Rận Mu Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Triệt Để Căn Bệnh

Bệnh rận mu là một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục khi tiếp xúc với trứng hoặc rận mu. Mặc dù căn bệnh này không nguy hiểm trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng như HIV/AIDS, nhưng nó lại khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu. Đặc biệt, tốc độ lây lan của bệnh lại cực kỳ nhanh. Hãy cùng Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này trong bài viết dưới đây.

Rận mu là gì? Quy trình sinh trưởng và lây nhiễm của bệnh

Bệnh rận mu là một bệnh do loại rận có tên khoa học là Pthirus pubis gây ra. Chúng là một loại ký sinh trùng có kích thước rất nhỏ, có 6 chân, thuộc vào nhóm côn trùng hút máu không cánh. Rận mu thường xuất hiện và sống tại bộ phận sinh dục, ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp ghi nhận, chúng ký sinh trên lông mi, tóc, râu, lông hậu môn,… Chúng sẽ hút máu người để duy trì sự sống, do đó, tại bộ phận mà rận sinh sống sẽ thường xuyên xuất hiện những cơn ngứa ngáy khó chịu.

Bệnh rận mu là một bệnh do loại rận có tên khoa học là Pthirus pubis gây ra
Bệnh rận mu là một bệnh do loại rận có tên khoa học là Pthirus pubis gây ra

Bệnh rận mu rất dễ lây lan giữa người với người qua con đường sinh dục. Một số yếu tố có thể thúc đẩy cho quá trình nhiễm bệnh đó là:

  • Thói quen quan hệ tình dục không đảm bảo, như quan hệ tình dục với nhiều đối tác khác nhau, quan hệ với người đã bị bệnh rận mu và không có bảo hộ.
  • Sinh hoạt gần những người bị rận mu, mặc chung quần áo (đặc biệt là đồ lót), dùng chung khăn, ngủ chung một giường và đắp chung chăn.

Quy trình sinh trưởng của rận mu trải qua như sau:

  • Trứng: Trứng của rận Pthirus pubis có kích thước khoảng 0.5-0.8 mm. Trứng này sẽ được con cái sinh ra ở gần khu vực gốc của sợi lông (chủ yếu là lông mu).
  • Ấu trùng: Trứng sau khoảng từ 6-8 ngày sẽ nở thành ấu trùng. Ngay sau khi thành ấu trùng trong khoảng vài giờ chúng đã có thể hút máu người. Trong quá trình phát triển từ ấu trùng cho đến con trưởng thành, chúng sẽ trải qua khoảng 2-3 lần lột xác.
  • Cá thể trưởng thành: Cá thể trưởng thành sẽ duy trì sự sống trong khoảng từ 2 tuần, tốc độ di chuyển trung bình của chúng khoảng 10cm/đêm. Cá thể trưởng thành có kích thước khoảng 0.8-1.2mm, có 6 chân, phần chân thứ 2 và 3 có móng vuốt lớn, dùng để bám vào cọng lông. Cá thể cái mỗi lần có thể đẻ từ 30 đến 50 trứng và sinh sản quanh năm, thời gian mang trứng khoảng 6-8 ngày, con cái sau 23 ngày là có khả năng sinh sản.
Cá thể trưởng thành có kích thước khoảng 0.8-1.2mm, con cái sau 23 ngày có thể sinh sản
Cá thể trưởng thành có kích thước khoảng 0.8-1.2mm, con cái sau 23 ngày có thể sinh sản

Triệu chứng bệnh

Khi mắc bệnh, triệu chứng dễ nhận thấy nhất ở căn bệnh này đó chính là cảm giác ngứa ngáy không ngừng, đặc biệt là ở khu vực vùng sinh dục hoặc hậu môn. Khi rận mu hút máu, nước bọt của chúng sẽ khiến cho máu không đông, đồng thời nước bọt này sẽ truyền vào vật chủ, gây ra cảm giác ngứa. Vào ban đêm, tình trạng ngứa ngáy này lại càng dữ dội hơn nữa.

