Đau Răng Khôn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Hiệu Quả
Đau răng khôn là vấn đề bất kỳ ai cũng sẽ gặp phải trong quá trình trưởng thành của mình, tùy từng người sẽ đến sớm hay muộn, mức độ đau nặng nhẹ khác nhau. Những cơn đau nhức răng không được báo trước và có thể kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần. Không chỉ gây khó chịu, đau răng có thể hình thành biến chứng gây nguy hại sức khỏe. Vì vậy để hiểu hơn về vấn đề này, mời bạn đọc những thông tin trong bài viết dưới đây.
Giải đáp chi tiết tại sao mọc răng khôn lại đau?
Răng khôn là hay chính là chiếc răng số 8, được mọc cuối cùng trên cung hàm, khi con người đã trưởng thành. Thời điểm mọc răng khôn của mỗi người là khác nhau, có người chỉ mất một vài ngày hoặc vài tuần, nhưng có người quá trình mọc răng lại kéo dài dai dẳng trong thời gian dài gây khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy tại sao răng khôn mọc lại đau? Đó là bởi một số những nguyên nhân như sau:
Nứt lợi, răng khôn nhú mầm
Nguyên nhân đầu tiên gây đau nhức chính là do việc mọc răng khôn. Khi bắt đầu có dấu hiệu mọc răng, lợi bị nứt ra, tạo điều kiện cho mầm răng được nhú lên. Giai đoạn này người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó khăn trong việc ăn uống, nhai cắn bình thường.
Đặc biệt phần lớn răng khôn mọc lên khi những chiếc răng khác đã mọc đầy đủ trên cung hàm vì thế không còn vị trí, khoảng trống để răng số 8 mọc lên. Điều này dẫn đến tình trạng răng số 8 xô đẩy những chiếc răng khác, nhằm tạo khoảng trống cho răng chính là nguyên nhân gây đau răng khôn. Chưa kể trong trường hợp răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm tình trạng răng khôn đau nhức còn nghiêm trọng hơn.
Viêm lợi trùm
Nguyên nhân tiếp theo khiến bị đau răng khôn chính là người bệnh mắc viêm lợi trùm. Thực chất đây là bệnh lý răng miệng rất thường gặp khi mọc răng khôn đau nhức. Phần lợi trùm lên trên chiếc răng khôn khiến chúng không mọc lên được, đâm ngang vào chiếc răng bên cạnh hoặc vào má, gây đau nhức. Ngoài ra, viêm lợi trùm còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh răng miệng khác khi vi khuẩn ở vùng lợi viêm nhiễm phát triển mạnh.
Đau răng khôn do sâu răng
Mọc răng khôn dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý sâu răng. Bởi khi mọc răng vô tình tạo khoảng trống giữa lợi và răng. Thêm vào đó, vị trí răng khôn ở trong cùng rất khó để vệ sinh sạch sẽ.
Thức ăn đi vào khoang miệng dễ bị kẹt lại tại đây, hình thành nên vi khuẩn và mảng bám, chúng nhanh chóng tấn công vào răng gây bệnh sâu răng. Với vị trí răng số 8 ở tận trong cùng, người bệnh sẽ khó để quan sát răng sâu, chỉ đến khi xuất hiện cơn đau buốt, khó chịu, đi thăm khám bác sĩ phát hiện bệnh lý đã tiến triển nặng.
Viêm nha chu
Viêm nha chu cũng là nguyên nhân khiến người bệnh đau khi mọc răng khôn. Viêm nha chu là tình trạng răng và vùng nướu, các tổ chức nha chu bị sưng viêm, nhiễm trùng gây đau đớn. Đây là bệnh lý nguy hiểm cần sớm được điều trị, để lâu có thể hình thành nên ổ áp xe, xâm lấn vào ngà răng và tủy răng. Lúc đó, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng răng lung lay, thậm chí là mất răng.
Dấu hiệu mọc răng khôn phổ biến nhất
Răng khôn mọc lên gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn có thể nhận biết chúng thông qua những dấu hiệu sau:
- Nướu sưng đỏ.
