Răng Hô Nhẹ Là Gì? Thời Gian Thực Hiện Niềng Mất Bao Lâu?
Răng hô nhẹ là dạng bệnh lý về khớp cắn sai lệch khá phổ biến. Tình trạng này khiến cho nhiều người mất tự tin mỗi khi giao tiếp. Vậy với tình trạng này có niềng được không, thời gian niềng khoảng bao lâu?
Giải đáp răng hô nhẹ là như thế nào?
Răng hô nhẹ là tình trạng khớp cắn bị sai lệch. Khi đó răng hàm phía trên thường có xu hướng bị chìa ra ngoài mức độ nhẹ so với hàm phía dưới. Ngoài ra, răng cửa cũng mọc hướng ra phía trước thay vì theo phương thẳng đứng như thông thường. Với trường hợp răng bị hô nhẹ chúng ta phải quan sát thật kỹ mới nhận ra.
Để xem mức độ răng hô như thế nào, hãy quan sát hàm theo mặt nghiêng. Khi thấy răng cửa nhô ra bên ngoài đôi chút thì đây chính là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị hô mức độ nhẹ.
Nguyên nhân gây răng hô nhẹ là gì?
Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguyên nhân khiến răng bị hô có 70% là do yếu tố di truyền và 30% liên quan tới những thói quen thuở nhỏ như sau:
- Tật mút ngón tay: Thói quen này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cho toàn bộ răng hàm phía trên bị kéo ra ngoài và dẫn tới hiện tượng hô. Ngoài ra, khi mút tay sẽ khiến cho phần má bị hóp lại, khung răng hàm trên bị ép khum lại nằm lọt vào phía bên trong của răng hàm phía dưới.
- Núm vú giả: Sử dụng núm vú giả quá lâu sẽ khiến cho răng vĩnh viễn chịu áp lực và chìa ra bên ngoài. Nghiên cứu tại Hoa Kỳ cũng cho thấy, việc dùng núm vú giả thường làm tăng nguy cơ dị tật răng miệng rất cao.
- Đẩy lưỡi: Đây là hiện tượng lưỡi thường xuyên ấn quá xa về phía trước. Đây là tật khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng cũng có thể diễn ra tiếp theo vào giai đoạn trưởng thành. Nếu tật xấu này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cho hàm răng phía trên bị ảnh hưởng và chìa ra bên ngoài.
- Di truyền: Rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã có hàm trên, hàm dưới hoặc 2 hàm đã không đều. Nguyên nhân là do yếu tố di truyền từ ông bà, cha mẹ tác động. Nếu hàm dưới nhỏ hơn so với hàm trên thì răng vĩnh viễn khi mọc đều bị tình trạng hô.
- Thừa răng, thiếu răng: Răng mọc sai thời điểm cũng gây ra tình trạng thừa răng hoặc thiếu răng. Theo đó nếu răng sữa bị mất quá sớm sẽ khiến răng vĩnh viễn mọc bị sai lệch, gây nên hô nhẹ.
Tìm hiểu các phương pháp khắc phục răng hô nhẹ hiệu quả
Để khắc phục tình trạng răng hô nhẹ đang có khá nhiều phương pháp. Khi tới nha khoa, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng răng và đưa ra phương án điều trị hợp lý, đem lại hiệu quả cao nhất. Sau đây là một số phương pháp phổ biến mà các phòng khám nha khoa đang áp dụng.
Mài răng hô nhẹ
Đây là phương pháp giúp điều trị tình trạng răng bị hô trong thời gian nhanh nhất. Mài răng sẽ được áp dụng trong trường hợp 2 răng cửa phía trước bị mọc chồi ra bên ngoài một chút. Bác sĩ sẽ mài đi phần răng bị chìa mà không làm cấu trúc răng bị ảnh hưởng.
Nhưng men răng bị mài đi phải có mức độ nhất định nằm trong khoảng từ 0,3mm đến 0,6mm. Nếu mài mức độ quá nhiều sẽ làm cho bệnh nhân bị đau nhức, men răng suy yếu. Nhất là khi ăn các thực phẩm lạnh, nóng răng bị ê buốt khá nhiều.
Răng hô nhẹ điều trị bằng phương pháp bọc sứ
Tình trạng bị vẩu nhẹ việc bọc răng sứ sẽ đem tới tính thẩm mỹ cao, đảm bảo khả năng ăn nhai. Bạn sẽ cần tới gặp bác sĩ để thăm khám và thời gian thực hiện bọc răng trong vòng 2 đến 3 ngày. Bác sĩ sẽ phải mài nhỏ phần cùi răng, sau đó lắp mão răng sứ lên trên.