Cho đến hiện tại, bệnh rận mu chưa có dấu hiệu truyền nhiễm bệnh gì khác. Bên cạnh triệu chứng ngứa ngáy, người mắc bệnh cũng có thể xuất hiện thêm một số vấn đề như:

  • Bị sốt nhẹ.
  • Người mệt mỏi.
  • Xuất hiện các vết cắn màu xanh trên da.
  • Cơ thể khó chịu.

Đối tượng nào dễ bị bệnh rận mu

Bệnh rận mu hiện nay thường ít bắt gặp hơn trước đây. Theo các thống kê, tỷ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới rơi vào khoảng 2%. Tỷ lệ người mắc bệnh ở các nước phương Tây, Mỹ hiếm gặp bởi phái đẹp xuất hiện phong trào tẩy lông vùng kín.

Nam giới có khả năng mắc bệnh rận mu nhiều hơn bởi phần lông dày, cứng và rậm
Nam giới có khả năng mắc bệnh rận mu nhiều hơn bởi phần lông dày, cứng và rậm

Ở Việt Nam, trong một vài năm trở lại đây, căn bệnh rận mu đã có dấu hiệu xuất hiện trở lại. Những đối tượng mắc bệnh thường là những nhóm người nhập cư và những nhóm người sống ở khu vực ổ chuột (những vùng có điều kiện kinh tế thấp). Mặc dù căn bệnh xuất hiện ở cả 2 giới, tuy nhiên, các cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng, nam giới có khả năng mắc bệnh rận mu nhiều hơn nữ giới. Bởi phần lông của nam giới thường dày hơn, cứng hơn và rậm rạp hơn.

Điều trị rận mu như thế nào?

Ngay khi xuất hiện những triệu chứng như ngứa ngáy, cơ thể mệt mỏi, người bệnh nên trực tiếp đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Thông thường, tuỳ theo mức độ nhiễm bệnh và cơ địa của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra từng phác đồ điều trị cho phù hợp. Điều trị bệnh rận mu không hề khó, người bệnh chỉ cần thay đổi thói quen trong sinh hoạt và dùng một số loại thuốc kê đơn trị rận như:

Người bệnh có thể sử dụng các loại kem bôi đặc trị ngoài da để điều trị
Người bệnh có thể sử dụng các loại kem bôi đặc trị ngoài da để điều trị
  • Thuốc Malathion: Là loại thuốc có đặc tính giống một dạng lotion bôi ngoài da, bệnh nhân sử dụng thuốc Malathion bôi trên vùng da bị tổn thương trong vòng 8-12 tiếng, sau đó rửa sạch lại với nước.
  • Thuốc Ivermectin dạng uống: Thuốc chỉ định sử dụng 1 liều duy nhất với 2 viên. Nếu chưa có hiệu quả, có thể dùng thêm 1 liều tương tự sau ít nhất 10 ngày.
  • Thuốc Lindane dạng bôi ngoài da: Một loại thuốc có thành phần khá độc, không dùng cho người có bầu, người đang cho con bú. Thuốc bôi trên da trong vòng 3-4 phút, sau đó rửa với nước sạch.

Bên cạnh đó, cũng có một bài thuốc Đông y lưu truyền trong dân gian có thể chữa trị được triệt để bệnh rận mu. Người bệnh hãy tìm lá xoan giã nát, bôi vào vùng có rận, để lá đắp trên đó khoảng 15 phút rồi đi rửa sạch lại với xà phòng.

