Sâu Răng Hàm Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị Tận Gốc

Sâu răng hàm là căn bệnh thường gặp với nhiều triệu chứng như đau nhức, khó chịu, . Nếu để lâu ngày mà không điều trị thì sẽ ảnh hưởng đến tủy và các răng gần kề. Do vậy, nhận biết bệnh từ sớm và điều trị kịp thời là điều mà bệnh nhân cần làm khi mắc phải tình trạng này. 

Sâu răng hàm là gì?

Răng hàm là nhóm răng đóng vai trò ăn nhai và nghiền nát thức ăn. Răng nằm ở trong cùng nên rất khó khăn trong việc đánh răng, vệ sinh răng miệng. Chính vì thế, răng hàm thường dễ bị sâu do thức ăn ứ đọng lại nhiều trong kẽ răng.

Sâu răng hàm là một bệnh lý nha khoa tương đối phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đây là tình trạng tổn thương trên bề mặt răng do vi khuẩn hoạt động tấn công mô cứng của răng. Cho dù sâu răng hàm trên trong cùng hay hàm dưới thì cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng và cần điều trị sớm.

Sâu răng hàm là bệnh lý khá phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải
Sâu răng hàm là bệnh lý khá phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải

Sâu răng hàm có thể xảy ra ở người lớn và trẻ nhỏ. Theo đó, các nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất bao gồm:

  • Người cao tuổi mắc bệnh tụt nướu.
  • Người hay tiếp xúc với những người bị sâu răng qua các hoạt động hàng ngày như ăn chung bát, đũa, uống chung ly nước…
  • Người có thói quen ăn uống không khoa học và vệ sinh răng miệng không đúng cách.
  • Người có hàm răng yếu bẩm sinh, cấu trúc răng dễ vỡ. 

Triệu chứng của bệnh

Sâu răng hàm cũng có các triệu chứng tương tự như sâu răng cửa hoặc các răng ở vị trí khác. Cụ thể các biểu hiện của bệnh lý này như sau:

  • Đau nhức răng: Khi nhai thức ăn, bạn sẽ có cảm giác đau nhức nhiều. Có nhiều trường hợp đau thành từng cơn dù không ăn uống gì. Khi ở giai đoạn đầu, bạn sẽ cảm thấy đau nhức nhẹ tại vị trí của răng. Theo thời gian, bệnh tiến triển nặng phá hủy tủy răng, người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ, đau buốt, nhất là vào ban đêm.
  • Răng ố vàng, nâu đen: Lỗ sâu răng ngày càng lớn sẽ phá hủy cấu trúc canxi của răng và khiến răng dần chuyển thành màu vàng hoặc nâu đen. Những đốm nâu đen này từ từ lan rộng ra toàn bộ răng.
  • Răng nhạy cảm: Khi bị sâu răng trong cùng, bạn sẽ cảm thấy tê răng, buốt răng và răng nhạy cảm hơn khi ăn các đồ ăn chua, nóng, lạnh. Khi răng sâu vào tủy, bạn sẽ đối mặt với những cơn buốt răng dữ dội.
  • Răng vỡ vụn: Ở giai đoạn nặng của sâu răng, đặc biệt là sâu răng nhai trong cùng, răng sẽ bị vỡ vụn thành từng mảng nhỏ trong quá trình ăn uống.
  • Hôi miệng: Tình trạng hôi miệng là một trong các triệu chứng của bệnh sâu răng hàm. Lúc này, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ và phản ứng axit tại chỗ gây ra khí có mùi hôi khó chịu. 

Nguyên nhân gây sâu răng hàm

Sâu răng hàm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có các nguyên nhân chính gây nên tình trạng này và các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là một số nguyên do chính gây ra bệnh sâu răng hàm:

Chế độ ăn uống

Thói quen ăn uống không khoa học là nguyên nhân chính gây nên bệnh sâu răng hàm, sâu ở khe răng. Cụ thể bạn ăn quá nhiều đồ ăn ngọt, các thực phẩm giàu đường, giàu chất béo hoặc đồ uống có gas… Các mảnh vụn thức ăn sẽ vướng lại trên răng khiến vi khuẩn phát triển và gây hại cho men răng. Từ đó gây nên tình trạng sâu răng, đặc biệt là sâu răng hàm dưới trong cùng. 