Chỉ trong thời gian ngắn, bạn đã nhanh chóng có được hàm răng đều, đẹp và thẳng tắp. Tùy vào tình trạng và mức độ hô mà số lượng răng bọc răng sứ của mỗi người sẽ khác nhau.
Niềng răng chữa răng hô nhẹ
Không ít người cho rằng niềng răng chỉ áp dụng đối với trường hợp răng hô mức độ nặng. Còn với người bị hô nhẹ không cần thiết phải niềng răng. Nhưng thực tế răng hô nhẹ có nên niềng hay không?
Các chuyên gia cho biết, niềng răng là phương pháp chỉnh nha sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung hay khay niềng để tạo lực kéo dịch chuyển răng bị hô vào bên trong, giúp khớp cắn được cân đối. Niềng răng hô nhẹ là giải pháp đơn giản để tăng tính thẩm mỹ, đảm bảo chức năng ăn nhai và bảo tồn răng thật. Ngoài ra, các bác sĩ cũng cho biết, hô mức độ nhẹ nếu niềng răng sớm sẽ rút ngắn thời gian thực hiện, khắc phục tối đa sai lệch và chi phí cũng rẻ hơn.
Một số câu hỏi liên quan đến việc điều trị niềng răng hô nhẹ
Ngoài trả lời câu hỏi có nên niềng răng bị hô nhẹ, bệnh nhân cũng rất quan tâm đến các vấn đề khác như: Có phải nhổ răng khi chỉnh nha không, ưu điểm phương pháp này là gì, thời gian niềng bao lâu hay chi phí thế nào… Tất cả sẽ được giải đáp ở nội dung sau.
Thực hiện niềng răng hô nhẹ có phải nhổ răng không?
Để răng di chuyển được vào vị trí mong muốn, trên cung hàm bắt buộc phải có các khoảng trống. Vì thế, bệnh nhân sẽ được chỉ định nhổ răng hoặc mài kẽ răng để tạo ra các khoảng trống trên cung hàm, tạo điều kiện cho răng dịch chuyển. Tùy vào từng tình trạng hô mà bác sĩ nha khoa sẽ có phương án điều trị riêng biệt.
Nhiều người bị hô nhẹ chỉ cần mài kẽ răng rồi niềng luôn, nhưng ở một số trường hợp phức tạp hơn sẽ phải nhổ răng để giúp bạn có nụ cười đẹp. Người trưởng thành thường có cấu trúc xương hàm ổn định và không thể thay đổi hay phát triển. Vì thế trong quá trình điều trị răng hô cho đối tượng này, bác sĩ sẽ thường chỉ định thực hiện nhổ răng là chính.
Niềng răng hô có ưu điểm gì?
Mặc dù niềng răng sẽ khiến bạn tốn nhiều thời gian, nhưng đây được coi là phương pháp đảm bảo nhất mà bác sĩ nha khoa đều khuyên áp dụng. Phương pháp này sở hữu các ưu điểm cơ bản sau đây:
- Răng hô được cải thiện hiệu quả: Sau khi hoàn thành niềng răng, bạn sẽ tạm biệt hoàn toàn với tình trạng hô nếu lựa chọn nha khoa uy tín và áp dụng quy trình niềng đúng theo tiêu chuẩn. Lúc này, khớp cắn trở nên chuẩn hơn, khuôn mặt hài hòa và cân đối, việc ăn uống cũng thuận tiện hơn.
- Tính vĩnh viễn: Niềng răng sẽ đem tới hiệu quả tốt nhất và không khiến bạn bị tái phát trở lại. Sau khi niềng răng, bạn sẽ không cần phải áp dụng thêm các kỹ thuật nha khoa nào khác nữa.
- Răng thật được bảo tồn: Trường hợp bị hô nhẹ, nhiều người chỉ cần mài răng mà không phải nhổ, hoặc thậm chí không phải tác động bất cứ gì làm cho mô mềm xung quanh bị ảnh hưởng. Do đó răng lân cận đều được bảo tồn. Hiện đang có khá nhiều phương pháp chỉnh nha mà bạn có thể nghiên cứu để phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân.
Răng hô nhẹ niềng mất bao nhiêu tiền?
