Viêm Tủy Răng Có Hồi Phục Và Không Hồi Phục: Cách Điều Trị Tốt Nhất
Viêm tủy răng có hồi phục và viêm tủy răng không hồi phục có gì khác biệt là điều nhiều người bệnh quan tâm. Cùng giải đáp thắc mắc, tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Viêm tủy răng có hồi phục và không hồi phục là gì?
Tủy răng gồm một hệ thống liên kết các dây thần kinh, mạch máu và được coi là mạch sống của răng. Do một vài nguyên nhân mà tủy răng bị tổn thương gây viêm nhiễm. Bệnh được chia thành 2 loại chính là viêm tủy răng có hồi phục và viêm tủy răng không hồi phục, các dấu hiệu cụ thể như sau:
Viêm tủy răng hồi phục
Tình trạng bệnh viêm tủy răng có hồi phục xảy ra khi mức độ viêm nhẹ. Nguyên nhân phổ biến của dạng bệnh này là do:
- Răng bị sâu, vi khuẩn ăn mòn răng và gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh.
- Răng nứt, gãy, mòn và chạm đến tủy.
- Lớp men bao bọc răng bị tổn thương do thói quen ăn uống, sinh hoạt.
- Vệ sinh răng miệng sai cách, đặc biệt là sau khi nạo túi mủ nha chu.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tủy răng hồi phục bao gồm:
- Người bệnh gặp các cơn đau buốt răng khi ăn đồ lạnh, chua.
- Cơn đau nhói và lưu lại trong vài giây rồi nhanh chóng biến mất.
- Khi khám nha khoa có thể phát hiện các vết sâu răng lớn, tổn thương, mòn răng chưa vào đến tủy, gõ vào răng không có cảm giác đau.
- Sức nhai của người bệnh giảm đi rõ rệt.
Viêm tủy răng không hồi phục
Viêm tủy răng không hồi phục xuất hiện khi hiện tượng viêm nhiễm trở nặng. Đây là hậu quả của viêm tủy răng có hồi phục không được điều trị dứt điểm kết hợp với một số yếu tố tác động như:
- Sâu răng khiến vi khuẩn xâm nhập sâu vào tủy, lúc này bác sĩ phải loại bỏ phần lớn ngà răng.
- Suy giảm và tắc nghẽn quá trình lưu thông máu đến răng. Nguyên nhân do các hoạt động nắn chỉnh cơ mặt, niềng răng quá chặt, các vết thương gây đứt gãy mạch máu.
- Men răng yếu khiến vi khuẩn ăn sâu vào tủy.
Các dấu hiệu để nhận biết viêm tủy răng không phục hồi là các lỗ sâu răng rộng, đáy nhiều ngà mềm và mủn. Tủy răng của người bệnh có thể có điểm hở, răng bị rạn hoặc nứt nếu có va đập mạnh. Kèm theo đó, bệnh nhân còn gặp triệu chứng đau ê buốt, nhạy cảm khi ăn đồ ăn lạnh hoặc nóng.

Điều trị viêm tủy răng có hồi phục và không phục hồi
Dựa vào tình trạng viêm tủy răng cụ thể mà bác sĩ nha khoa sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nhau. Theo đó để chữa viêm tủy răng hồi phục, nha sĩ sẽ sử dụng hướng điều trị sau:
- Dùng Hydroxit canxi hoặc MTA để bao chụp tủy răng.
- Hàn kín phía trên tủy bằng Eugenate cứng nhanh, GIC.
- Trám tạm theo dõi, khi hết đau thì trám phục hồi.
Đối với người bệnh viêm tủy răng không hồi phục, bác sĩ cần can thiệp lấy tủy toàn bộ. Các bước tiến hành thường là:
- Loại bỏ hoàn toàn độc tố, vi khuẩn có trong cuống, ống và buồng tủy, tạo điều kiện bảo tồn các răng bệnh lý.
- Tạo hình ống răng.
- Hàn kín hệ thống ống tủy của người bệnh theo không gian 3 chiều.

Lưu ý khi bị viêm tủy răng
Bên cạnh việc tìm kiếm phương pháp điều trị, người bệnh viêm tủy răng cần lưu ý những điều sau:
- Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng cả trước và sau khi điều trị viêm tủy. Bạn nên đánh răng và súc miệng sát khuẩn 2 – 3 lần mỗi ngày để hạn chế các vi khuẩn gây bệnh.
- Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước sau khi ăn để làm sạch kẽ răng.
- Bạn nên đi lấy cao răng và khám răng định kỳ, đặc biệt khi thấy răng có dấu hiệu ê buốt, màu sắc răng thay đổi bất thường.
- Người bệnh nên hạn chế ăn đồ ngọt, nước có gas, cà phê, thuốc lá…
- Để điều trị viêm tủy răng, bệnh nhân nên tới khám tại các cơ sở y tế uy tín, có có sở vật chất hiện đại và bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Trên đây là các dấu hiệu nhận biết viêm tủy răng có hồi phục, không hồi phục và cách điều trị. Sớm phát hiện bệnh giúp các phương pháp điều trị đạt hiệu quả tốt hơn. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về viêm tủy răng và có cho mình cách chăm sóc răng miệng phù hợp.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!