Nguyên nhân gây bệnh phổ biến là do ăn uống bừa bãi, ăn đồ ngọt quá nhiều
Nguyên nhân gây bệnh phổ biến là do ăn uống bừa bãi, ăn đồ ngọt quá nhiều

Thói quen ăn vặt thường xuyên cũng dễ gây ra tình trạng sâu răng hàm ở người lớn và cả trẻ nhỏ. Các thành phần trong thực phẩm sẽ bám nhiều trên bề mặt răng và bào mòn các mô cứng.

Vệ sinh răng miệng không kỹ, không đúng cách

Như đã nói, răng hàm nằm ở trong cùng nên có vị trí rất khó để vệ sinh. Nếu không chải răng cẩn thận, kỹ càng thì các mảng bám trên răng hàm không thể loại bỏ được. Theo thời gian, mảng bám và vi khuẩn sẽ tấn công vào răng và gây ra tình trạng sâu răng, viêm nhiễm.

Không cung cấp đủ nước cho cơ thể

Không cung cấp nước đủ cho cơ thể hàng ngày là nguyên nhân gây sâu răng hàm mà không phải ai cũng biết. Khi uống quá ít nước, miệng sẽ dễ bị khô. Lúc này, lượng nước bọt trong khoang miệng không đủ tiết ra, khiến cơ chế tự làm sạch thức ăn thừa ở các răng trong cùng không đạt hiệu quả cao. Từ đó các mảng bám sẽ tích tụ trong răng, lâu ngày gây viêm nhiễm, sâu răng.

Sâu răng hàm gây nguy hiểm như thế nào?

Sâu răng hàm có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho người bệnh nếu không điều trị sớm. Do vậy, các chuyên gia khuyên rằng ngay khi có triệu chứng, bạn nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị triệt để. Bởi răng hàm sâu có thể gây ra các biến chứng như:

  • Ảnh hưởng chức năng ăn nhai: Răng hàm có vai trò nghiền nát thức ăn và giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Do vậy khi bị sâu, chức năng ăn nhai bị hạn chế và khiến người bệnh ăn uống mất ngon, quá trình tiêu hóa cũng khó khăn hơn.
  • Đau nhức dai dẳng: Khi sâu răng lan đến tủy, bạn sẽ bị các cơn đau nhức hành hạ. Nếu không điều trị sớm thì sâu răng sẽ gây ra tình trạng viêm tủy. Lúc này, người bệnh sẽ bị đau răng dữ dội, đau nhức đầu, sâu răng kèm theo nổi hạch, sưng cổ, không thể nhai nuốt thức ăn như bình thường. Kéo theo đó là tình trạng mệt mỏi, suy nhược, khó tập trung vào công việc.
  • Mất thẩm mỹ: Sâu răng hàm khiến răng bị nâu đen và gây hôi miệng. Ở các trường hợp nặng, răng hàm bị vỡ, chỉ còn chân răng khiến khuôn mặt người bệnh bị hóp, lệch đi. Bệnh nhân sẽ cảm thấy kém tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
Sâu răng hàm lâu ngày không điều trị có thể gây ra viêm tủy và đau nhức dai dẳng
Sâu răng hàm lâu ngày không điều trị có thể gây ra viêm tủy và đau nhức dai dẳng

Phương pháp điều trị sâu răng hàm

Sâu răng hàm có thể được điều trị bằng Tây y hoặc các cây thuốc dân gian tại nhà. Tùy thuộc vào tình trạng nặng nhẹ mà bạn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. 

Điều trị bằng Tây y

Khi bị sâu răng hàm, người bệnh nên đến nha khoa để được thăm khám và điều trị bệnh triệt để. Hiện nay có rất nhiều cách chữa bệnh và phục hồi răng hàm bị sâu tùy vào tình trạng bệnh nặng nhẹ.

  • Trám răng

Đối với tình trạng răng hàm sâu nhẹ, mới hình thành lỗ đen trên răng và chưa ảnh hưởng đến răng khác, bác sĩ sẽ chỉ định trám răng bị sâu. Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám chuyên dụng để tạo hình miếng trám và đắp lên mô răng bị sâu. Trước đó, bác sĩ sẽ nạo bỏ phần răng bị sâu, viêm nhiễm.

Vật liệu trám thường được sử dụng phổ biến nhất là Composite. Vì chất này có màu sắc tự nhiên giống răng thật, có độ chịu lực cao và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Miếng trám răng có thể duy trì từ 3 – 5 năm mà không bị bong tróc.

  • Bọc răng sứ

Khi răng hàm bị sâu ăn vào tủy, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều trị tủy và bọc răng sứ. Đây là phương pháp tốt nhất để cải thiện tình trạng này. Phần tủy răng tổn thương sẽ được bác sĩ lấy ra để đảm bảo không lây lan sang toàn bộ tủy răng. Ống tủy răng sẽ được vệ sinh sạch trước khi trám lại.

