Mãn Dục Nam Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Xử Lý
Mãn dục nam là một quá trình tự nhiên xảy ra khi nam giới bước vào độ tuổi trung niên, do sự suy giảm hormone testosterone. Đây là vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và đời sống sinh lý, gây ra những thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách đối phó hiệu quả với tình trạng mãn dục ở cánh mày râu. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp tất cả thông tin cần thiết giúp bạn nhận biết sớm và áp dụng các biện pháp để làm chậm quá trình này, duy trì sức khỏe và phong độ.
Mãn dục nam là gì?
Mãn dục nam là một quá trình tự nhiên của cơ thể, xảy ra khi nồng độ hormone testosterone trong máu giảm xuống dưới mức bình thường, thường là dưới 10 – 35 nanomol/lít. Testosterone là hormone quan trọng nhất ở nam giới, chịu trách nhiệm cho sự phát triển và duy trì các đặc điểm nam tính, bao gồm khả năng sinh dục, sức khỏe sinh sản, và cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Nồng độ testosterone trong cơ thể nam giới đạt đỉnh điểm trong độ tuổi 20. Tuy nhiên, bắt đầu từ sau tuổi 30 hoặc 40, nồng độ này bắt đầu suy giảm, trung bình khoảng 1% mỗi năm. Đến khi nam giới bước vào tuổi 70, nồng độ testosterone có thể chỉ còn khoảng một nửa so với khi họ còn trẻ. Sự suy giảm này không chỉ là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên mà còn có thể bị tác động bởi lối sống, chế độ ăn uống, stress, và sử dụng một số loại thuốc.
Xem thêm: Hormone Testosterone Là Gì? Những Thông Tin Quan Trọng
Dấu hiệu mãn dục nam
Khi nồng độ testosterone giảm, nam giới có thể gặp phải hàng loạt các triệu chứng ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần, các triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Suy giảm ham muốn tình dục.
- Rối loạn cương dương.
- Giảm khối lượng cơ bắp và tăng lượng mỡ cơ thể.
- Mất năng lượng, cảm giác mệt mỏi kéo dài.
- Suy giảm trí nhớ cũng như giảm khả năng tập trung.
- Tâm trạng thất thường, hay cáu gắt, thậm chí là trầm cảm.
Nguyên nhân mãn dục nam giới là gì?
Mãn dục nam là một quá trình tự nhiên nhưng có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, từ sự thay đổi nội tiết tố, lối sống không lành mạnh, đến các yếu tố tâm lý và bệnh lý:
- Quá trình lão hóa tự nhiên: Khi cơ thể bị lão hóa, nồng độ testosterone trong cơ thể cũng giảm dần, đến một mức độ nhất định, các triệu chứng mãn dục như giảm ham muốn tình dục, mệt mỏi và tinh dịch ít sẽ bắt đầu xuất hiện.
- Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Một lối sống không lành mạnh có thể đẩy nhanh quá trình mãn dục ở nam giới. Những yếu tố như mất ngủ thường xuyên, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, ít vận động, hút thuốc lá và tiêu thụ rượu bia nhiều đều là những nguyên nhân góp phần làm suy giảm nồng độ testosterone và dẫn đến mãn dục sớm.
- Áp lực tâm lý và căng thẳng: Các bệnh lý như trầm cảm, rối loạn lo âu và stress có mối liên hệ chặt chẽ với sự suy giảm chức năng sinh dục. Vì thế những người thường xuyên áp lực công việc, có nhiều biến cố trong cuộc sống có nguy cơ mãn dục cao hơn bình thường.
- Mắc bệnh toàn thân: Những bệnh như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, ung thư tinh hoàn đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sản sinh testosterone của cơ thể.
- Tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng thuốc không đúng cách hoặc không có sự tư vấn của bác sĩ cũng là một trong những nguyên nhân gây mãn dục. Các loại thuốc giảm đau nhóm Opioid, corticoid, thuốc an thần, cũng như các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị và xạ trị có thể thúc đẩy quá trình suy giảm nồng độ testosterone.
Đừng bỏ qua: Suy Giảm Testosterone Ở Người Trẻ: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý
Chẩn đoán mãn dục nam
Các triệu chứng của mãn dục nam có thể không rõ ràng và tiến triển dần dần, vì thế anh em cần thăm khám để bác sĩ áp dụng các biện pháp chẩn đoán như:
- Xét nghiệm máu: Hiện nay, với sự phát triển của y học, việc chẩn đoán mãn dục nam đã trở nên chính xác hơn nhờ vào các xét nghiệm máu chuyên sâu. Xét nghiệm này thường được thực hiện vào buổi sáng, khi nồng độ testosterone trong máu đạt đỉnh. Bác sĩ sẽ đo nồng độ testosterone huyết thanh toàn phần, cùng với các hormone liên quan khác như FSH (Follicle Stimulating Hormone) và LH (Luteinizing Hormone). Sự suy giảm nồng độ testosterone, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng, là chỉ số quan trọng để xác định mãn dục nam.
