Trồng Răng Số 7 Mất Bao Nhiêu Tiền, Nên Chọn Phương Pháp Nào?
Răng số 7 có vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn. Khi chiếc răng này bị mất đi sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong việc ăn nhai, hệ tiêu hóa và dạ dày từ đó cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Lúc này, trồng răng số 7 là giải pháp giúp bạn loại bỏ những nguy cơ và đảm bảo tính thẩm mỹ. Nhưng chi phí thực hiện có đắt không và nên chọn phương pháp nào để an toàn, hiệu quả?
Răng số 7 là gì? Đặc điểm và nhiệm vụ răng số 7
Răng số 7 có vị trí nằm ở phía trong cùng của cung hàm. Nó có vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn để quá trình tiêu hóa diễn ra đạt hiệu quả. Khi răng số 7 bị tổn thương hoặc mất đi sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe răng miệng tổng thể và khả năng ăn nhai.
Cũng giống như những chiếc răng cối khác, răng số 7 sẽ có một có một số đặc điểm cơ bản sau đây:
- Kích thước răng lớn, phía trên bề mặt răng rộng chia ra làm nhiều múi nhỏ. Nhờ vào việc sở hữu hình dạng này mà răng số 7 có lực nghiền nát thức ăn rất lớn.
- Răng số 7 hàm trên có 3 chân răng và hàm dưới có 2 chân răng.
- Phía bên trong răng sẽ có 3 ống tuỷ, một vài trường hợp số lượng ống tủy răng có thể nhiều hơn.
- Chiếc răng này có đặc điểm, chỉ mọc một lần duy nhất khi chúng ta ở độ tuổi từ 12 đến 13 tuổi. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khi răng bị mất đi sẽ không thể mọc lại, bạn chỉ có cách trồng răng giả để thay thế.
Nhổ răng số 7 có phải trồng lại không? Lợi ích trồng răng
Răng số 7 thuộc nhóm răng hàm lớn, nó thường nằm tại vị trí khuất ở bên trong của khung hàm. Số lượng răng loại này có khoảng 7 chiếc, diện tích to và rộng, hình dáng cũng khá phức tạp. Trong trường hợp nhổ răng số 7 nhất định cần phải thực hiện trồng lại trong thời gian sớm nhất.
Xương hàm ở vị trí răng bị mất nếu để quá lâu sẽ không có lực tác động gây ra hiện tượng tiêu biến. Khi đó má sẽ bị hóp lại, vùng da ở xung quanh miệng cũng bị chảy xệ và xuất hiện các nếp nhăn làm gương mặt trở nên vô trùng xấu xí.
Nhiều người vì chần chừ không trồng lại răng số 7 mà gặp phải tình trạng răng xung quanh bị ảnh hưởng làm cho khớp cắn lệch. Khi đó bạn sẽ xuất hiện các cơn đau nhức như đau đầu, đau cơ hàm, mỏi vai gáy… khiến sức khỏe suy yếu nghiêm trọng.
Với những phân tích trên, việc trồng răng hàm số 7 là rất cần thiết. Cụ thể những lợi ích của việc trồng răng số 7 như sau:
Đảm bảo tính thẩm mỹ
Tuy rằng răng số 7 thường mọc ở phía sâu bên trong hàm, khó nhận ra hơn so với răng cửa. Nhưng tình trạng mất răng cũng tạo ra những ảnh hưởng xấu ảnh hưởng tới vẻ ngoài như tạo khoảng trống trên khung hàm, nếu không trồng răng kịp thời sẽ dẫn tới xương hàm tiêu biến, lúc này 2 má sẽ hóp lại vì không có răng nâng đỡ, trông bạn sẽ già hơn nhiều so với tuổi thật.