Lưu ý và thói quen sinh hoạt giúp hạn chế nhiễm bệnh

Để hạn chế mặc bệnh rận mu, chúng ta cần phải lưu ý một số vấn đề sau trong sinh hoạt hàng ngày:

  • Nên khử trùng toàn bộ thân thể, quần áo, giường chiếu và không gian sống xung quanh theo định kỳ. Tốt nhất nên khử trùng bằng nước nóng ở nhiệt độ trên 54 độ C, sau đó sấy khô ở nhiệt độ cao trong ít nhất 20 phút. Đối với những đồ không thể giặt được bằng nước, bệnh nhân có thể tiến hành giặt khô, sau đó cho vào túi ni lông kín để trong 2 tuần.
  • Sử dụng các loại xà phòng và dầu gội, kem dưỡng có tính khử trùng cao, theo đúng liều lượng được bán trong các nhà thuốc.
  • Đối với nữ giới, trong thời kỳ hành kinh, cần thay băng vệ sinh đều đặn 4 tiếng/lần và đảm bảo vùng kín luôn sạch sẽ.
Thường xuyên khử trùng quần áo và khu vực sống của mình để phòng bệnh
Thường xuyên khử trùng quần áo và khu vực sống của mình để phòng bệnh
  • Luôn giặt sạch đồ lót với xà phòng khử khuẩn, sau đó phơi khô trước khi sử dụng. Bởi môi trường ẩm ướt sẽ khiến cho các loại nấm mốc, vi khuẩn, rận phát triển.
  • Vùng lông rậm rạp chính là điều kiện tuyệt vời khiến cho bệnh rận mu xuất hiện. Một khi đã xuất hiện, loài rận này có thể sống sót được ngay cả với xà phòng thông thường. Chính vì vậy, tốt nhất người bệnh hãy cạo sạch hoặc tỉa vùng lông. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cho rận không còn khu vực sinh sôi và phát triển.
  • Thói quan quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp bảo vệ để tránh lây nhiễm bệnh qua đường tình dục. Đặc biệt, không được quan hệ với người đang mắc bệnh rận mu.
  • Nếu xuất hiện những biểu hiện ngứa ngáy khu vực sinh dục, hãy ngay lập tức đến các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để được thăm khám và điều trị sớm.

Trên đây là tất cả thông tin có liên quan đến căn bệnh rận mu cũng như cách điều trị và phòng ngừa bệnh. Căn bệnh này trong giai đoạn đầu rất khó phát hiện, đến khi có triệu chứng, số lượng rận đã phát triển khá nhiều. Chính vì vậy, người bệnh nên tới các trung tâm y tế để có hướng xử trí kịp thời.

Array

Chia sẻ

Lý Giải CIA Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Về Cum in Alo

[Lý Giải] CIA Là Gì? “Tất Tần Tật” Thông Tin Về Cum in Alo

CIA được xếp vào là một trong các cách quan hệ tình dục phổ biến hiện nay, chúng đem lại...
Trễ Kinh 20 Ngày Thử Que 1 Vạch Có Phải Dấu Hiệu Mang Thai?

Trễ Kinh 20 Ngày Thử Que 1 Vạch Có Phải Dấu Hiệu Mang Thai?

Trễ kinh là tình trạng không hiếm gặp ở các chị em và chúng thường bắt nguồn do nhiều nguyên...
Blue Waffle Là Gì? Bệnh Nguy Hiểm Hay Không? [Chuyên Gia Giải Đáp]

Blue Waffle Là Gì? Bệnh Nguy Hiểm Hay Không? [Chuyên Gia Giải Đáp]

Blue Waffle là gì đã trở thành câu hỏi của rất nhiều người. Nếu bạn cũng băn khoăn về điều...
Chậm Kinh 10 Ngày Do Có Thai Hay Bị Bệnh? [Chuyên Gia Giải Đáp]

Chậm Kinh 10 Ngày Do Có Thai Hay Bị Bệnh? [Chuyên Gia Giải Đáp]

Chậm kinh 10 ngày là dấu hiệu rõ ràng nhất của việc có thai. Tuy nhiên, trường hợp đó chỉ...
Top 9 Các Biện Pháp Tránh Thai An Toàn, Hiệu Quả Mà Chị Em Nên Biết

Top 9 Các Biện Pháp Tránh Thai An Toàn, Hiệu Quả Mà Chị Em Nên...

Các biện pháp tránh thai hiện nay rất đa dạng và được áp dụng khá phổ biến tùy theo điều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top