Tây y có nhiều phương pháp điều trị sâu răng hàm dứt điểm, tận gốc
Tây y có nhiều phương pháp điều trị sâu răng hàm dứt điểm, tận gốc

Sau khi điều trị tủy, bác sĩ sẽ bọc răng sứ để bảo vệ răng không bị vi khuẩn tấn công và đảm bảo chức năng ăn nhai. Hiện nay, có nhiều chất liệu bọc răng sứ như bọc răng Cercon, bọc răng Emax, bọc răng Titan… Các loại răng sứ có tính thẩm mỹ cao, màu sắc và độ chịu lực tương tự như răng thật.

  • Nhổ răng và trồng răng mới

Nếu răng sâu quá nặng và không bảo tồn được răng thật thì nhổ răng là biện pháp chữa trị tốt nhất. Răng bị chết tủy, gây tổn thương cho răng lân cận và gây ra một số bệnh lý răng miệng khác thì sẽ được bác sĩ yêu cầu nhổ răng.

Nhổ răng không còn gây chảy máu, đau nhức như trước kia nữa. Với máy móc hiện đại, kỹ thuật nhổ răng được thực hiện tương đối dễ dàng, an toàn nên bệnh nhân không cần lo lắng. Sau khi nhổ, bạn có thể trồng răng mới tại vị trí đó. Trồng răng để đảm bảo độ chắc chắn và chức năng ăn nhai cho cả hàm. 

Mẹo dân gian chữa sâu răng hàm

Khi bị sâu răng hàm nhẹ, mới bị, bạn có thể cải thiện tình trạng sâu nhức răng bằng các mẹo dân gian tại nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp răng sâu quá nặng thì tốt nhất người bệnh nên đến nha khoa thăm khám. 

  • Trà xanh: Trà xanh chứa hoạt chất EGCG có tính kháng khuẩn cao và ngăn chặn sự phát triển của răng sâu. Sử dụng lá trà xanh súc miệng hàng ngày có thể làm lành áp xe răng, giảm viêm nướu và ngừa sâu răng rất tốt. Bạn chỉ cần nấu một vài lá trà xanh với nước sôi rồi để nguội. Lấy nước này súc miệng từ 3 – 5 phút hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng sâu răng hàm. 
  • Bột nghệ: Nghệ có hoạt chất curcumin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nên được sử dụng để điều trị sâu răng. Bột nghệ khá an toàn, lành tính và giúp giảm các cơn đau nhức răng rõ rệt. Bạn lấy ít bột nghệ hòa với nước ấm thành hỗn hợp sệt rồi đắp lên răng sâu. Sau đó súc miệng lại với nước để giảm tình trạng sâu răng. 
  • Hoa cúc vàng: Hoa cúc có chứa hoạt chất selen có khả năng khử gốc tự do, chống lão hóa. Dược liệu này còn có tác dụng kháng vi khuẩn, kháng viêm, giảm sâu răng rất tốt. Bạn lấy 5 hoa cúc vàng, lấy hết cánh rửa sạch, ngâm với 0,5 lít rượu trong 1 tuần. Bạn lấy dung dịch này súc miệng liên tục để cải thiện tình trạng sâu răng.
Người bệnh có thể dùng bột nghệ chữa sâu răng tại nhà khi ở mức độ nhẹ
Người bệnh có thể dùng bột nghệ chữa sâu răng tại nhà với mức độ nhẹ, mới bị

Cách phòng ngừa và lưu ý sau điều trị

Bệnh sâu răng hàm rất dễ mắc phải và dễ tái phát sau thời gian điều trị bệnh. Do vậy, bạn cần lưu ý chăm sóc răng miệng đúng cách để phòng ngừa bệnh tái phát. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý để phòng tránh bệnh sâu răng hàm:

Chế độ ăn uống phù hợp

Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để có hàm răng chắc khỏe. Theo đó, bạn cần hạn chế ăn bánh kẹo, ăn đồ ngọt hoặc thường xuyên ăn vặt vào buổi tối. Bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho răng miệng như hải sản, trứng, sữa… Người bệnh không được ăn các loại thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc đồ ăn cứng, dai.

Vệ sinh răng miệng hàng ngày

Vệ sinh răng miệng mỗi ngày là cách phòng ngừa các bệnh sâu răng, viêm nướu tốt nhất. Bạn cần đánh răng đúng cách mỗi ngày 2 lần để giữ răng miệng luôn sạch sẽ, hạn chế mắc phải tình trạng sâu răng.

