Tiểu Không Tự Chủ Ở Nam Giới
Tiểu không tự chủ ở nam giới là triệu chứng của bệnh lý rối loạn tiểu tiện. Dù không quá nguy hiểm nhưng tình trạng này ảnh hưởng tới tâm lý và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Vậy, bệnh lý này là gì và cách điều trị hiệu quả như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về chủ đề này để bệnh nhân tham khảo.
Giải đáp tiểu không tự chủ ở nam giới là bệnh gì?
Tiểu không tự chủ ở nam giới hay còn được gọi là són tiểu, tiểu không có kiểm soát. Đây là hiện tượng nước tiểu bị rò rỉ và người bệnh khó để kiểm soát điều đó. Tình trạng này diễn ra từ từ, chảy từng giọt cho tới khi bàng quang trống rỗng.
Tuy nhiên, trên thực tế đây chỉ là biểu hiện của vấn đề về đường tiết niệu và chúng thường xảy ra ở nam giới, đặc biệt là ở tầm trung niên. Mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng tùy vào từng trường hợp, nhẹ là són tiểu, nặng hơn là tiểu không kiểm soát.
Trong y học hiện đại, tình trạng tiểu không tự chủ được chia thành ba loại, cụ thể như:
- Tiểu không tự chủ do gắng sức: Tình trạng nước tiểu bị rò rỉ khi hắt hơi, cười, ho, chạy nhảy, vận động…
- Són tiểu cấp kỳ: Bàng quang tăng hoạt, phát đi tín hiệu thôi thúc đi tiểu nhanh chóng và đột ngột khiến cơ thể không kiềm chế được, dẫn tới tình trạng són tiểu. Trong trường hợp bàng quang tăng hoạt quá mức, nam giới sẽ có biểu hiện đi tiểu cấp.
- Tiểu không kiểm soát do bàng quang vừa tăng hoạt vừa do gắng sức.
Nguyên nhân và các triệu chứng
Có rất nhiều nguyên nhân và triệu chứng của tình trạng tiểu không tự chủ của nam giới. Người bệnh cần nắm được nguyên nhân và nhận biết được các triệu chứng để có biện pháp điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh
Tiểu không tự chủ ở nam giới xuất hiện do lối sống sinh hoạt không khoa học hoặc là một số vấn đề về sức khỏe, cụ thể như:
- Tuyến tiền liệt: Nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt hoặc ung thư tuyến tiền liệt sẽ làm chặn đường đi của niệu đạo. Điều này khiến bàng quang hoạt động nhiều hơn để có thể bài tiết nước tiểu ra ngoài. Tình trạng này diễn ra nhiều khiến bàng quang dày hơn, yếu đi và quá trình làm rỗng bàng quang cũng khó khăn hơn. Thêm vào đó, các phương pháp điều trị bệnh như phẫu thuật và xạ trị cũng sẽ làm ảnh hưởng tới dây thần kinh kiểm soát ở bàng quang và dẫn tới tình trạng tiểu không kiểm soát.
- Tuổi tác: Cơ bàng quang sẽ yếu dần đi khi tuổi càng cao. Bởi vậy, tiểu són là hiện tượng thường gặp ở người cao tuổi.
- Ho mãn tính: Ho sẽ khiến áp lực lên sàn chậu và cơ bàng quang tăng lên. Khi các cơ yếu dần sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc giữ nước tiểu trong bàng quang.
- Phẫu thuật: Theo các chuyên gia, các phương pháp phẫu thuật tại ruột, lưng dưới, tuyến tiền liệt đều có thể gây ra tình trạng tiểu không tự chủ ở nam giới. Nguyên nhân là do quá trình thực hiện phẫu thuật, một số dây thần kinh đường tiết niệu bị tổn thương.