Duy trì sự hài hòa trên gương mặt
Răng số 7 bị mất tạo ra khoảng trống rõ rệt khiến cho những răng xung quanh có xu hướng đổ xô vào vị trí bị trống. Điều này làm cho răng bị xô lệch khỏi vị trí cũ và dẫn tới mất thẩm mỹ. Chức năng của răng hàm của thể hiện ở việc duy trì chiều dài của gương mặt, mất răng làm cho gương mặt bị lệch đi. Do đó, trồng răng hàm số 7 sẽ giúp bạn ngăn chặn các hệ luỵ có thể xảy ra.
Giúp việc ăn nhai diễn ra thuận lợi
Ngoài đảm bảo tính thẩm mỹ, răng số 7 còn có vai trò quan trọng trong việc ăn nhai. Nó sẽ giúp thức ăn được nghiền nhỏ để dạ dạ hấp thụ tốt hơn. Nhờ đó hệ tiêu hoá sẽ hoạt động trơn tru, hiệu quả. Khi trồng răng sớm sẽ ngăn chặn được các bệnh lý liên quan tới đường tiêu hoá như trào ngược dạ dày, đau dạ dày…
3 phương pháp trồng răng hàm số 7 được đánh giá cao
Hiện tại, trồng răng số 7 hàm trên đang có 3 phương pháp thực hiện sau đây:
Phục hình bằng phương pháp hàm giả tháo lắp
Đây là phương pháp trồng răng truyền thống đã xuất hiện từ khá lâu mà nhiều người lớn tuổi hoặc không đủ điều kiện cấy ghép Implant lựa chọn. Bác sĩ thường chỉ định phương pháp này trong trường hợp bị mất nhiều răng hoặc toàn hàm. Kỹ thuật này cho phép người dùng có thể tự tháo lắp ngay tại nhà mà không cần tới gặp bác sĩ. Hiện đang có 4 nền hàm trên các chất liệu như nhựa cứng, nhựa mềm, kim loại titan và kim loại thường.
Ưu điểm: Hàm giả tháo lắp thường có chi phí rẻ, chất liệu dễ kiếm và cũng không quá cao cấp. Với những người không có điều kiện kinh tế để cấy ghép Implant hoặc trồng răng sứ thì đây là giải pháp thích hợp hơn cả. Quá trình thực hiện không cần phải mài răng, phẫu thuật nên vẫn giữ được răng thật, không làm ảnh hưởng đến lợi hoặc nướu. Quá trình vệ sinh hàm giả cũng khá đơn giản.
Nhược điểm: Trong quá trình ăn nhai bạn sẽ thấy hàm giả tháo lắp không có sự chắc chắn điều đó dẫn tới việc ăn uống cảm thấy khó chịu, không ngon miệng. Mỗi ngày đều phải vệ sinh hàm giả kỹ lưỡng, sạch sẽ nếu không sẽ gây ra hôi miệng. Ngoài ra, phần móc giữ răng bằng khung kim loại có thể bị lộ ra ngoài khá mất thẩm mỹ, tuổi thọ của hàm chỉ được từ 3 đến 5 năm.
Trồng răng hàm bằng cách làm cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháp đòi hỏi răng kế cận phải thật sự khỏe mạnh. Ngoài ra, bệnh nhân cũng phải có thể chất tốt, không mắc bệnh liên quan tới răng miệng. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ phải mài răng thật để làm trụ đỡ giúp cho răng giả số 7 được cố định và chắc chắn hơn.
Ưu điểm: Về tính thẩm mỹ của cầu răng sứ thường cao hơn so với hàm giả tháo lắp. Ngoài ra, độ bền của răng sứ cũng khá lâu và được gắn chặt ở trên hàm. Do đó, quá trình ăn nhai diễn ra khá thuận lợi như hệt như răng thật.
Nhược điểm: Trừ răng bị mất, những răng còn lại phải thật sự khỏe mạnh mới có thể áp dụng phương pháp này. Quá trình thực hiện sẽ phải mài răng và sau vài năm sử dụng cầu răng sứ có nguy cơ bị co lại. Các bác sĩ cũng khuyến nghị, với những người bị mất răng số 7 thì không nên làm cầu răng sứ vì việc tận dụng 2 răng hàm làm trụ đỡ sẽ khiến hàm răng trở nên mất cân đối, lực nhai sẽ bị suy giảm.