- Người bệnh bị sốt.
- Đau nhức.
- Người bệnh cảm giác ăn uống không ngon miệng, bị cộm khó chịu.
- Bị co cứng hàm.
- Hơi thở có mùi hôi khó ngửi.
Trường hợp người bệnh nhận thấy những triệu chứng cảnh báo nguy hiểm dưới đây cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị.
- Vị trí đau răng kéo dài trong nhiều ngày và trở nên nghiêm trọng hơn, không có hiểu hiện hết.
- Răng khôn bắt đầu nhú ra khỏi nướu, dùng lưỡi đẩy vào có thể cảm nhận được rõ ràng.
- Nướu răng khôn sưng tấy và có màu đỏ tươi.
- Cơn đau răng răng khôn, buốt, có thể thấy những hố đen như chấm nhỏ rồi lan rộng ra những vị trí xung quanh ở bên cạnh.
- Lợi bị sưng lên, khiến má cũng bị sưng, khi dùng lưỡi chạm vào lợi cảm nhận những túi dịch mủ.
- Răng bên cạnh có biểu hiện bị xô lệch hơn so với ban đầu dưới tác động của răng khôn mọc lên.
Hướng dẫn cách chữa đau răng khôn hiệu quả nhất
Đau răng khôn là vấn đề sức khỏe ai cũng có thể gặp, tuy nhiên, người bệnh không nên quá chủ quan, cần đến gặp bác sĩ thăm khám để có hướng dẫn điều trị tốt nhất. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hoặc hướng dẫn cách xử lý răng khôn tốt nhất để chúng mọc lên thuận lợi, nhưng trong nhiều trường hợp có thể cần sự can thiệp ngoại khoa – nhổ răng.
Dùng gel giảm đau mọc răng khôn
Không nên quá lạm dụng những loại thuốc giảm đau, chưa kể trong trường hợp mọc răng khôn, thuốc giảm đau cũng không có nhiều tác dụng, chúng chỉ làm mất cảm giác đau của người bệnh nhưng việc ăn uống vẫn khó khăn. Thay vào đó, người bệnh nên sử dụng những loại gel giảm đau an toàn, hiệu quả và ít tác dụng phụ hơn.
Người bệnh có thẻ tham khảo loại gel dạng bôi chứa hoạt chất benzocaine. Loại này có thể bôi trực tiếp lên chiếc răng khôn mọc gây sưng đau, thuốc có tác dụng gây tê lập tức và giảm nhanh cơn đau. Tuy nhiên, người bệnh chỉ dùng khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Chườm lạnh giảm đau răng
Chườm lạnh giảm đau răng khôn là phương pháp có thể áp dụng tại nhà để giảm đau hiệu quả trong thời gian đầu. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị một túi đá và áp vào má bị sưng đau, tác động nhiệt lạnh sẽ gây tê tạm thời, giảm nhanh cơn đau hiệu quả, mang lại cảm giác dễ chịu hơn. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng chườm trong 12 – 15 phút, nghỉ ngơi một lúc rồi mới thực hiện tiếp để tránh tình trạng bị bỏng lạnh.
Sử dụng thuốc Tây y
Trong trường hợp đau răng khôn kết hợp viêm lợi, nhiễm trùng nướu bác sĩ sẽ kê đơn thuốc Tây y cho bệnh nhân. Bên cạnh loại thuốc có thành phần giảm đau, bạn có thể dùng thêm thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm.
Những loại thuốc này có thể gây nên tác dụng phụ nếu không được sử dụng đúng cách, do đó, người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, người bị huyết áp cao, tim mạch,… có thể không được sử dụng.
Nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn chính là hình thức điều trị nha khoa cuối cùng được áp dụng khi những phương pháp trên đây không mang lại tác dụng. Ngoài ra, những đối tượng răng khôn bị mọc lệch, mọc ngầm cũng được khuyến cáo nên thực hiện nhổ.