- Một số bệnh lý khác: Các bệnh lý có thể gây nên chứng tiểu không tự chủ như: Đa xơ cứng, đột quỵ, Parkinson, bệnh Alzheimer, đái tháo đường…
- Chứng béo phì và lười tập thể dục: Những đối tượng lười vận động hoặc không thường xuyên tập thể dục sẽ khiến trọng lượng cơ thể tăng lên. Bàng quang từ đó cũng chịu nhiều áp lực hơn và khiến phái nam đi tiểu nhiều hơn, không thể giữ nước tiểu ở bàng quang trong thời gian dài.
Các triệu chứng của bệnh
Các triệu chứng của bệnh lý này khá dễ nhận biết. Với những trường hợp nhẹ, người bệnh sẽ thấy xuất hiện tình trạng lượng nước tiểu nhỏ bị rò rỉ ra ngoài khi ho hoặc vận động nhiều. Với tình trạng nặng, lượng nước tiểu sẽ chảy ra nhiều hơn, điều này làm hạn chế những hoạt động của người bệnh và làm giảm chất lượng cuộc sống.
Bên cạnh đó, bệnh lý còn có một số biểu hiện khác như:
- Luôn có cảm giác buồn vệ sinh và khó kiềm chế lại được.
- Tần suất đi tiểu nhiều hơn người bình thường.
- Khi đi tiểu người bệnh thường có cảm giác đau rát rất khó chịu.
- Người bệnh có thể gặp tình trạng rò rỉ nước tiểu trong khi ngủ.
- Xuất hiện tình trạng tiểu đêm.
Tiểu không tự chủ ở nam giới nguy hiểm không?
Thực chất, bệnh lý này không quá nguy hiểm đối với người bệnh. Tuy nhiên, chúng ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tác động tới sức khỏe người bệnh.
- Tự ti trong công việc và cuộc sống: Chất lượng cuộc sống của người bệnh chắc chắn sẽ bị giảm nếu bệnh lý kéo dài. Ngoài ra, phái nam cũng luôn mang cảm giác tự ti khi tiếp xúc với mọi người, ảnh hưởng tới các mối quan hệ cũng như công việc hàng ngày.
- Ảnh hưởng đời sống tình dục: Các triệu chứng của bệnh lý này khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện khi sinh hoạt tình dục. Từ đó làm giảm ham muốn trong vấn đề “giường chiếu” với “bạn tình”.
- Rối loạn giấc ngủ: Việc tiểu đêm nhiều lần khiến người mắc bệnh mất ngủ và khó vào giấc hơn người bình thường.
- Nhiễm trùng đường tiểu: Việc đi tiểu không kiểm soát không được điều trị kịp thời sẽ làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường tiểu.
- Ảnh hưởng tới da: Tiểu không tự chủ ở nam giới có thể khiến người bệnh bị loét da, phát ban và nặng hơn là nhiễm trùng da. Nước tiểu chảy ra ngoài liên tục và không thể thường xuyên vệ sinh sạch sẽ dẫn tới tình trạng này.
Chẩn đoán bệnh tiểu không tự chủ ở nam giới
Trước khi đưa ra chẩn đoán bệnh, các bác sĩ chuyên môn sẽ tiến hành hỏi về tiểu sử của người bệnh, khám lâm sàng:
- Hỏi về tiểu sử bệnh: Người bệnh mô tả chi tiết về các dấu hiệu gặp phải từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng.
- Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ chuyên môn khuyên thực hiện khám lâm sàng vùng chậu để đánh giá tình trạng của cơ quan liên quan.
Ngoài ra, để chẩn đoán bệnh tiểu không tự chủ ở nam giới chính xác nhất, người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ:
- Phân tích nước tiểu: Việc này giúp tìm dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng, các vết máu hoặc một số vấn đề bất thường.
- Đo lượng nước tiểu dư lại sau khi tiểu: Người bệnh sẽ được tiến hành kiểm tra nước tiểu còn đọng lại trong bàng quang bằng việc sử dụng catheter hoặc siêu âm.