Cấy ghép Implant – Giải pháp cho người mất răng số 7
Cấy ghép Implant đang là giải pháp trồng răng giả vĩnh viễn hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay. Các chuyên gia cũng đánh giá phương pháp này toàn diện nhất với người mất răng số 7 có thể khắc phục các nhược điểm còn tồn tại của 2 phương pháp trên. Các trường hợp răng xấu, sứt mẻ, mất răng đều có thể thực hiện được.
Ưu điểm: Trồng răng Implant thường cho khả năng ăn nhai tốt nhất, đáp ứng tính thẩm mỹ. Tuổi thọ của răng sứ Implant thường cao hơn từ 15 – 20 năm hoặc thậm chí cả đời. Quá trình thực hiện không phải mài răng, xương hàm không bị tiêu biến theo thời gian.
Nhược điểm: Do là giải pháp tối ưu nhất nên mức giá hiện nay cũng khá cao. Ngoài ra, thời gian điều trị thường kéo dài từ 1 đến 3 tháng tuỳ thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân.
Giải đáp trồng răng số 7 mất bao nhiêu tiền?
Thực tế, trồng răng số 7 mất bao nhiêu tiền sẽ tùy thuộc vào phương pháp mà bạn lựa chọn thực hiện. Sau đây sẽ là bảng giá của 3 phương pháp trồng răng mà bạn có thể xem qua:
- Răng giả tháo lắp: Chi phí của loại này thường có giá rẻ nhất hiện nay, dao động từ 2 triệu đồng đến 10 triệu đồng/hàm.
- Cầu răng sứ: Giá thực hiện sẽ được tính thông qua số lượng răng sứ cần lắp và chất liệu cầu răng, loại răng sứ sử dụng. Bên cạnh đó, tuỳ vào tình trạng mất răng hoặc bệnh lý về răng miệng mà giá cũng có thể thay đổi. Mức giá tham khảo cho phương pháp này khoảng 9 triệu đồng – 15 triệu đồng/cầu răng sứ.
- Cấy ghép Implant: Chi phí cấy ghép Implant thường phụ thuộc vào chất liệu mão răng sứ, trụ Implant và cơ sở nha khoa bạn lựa chọn. Giá tại mỗi nơi cũng có sự thay đổi tuỳ vào mức độ uy tín, đội ngũ bác sĩ, cơ sở vật chất. Thông thường 1 răng Implant có giá dao động từ 15 triệu đồng đến 45 triệu đồng.
Quy trình thực hiện trồng răng số 7 chi tiết
Tuỳ vào từng phương pháp mà quy trình thực hiện sẽ có sự thay đổi. Tuy nhiên quy chuẩn chung từ Bộ Y tế cũng đã quy định như sau:
- Bước 1: Bệnh nhân tới nha khoa để bác sĩ thực hiện thăm khám tổng thể tình trạng răng, kết hợp chụp X-quang để đánh giá cung hàm. Qua đó sẽ đưa ra phương pháp trồng răng phù hợp với tình trạng của bệnh nhân. Nếu bạn bị sâu răng hay viêm tủy răng có hồi phục,… sẽ cần điều trị trước khi trồng răng.
- Bước 2: 2 bên thống nhất phương án thực hiện phù hợp với điều kiện kinh tế và nhu cầu của khách hàng. Bác sĩ sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan cho bệnh nhân nắm rõ liên quan tới thời gian thực hiện, hiệu quả và chi phí.
- Bước 3: Bác sĩ vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân sạch sẽ trước khi trồng răng. Nếu thực hiện trồng Implant hoặc bọc răng sứ bệnh nhân sẽ được lấy dấu hàm gửi về Labo để chế tác răng sứ phù hợp.
