đầu với người đang có vấn đề về da liễu, hay da đầu ngứa và tróc vảy.
  • Tránh đội mũ, nón quá thường xuyên, quá chật bởi việc này có thể khiến chân tóc bị bết dính, dễ gây bệnh nấm, viêm nhiễm da đầu. 

Da đầu ngứa có vảy là bệnh lý không khó chữa, chỉ cần bệnh nhân chủ động thăm khám và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời nâng cao ý thức chăm sóc, vệ sinh cơ thể khoa học, đúng cách sẽ giúp da đầu nhanh chóng hồi phục, tránh biến chứng. 

Array

Chia sẻ

Triệu chứng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top