Về cơ bản răng khôn không quá quan trọng vì chúng nằm sát trong cùng, hơn nữa thức ăn cũng không tới được vị trí này để nhai cắn. Việc tồn tại của răng khôn chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Cho nên việc nhổ răng khôn không quá ảnh hưởng tới hoạt động ăn nhai.
Tùy vào những chiếc răng khôn đã mọc, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện nhổ bao nhiêu cái cùng lúc. Tuy chỉ là tiểu phẫu, nhưng do răng khôn nằm gần sát các dây thần kinh nên khi nhổ cần đảm bảo các yếu tố như tay nghề và chuyên môn của bác sĩ.
Ngoài ra sau nhổ răng, người bệnh sẽ bị đau đớn và sưng tấy trong 2 – 4 ngày tới. Bạn cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết, lên chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng thật cẩn thận.
Thăm khám và nhổ răng khôn ở đâu uy tín nhất?
Hiện nay trên thị trường có nhiều đơn vị, phòng khám nha khoa, bệnh viện nhận dịch vụ thăm khám và nhổ răng khôn. Quan trọng là bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng, trình độ bác sĩ cao để đảm bảo an toàn, hiệu quả và không biến chứng.
Trung tâm Nha khoa điều trị Videntalcare: Đây là một trong những đơn vị nổi tiếng và uy tín nhất trên cả nước hiện nay. Tại đây có đầy đủ các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hệ thống trang thiết bị hiện đại và bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn nhổ răng một cách an toàn. Truy cập Videntalcare.com để tìm hiểu kỹ hơn.
Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương: Là bệnh viện tuyến Trung ương chuyên khoa răng hàm mặt lớn nhất tại Hà Nội và toàn miền Bắc. Bệnh viện chính là địa chỉ uy tín nhất dành cho người bệnh bị đau răng khôn. Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia giỏi, hệ thống trang thiết bị hiện đại đáp ứng mọi nhu cầu thăm khám của người dân. Địa chỉ bệnh viện tại số 40B đường Tràng Thi, phường Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chuyên khoa răng hàm mặt tại Bệnh viện Đà Nẵng: Nếu bạn đang sinh sống khu vực miền Trung và muốn thăm khám chuyên khoa răng hàm mặt có thể đến bệnh viện Đà Nẵng. Khoa răng hàm mặt ở viện rất nổi tiếng với chất lượng và dịch vụ tốt. Trình độ bác sĩ cao đảm bảo đem lại hiệu quả thăm khám cũng như điều trị an toàn nhất. Địa chỉ tại số 124 đường Hải Phòng, phường Thạch Thang, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
Bệnh viện răng hàm mặt Cần Thơ: Đây cũng là địa chỉ được nhiều bệnh nhân và khách hàng đánh giá cao. Bệnh viện đa khoa hạng I có chất lượng tốt, hệ thống phòng ốc khang trang hiện đại, sạch sẽ, luôn được vô trùng. Đồng thời máy móc trang bị tân tiến đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Địa chỉ tại số 39 đường phường Nguyễn Trãi, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Lưu ý trong quá trình mọc răng khôn bị đau
Trong quá trình mọc răng khôn, người bệnh cần ghi nhớ một số những điều sau:
- Luôn tuân thủ hướng dẫn điều trị bác sĩ đã yêu cầu.
- Tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ngày 2 – 3 lần sau các bữa ăn chính. Bạn nên kết hợp với nước súc miệng chuyên dụng và chỉ nha khoa để tăng hiệu quả.
- Không dùng những loại thực phẩm cứng trong thời gian mọc răng khôn. Thay vào đó bạn nên ăn những loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh,…
- Không sử dụng rượu bia, cà phê, đồ nướng ngọt, đồ ăn lạnh, cay nóng trong giai đoạn mọc răng khôn.
- Thăm khám nha sĩ càng sớm càng tốt để có phương án điều trị tốt nhất, tránh biến chứng về sau.
Trên đây là một số thông tin về đau răng khôn, nguyên nhân, triệu chứng bệnh. Hy vọng những kiến thức này đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh cũng như sớm đi thăm khám để có hướng điều trị tốt nhất.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!