- Bước 4: Bác sĩ thực hiện trồng răng số 7 theo phương pháp thống nhất trước đó. Quá trình trồng răng đáp ứng theo đúng tiêu chuẩn trong phòng vô trùng, kết hợp trang thiết bị hiện đại.
- Bước 5: Hoàn thiện quá trình trồng răng cho bệnh nhân. Sau đó tư vấn cách vệ sinh, chăm sóc răng chi tiết và hẹn lịch tái khám sau đó.
Tìm địa chỉ trồng răng số 7 ở đâu chất lượng?
Nhu cầu trồng răng hàm đang có xu hướng tăng cao, vì thế các cơ sở nha khoa ra đời ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu của người dân. Nhưng trong quá trình tìm hiểu bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín, sở hữu đội ngũ bác sĩ có tay nghề, cơ sở vật chất được đầu tư và đặc biệt phải có giấy phép hoạt động do Bộ Y tế cấp. Tuyệt đối không lựa chọn những địa chỉ nha khoa có giá rẻ, cơ sở vật chất tồi tài vì có thể gặp phải các biến chứng nặng nề sau đó.
Sau đây là một số địa chỉ phục hình răng uy tín được đông đảo khách hàng lựa chọn hiện nay mà bạn có thể tham khảo:
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương – Địa chỉ tại số 40B đường Tràng Thi, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Khoa răng hàm mặt thuộc bệnh viện Quân Y 103 – Địa chỉ nằm tại số 261 đường Phùng Hưng, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội.
- Trồng răng hàm số 7 tại viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam Vidental – website https://vidental.vn/ hoặc https://www.facebook.com/vidental.vn/.
- Nha khoa Anna – Địa chỉ trồng răng nổi tiếng tại số 49 đường Phạm Viết Chánh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TPHCM.
- Nha khoa Việt Pháp – Nơi chuyên điều trị, phục hình răng số 459 đường Lê Duẩn, phường Chính Gián, quận Thanh Khê, Đà Nẵng hoặc số 146 Hàm Nghi, phường Thạc Gián, quận Thanh Khê, Đà Nẵng.
Sau khi trồng răng hàm số 7 cần chú ý những điều gì?
Quá trình trồng răng hoàn tất, để răng giả có độ bền đẹp với thời gian bạn cũng cần chú ý một số vấn đề sau đây:
- Thời gian đầu sau khi thực hiện sẽ có dấu hiệu sưng đau, hãy sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn hàng ngày. Trong quá trình thực hiện cần tuân thủ đúng liều lượng và chỉ định, không tự ý tăng giảm hoặc ngừng thuốc. Ngoài ra, bạn có thể chườm đá lạnh lên vùng má để giảm bớt khó chịu khi thực hiện trồng răng cấm hay răng số 7.
- Từ 24 đến 48 giờ đầu cần hạn chế vận động quá mạnh vì có thể khiến cho khu vực cấy răng bị chấn thương, tác động tới vùng răng vừa điều trị.
- Thực hiện vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, tỉ mỉ mỗi ngày. Tuyệt đối không được đánh răng quá mạnh vì sẽ làm răng bị tổn thương. Kết hợp súc miệng sau khi ăn 2 lần/ngày để mảng bám trên răng được loại bỏ tốt nhất.
- Bạn hãy tránh việc sử dụng thức ăn quá nóng, quá lạnh, cứng hoặc dai vì sẽ khiến tình trạng đau nhức tăng thêm. Thay vào đó, bạn cần sử dụng thức ăn ở dạng mềm, lỏng, dễ nuốt và bổ sung nước đầy đủ giúp việc hồi phục diễn ra nhanh hơn.
- Theo đúng lịch hẹn của bác sĩ cần tới nha khoa kiểm tra răng để phát hiện bất thường và có hướng xử lý tốt nhất.
Vừa rồi là thông tin về việc trồng răng hàm số 7 chi tiết và mức giá tham khảo. Hãy đến các địa chỉ nha khoa có uy tín để việc trồng răng diễn ra an toàn, hiệu quả và tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!