- Chụp bàng quang: Bác sĩ tiến hàng đưa thuốc cản quang bằng ống thông vào bàng quang và niệu đạo. Hình ảnh ghi nhận lại sẽ giúp bác sĩ đánh giá được những vấn đề đang gặp phải trong cơ quan này.
- Siêu âm vùng chậu: Thực hiện siêu âm sẽ kiểm tra đường niệu đạo, hệ sinh dục có những bất thường nào không.
Cách điều trị bệnh hiệu quả
Người bệnh cần có những phương pháp điều trị bệnh nhanh chóng và kịp thời, hạn chế nguy cơ bệnh chuyển biến nặng hơn. Có thể áp dụng những biện pháp sau đây để chữa tiểu không tự chủ ở nam giới:
Điều trị bằng phương pháp dân gian
Phương pháp dân gian thường mang lại hiệu quả điều trị chậm nhưng rất an toàn và lành tính. Biện pháp này phù hợp với những bệnh nhân bị bệnh ở giai đoạn đầu hoặc bệnh lý nhẹ.
- Bạch tật lê: Theo Đông y, bạch tật cư có tác dụng tăng trương lực cơ, co giãn bàng quang, từ đó giúp chứa đựng lượng nước tiểu nhiều hơn. Với bài thuốc này, người bệnh cần chuẩn bị 50gr bạch tật lê, sơ chế sạch sẽ rồi sắc lấy thuốc uống hàng ngày. Bài thuốc đòi hỏi phái nam phải kiên trì áp dụng sẽ thấy hiệu quả điều trị.
- Mề gà và đậu đỏ: Sự kết hợp giữa hai nguyên liệu có tác dụng điều trị tiểu đêm, tiểu không kiểm soát và hỗ trợ tích cực trong việc điều trị sỏi thận. Người dùng chuẩn bị 2 cái mề gà và đậu đỏ. Làm sạch mề gà, thái nhỏ rồi ninh cùng đậu đỏ cho tới khi nhừ thì nêm nếm gia vị cho vừa vặn. Có thể sử dụng món ăn hàng ngày để thấy được hiệu quả nhanh hơn.
- Kim tiền thảo và râu ngô: Đây là hai thảo dược có tác dụng giải độc, lợi tiểu và làm giảm tắc nghẽn niệu đạo. Người bệnh sử dụng 30gr râu ngô và 30gr kim tiền thảo, sơ chế sạch sẽ, để ráo nước, đun lấy nước và sử dụng thay nước lọc hàng ngày.
Điều trị bằng phương pháp Tây y
Các biện pháp điều trị bằng Tây y thường mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tùy thuộc vào từng thể trạng bệnh, bác sĩ sẽ có liệu trình và thuốc điều trị phù hợp, cụ thể như sau:
- Thuốc co thắt bàng quang: Thuốc có khả năng kiểm soát và làm giảm các triệu chứng khẩn cấp, ngăn ngừa tình trạng tiểu không tự chủ ở nam giới và giảm tần suất xảy ra hiện tượng đó.
- Thuốc mirabegron: Sử dụng thuốc có khả năng giãn cơ bàng quang, cho phép cơ quan này lưu trữ được lượng nước tiểu nhiều hơn.
- Tiêm onabotulinumtoxinA vào cơ bàng quang: Hoạt chất có khả năng ngăn chặn sự co thắt của các cơ bàng quang – một trong những nguyên nhân khiến nước tiểu bị rò rỉ. Theo các chuyên gia y tế, tác dụng của loại thuốc này thường kéo dài từ 3 đến 9 tháng, tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh.
Ngoài ra, trong những trường hợp bệnh chuyển biến nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân qua một số phương pháp: Tạo cơ vòng bàng quang nhân tạo, treo cổ bàng quang, phẫu thuật slings, TOT hay TVT.
Bị tiểu không tự chủ nam giới phải làm sao?
Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, người bệnh cần phải lưu ý về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày. Vậy, tiểu không tự chủ ở nam giới phải làm sao?
Thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt
Việc thay đổi thói quen sinh hoạt và xây dựng chế độ ăn uống khoa học là điều cần thiết đối với người bệnh mắc tiểu không tự chủ:
- Tăng cường nhóm thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, bổ sung trong chế độ ăn uống hoặc sử dụng các sản phẩm giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể.
- Người bệnh phải hạn chế tối đa sử dụng các loại chất kích thích. Việc dùng quá nhiều chất kích thích sẽ gây ảnh hưởng và tổn hại tới bàng quang, khiến tình trạng bệnh lý ngày càng trầm trọng hơn.
- Nạp đúng và đủ lượng nước vào cơ thể hàng ngày, không nên sử dụng quá 2 lít nước mỗi ngày và không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ.
- Rèn luyện thói quen đi vệ sinh đúng giờ, đảm bảo và chú ý về thời gian đi vệ sinh. Theo các chuyên gia, khoảng cách mỗi lần đi vệ sinh là 2-4 tiếng là hợp lý.
- Duy trì cân nặng hợp lý, không nên tăng cân quá nhanh và giảm cân đột ngột.
Rèn luyện thể thao
Ngoài việc thay đổi chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hàng ngày, người bệnh nên tạo cho mình thói quen rèn luyện thể thao: Tập yoga, đạp xe, đi bộ hoặc những bài tập nhẹ nhàng để cải thiện vấn đề đi tiểu không kiểm soát. Một số bài tập hỗ trợ cải thiện bệnh lý này như sau:
- Bài tập 1: Người bệnh ngồi trên sàn phẳng, tiến hàng gập đầu gối và bắt chéo chân. Giữ lưng thẳng và người nghiêng về phía trước, giữ nguyên tư thế trong khoảng 1 phút, sau đó dừng lại rồi tiếp tục lặp lại tư thế.
- Bài tập 2: Đặt tư thế ngồi trên sàn, gập đầu gối sao cho chạm hai lòng bàn chân vào nhau, nhẹ nhàng nhấc chân lên phía trên người. Đồng thời đặt hai tay dưới đầu gối và hít vào trong vài giây. Dùng lực ở tay để đẩy hai đầu gối xuống, giữ 5 giây rồi lặp lại tư thế.
- Bài tập 3: Hít vào, giữ chặt vùng dưới hông và bắt đầu thực hiện động tác co cơ sàn chậu. Giữ nguyên tư thế đó khoảng 5-6 giây rồi thả lỏng cơ thể và lặp lại động tác.
Cách phòng tránh bệnh tiểu không tự chủ ở nam giới
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh tiểu không tự chủ ở nam giới. Bởi vậy, để phòng tránh và ngăn ngừa bệnh lý có thể xảy ra, nam giới cần lưu ý và ghi nhớ những vấn đề sau đây:
- Tránh tình trạng tăng cân quá mức, nên duy trì cân nặng ở mức ổn định. Để làm được điều này, nam giới nên ăn uống điều độ, kết hợp vận động thể dục thể thao ít nhất 30-45 phút/ngày.
- Kiêng và hạn chế dùng các đồ uống có chất kích thích: caffeine, rượu, đồ uống có ga… Các chất này sẽ kích thích bàng quang tăng hoạt.
- Nam giới nên bỏ thói quen hút thuốc lá để phòng tránh bệnh lý.
- Cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống co giật… Những nhóm thuốc này có thể khiến bàng quang bị quá tải.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên, mặc áo quần rộng rãi, thỏa mái, có tính co giãn.
- Ngay khi có những biểu hiện của tiểu không tự chủ, người bệnh chủ động tới các cơ sở y tế để kiểm tra và có phương pháp điều trị kịp thời.
Thực chất, tiểu không tự chủ ở nam giới không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không có những phương pháp chữa trị kịp thời, bệnh lý này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nam giới nên thăm khám khi có biểu hiện bất thường và đảm bảo một lối sống khoa học để phòng tránh bệnh.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!