- Kiểm tra bổ sung: Ngoài việc đo lường nồng độ testosterone, bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm nồng độ prolactin huyết thanh để loại trừ khả năng có u tuyến yên – một nguyên nhân thứ phát có thể dẫn đến mãn dục nam. Thêm vào đó, kiểm tra độ bão hòa transferrin được thực hiện để sàng lọc bệnh quá tải sắt, một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến yên và sản xuất testosterone.
- Đánh giá dấu hiệu lâm sàng: Đối với nam giới trưởng thành, mãn dục nam thường đi kèm với triệu chứng cơ năng như tinh hoàn nhỏ hoặc dấu hiệu lâm sàng như rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục. Những dấu hiệu này, mặc dù không đặc trưng, nhưng là cơ sở để bác sĩ chỉ định các xét nghiệm cần thiết.
Phương pháp điều trị mãn dục nam
Liệu pháp thay thế testosterone (TRT) là phương pháp phổ biến nhất hiện nay để điều trị mãn dục nam. TRT giúp bổ sung lượng testosterone bị thiếu hụt trong cơ thể, từ đó giảm thiểu các triệu chứng của mãn dục nam. Phương pháp này có thể cải thiện đáng kể sức khỏe sinh lý và thể chất, bao gồm tăng ham muốn tình dục, tăng khối lượng cơ bắp, giảm mỡ cơ thể, và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Xem thêm: Người Rối Loạn Cương Dương Có Chữa Được Không? Giải Đáp Chi Tiết
Tuy nhiên, liệu pháp thay thế testosterone cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, làm giảm khả năng sinh sản và có thể gây ra các vấn đề về tuyến tiền liệt. Vì vậy, trước khi bắt đầu điều trị, nam giới nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để hiểu rõ các tác dụng và nguy cơ liên quan.
Testosterone có thể được bổ sung qua nhiều dạng chế phẩm khác nhau, và lựa chọn hình thức phù hợp sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và lối sống của từng người:
- Viên nang: Uống 2 lần/ngày sau bữa ăn, thường không phù hợp với người có bệnh lý về gan, thận hoặc bệnh tim.
- Tiêm bắp: Các loại testosterone cypionate hoặc testosterone enanthate, tiêm với liều lượng do bác sĩ chỉ định.
- Miếng dán trên da: Miếng dán chứa testosterone được sử dụng hàng ngày trên da.
- Gel bôi: Dạng gel bôi với nồng độ 1% hoặc 1,62%, thường dùng 5g/ngày.
- Thuốc ngậm dưới lưỡi: Viên ngậm dưới lưỡi với liều lượng 30mg/lần, dùng 2 lần/ngày.
- Cấy dưới da: Viên testosterone cấy dưới da với liều lượng 75mg/viên, sử dụng từ 4 – 6 viên, tác dụng kéo dài từ 3 đến 6 tháng.
- Xịt mũi: Sử dụng 5,5mg/lỗ mũi, 3 lần/ngày.
- Dung dịch lăn nách: Sử dụng một lần/ngày với liều lượng 60 mg.
Tham khảo: Top 20 Thuốc Chữa Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Tốt Nhất
Lưu ý để đẩy lùi quá trình mãn dục nam
Có nhiều cách để làm chậm quá trình mãn dục nam và duy trì sức khỏe sinh lý cho cánh mày râu như:
- Nghiên cứu cho thấy việc ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày có thể làm giảm nồng độ testosterone đáng kể. Do đó, hãy đảm bảo ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm để cơ thể phục hồi và sản sinh hormone hiệu quả.
- Việc kiểm soát căng thẳng thông qua các kỹ thuật thư giãn như thiền định, yoga, hoặc đơn giản là có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp duy trì sức khỏe tinh thần và cân bằng nội tiết tố.
- Tập thể dục, đặc biệt là các bài tập tăng cường sức mạnh như nâng tạ, có thể giúp tăng lượng testosterone.
- Các hóa chất như Bisphenol-A (BPA), Paraben có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nội tiết tố. Tránh sử dụng các sản phẩm chứa những chất này và lựa chọn các sản phẩm tự nhiên, an toàn hơn để bảo vệ sức khỏe.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá nếu không muốn lượng testosterone trong cơ thể bị suy giảm.
- Bổ sung đầy đủ các nhóm chất quan trọng như protein, chất béo lành mạnh, Carbohydrate phức hợp sẽ giúp cơ thể sản sinh testosterone hiệu quả và làm chậm quá trình mãn dục.
Mãn dục nam là một phần không thể tránh khỏi của quá trình lão hóa, làm ảnh hưởng đến sinh lý và sức khỏe tổng thể của cánh mày râu. Bằng cách nhận biết sớm các triệu chứng và áp dụng lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với việc duy trì sức khỏe tinh thần, bạn có thể đối phó hiệu quả với mãn dục nam. Hãy nhanh chóng tìm gặp bác sĩ khi có biểu hiện bất thường để được kiểm tra, hướng dẫn cách xử lý tốt.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!