Vệ sinh răng miệng hàng ngày để phòng ngừa tình trạng sâu răng
Vệ sinh răng miệng hàng ngày để phòng ngừa tình trạng sâu răng

Bên cạnh đó, người bệnh nên sử dụng nước súc miệng, nước muối để loại bỏ hết các mảng bám ở kẽ răng mà đánh răng thông thường không lấy hết được. Sau khi ăn, bạn dùng chỉ nha khoa để lấy hết thức ăn thừa trong kẽ răng

Thăm khám nha khoa định kỳ

Người bệnh cần đến nha khoa thăm khám bệnh định kỳ 2 lần/năm. Bác sĩ sẽ thăm khám và điều trị kịp thời các bệnh lý về răng miệng. Cùng với đó, bạn nên đi lấy cao răng mỗi 3 tháng hoặc 6 tháng để làm sạch răng miệng. Vì cao răng bám nhiều là nguyên nhân gây ra các bệnh lý răng khó điều trị. 

Sâu răng hàm chữa ở đâu?

Sâu răng hàm điều trị ở đâu tận gốc, triệt để là thắc mắc của nhiều người bệnh. Bạn cần lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng để thăm khám. Dưới đây là một số địa chỉ nha khoa tốt nhất mà bạn có thể lựa chọn:

Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM là một bệnh viện lớn và uy tín. Chuyên khoa Răng Hàm Mặt tại bệnh viện chuyên thăm khám, điều trị các bệnh lý răng miệng như sâu răng hàm, viêm tủy, viêm nướu răng và các dịch vụ thẩm mỹ nha khoa. Các bác sĩ tại bệnh viện là những giảng viên hàng đầu tại các trường Đại học lớn trong cả nước.

Bệnh viện đầu tư trang thiết bị hiện đại như máy X quang, máy siêu âm răng, phòng Lab để làm răng sứ… Người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám tận tình và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà. Địa chỉ bệnh viện ở số 215 Hồng bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM.

Nha khoa Việt Pháp

Nha khoa Việt Pháp sở hữu nhiều phương pháp, công nghệ hiện đại điều trị bệnh sâu răng hàm từ mức độ nhẹ đến nặng. Trung tâm thường xuyên cập nhật các thiết bị máy móc mới để thăm khám và phục hình răng miệng. 

Khi đến đây thăm khám, bệnh nhân sẽ được thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa, điều trị bệnh sâu răng tận gốc. Chi phí thăm khám và điều trị bệnh tại nha khoa Việt Pháp cũng rất hợp lý và được công khai minh bạch. Địa chỉ nha khoa ở 459 Lê Duẩn và 146 Hàm Nghi, TP Đà Nẵng. 

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ cho bạn đọc sâu răng hàm là gì, nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này. Sâu răng là bệnh lý khá phổ biến nhưng bạn không được chủ quan, đặc biệt là răng hàm. Bạn cần thăm khám sớm, chữa bệnh triệt để, tránh ảnh hưởng tới tủy và các răng lân cận. 

Array

Chia sẻ

Cập nhật bảng giá niềng răng mới và chi tiết nhất

Cập Nhật Bảng Giá Niềng Răng Mới Và Chi Tiết Nhất Hiện Nay

Giá niềng răng hiện nay bao nhiêu là câu hỏi mà khách hàng thắc mắc khi có ý định chỉnh...
Nguyễn Du là nha khoa tại quận Hoàn Kiếm được nhiều người lựa chọn

TOP 9 nha khoa quận Hoàn Kiếm – Hà Nội có chất lượng tốt nhất

Hiện nay, ngành y học đang có sự phát triển rất lớn. Số lượng nha khoa ra đời ngày càng...
Chi phí niềng răng hô hàm

Giải đáp thắc mắc chi phí niềng răng hô hàm bao nhiêu tiền?

Chi phí niềng răng hô hàm hết bao nhiêu là mối quan tâm của rất nhiều người. Đặc biệt là...
Răng bé bị ố vàng

Răng Bé Bị Ố Vàng: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Chữa Triệt Để

Răng bé bị ố vàng là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở cả răng sữa và răng...
Cấy ghép Implant được coi là giải pháp tối ưu nhất hiện nay

Trồng Răng Hàm Nên Chọn Phương Pháp Nào? Quy Trình Và Chi Phí

Răng hàm bị mất, hoặc sâu nặng không thể bảo tồn sẽ gây khó khăn trong việc ăn nhai. Để...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top