Câu hỏi niềng răng hô nhẹ bao nhiêu tiền được khá nhiều bạn quan tâm và tìm hiểu. Thực tế cho thấy chi phí niềng răng nhẹ từng người sẽ có sự khác nhau. Nó sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố liên quan tới tình trạng răng miệng, phương pháp thực hiện, địa chỉ nha khoa, trình độ của bác sĩ…
Tuy nhiên niềng răng hô nhẹ giá bao nhiêu sẽ dao động trong mức sau đây:
- Niềng răng mắc cài kim loại thường: Giá từ 25 triệu đồng đến 30 triệu đồng/ 2 hàm.
- Niềng răng mắc cài kim loại tự động: Giá từ 30 triệu đồng đến 36 triệu đồng/ 2 hàm.
- Niềng răng mắc cài sứ thường: Giá từ 35 triệu đồng đến 38 triệu đồng/ 2 hàm.
- Niềng răng mắc cài sứ tự động: Giá từ 45 triệu đồng đến 49 triệu đồng/ 2 hàm.
- Niềng răng mắc cài mặt trong 2D: Giá từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng/ 2 hàm.
- Niềng răng mắc cài mặt trong 3D: Giá từ 120 triệu đồng đến 140 triệu đồng/ 2 hàm.
- Niềng răng khay nhựa trong suốt: Giá từ 120 triệu đồng đến 180 triệu đồng/ 2 hàm.
Răng hô nhẹ niềng mất bao lâu?
Niềng răng hô nhẹ mất bao lâu sẽ phụ thuộc vào phương pháp niềng răng. Đối với niềng răng mắc cài, thời gian niềng sẽ từ 18 đến 24 tháng. Một số trường hợp có thể tháo niềng sau 12 tháng. Nếu sử dụng khay niềng trong suốt, thời gian niềng răng có thể kéo dài hơn từ 3 đến 6 tháng.
Chữa răng hô nhẹ không cần niềng
Các cách chữa răng hô nhẹ không cần niềng thường chỉ nên áp dụng đối với trẻ nhỏ có độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi. Khi đó cấu trúc của xương hàm vẫn chưa phát triển hoàn toàn nên có thể điều chỉnh đơn giản.
Dưới đây là một số cách chữa răng hô nhẹ không cần niềng:
Sử dụng lưỡi đẩy
Nguyên lý của phương pháp này là sử dụng lực để nắn chỉnh răng lệch lạc về vị trí ban đầu. Hãy dùng lưỡi bao lấy toàn bộ phần hàm răng phía trên rồi dùng lực vừa đủ kéo răng về vị trí phía trong. Với cách này, bạn có thể thực hiện bất cứ khi nào và ở đâu, áp dụng càng nhiều hiệu quả lại càng cao.
Chú ý: Sử dụng lưỡi đẩy chữa răng bị hô nhẹ chỉ áp dụng với trường hợp trẻ nhỏ dưới 12 tuổi. Trong trường hợp hô mức độ nặng thì phương pháp này hoàn toàn không có tác dụng.
Sử dụng tay đẩy răng
Đây là cách chỉnh răng hô nhẹ đơn giản và tiết kiệm chi phí. Bạn sử dụng ngón tay trỏ, dùng lực đẩy răng vào phía bên trong, mỗi ngày áp dụng 15 phút. Ngày nào cũng thực hiện, không được bỏ ngày nào, bạn hãy tập trung lực vào răng cửa để kết quả đạt được tốt nhất.
Lưu ý: Phương pháp này chỉ có hiệu quả với trường hợp răng và xương hàm chưa phát triển hoàn thiện. Vì thế với người trưởng thành, phương pháp này thường không có hiệu quả.
Mím môi
Đây là mẹo khắc phục răng hô nhẹ mà khá nhiều người truyền tai nhau thực hiện. Với những trẻ có dấu hiệu hô nhẹ hoặc răng hàm chưa phát triển có thể áp dụng. Bố mẹ hãy hướng dẫn để bé mím môi hay phát âm từ mắm để việc đẩy răng diễn ra nhẹ nhàng, từ từ.
Lưu ý: Trường hợp bị hô nặng hoặc hô do bẩm sinh cách này sẽ không hiệu quả.
Lưu ý khi điều trị răng hô mức độ nhẹ
Trong quá trình niềng răng hô mức độ nhẹ, bạn cũng cần chú ý một số điều sau đây:
- Tới gặp bác sĩ theo định kỳ để tái khám. Theo đúng thời gian hẹn, bạn cần tới nha khoa để tái khám để việc kéo răng, nắn chỉnh răng về vị trí đúng diễn ra đúng tiến độ.
- Thực hiện vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng bằng việc sử dụng các sản phẩm chuyên dụng như kem đánh răng, nước súc miệng, máy tăm nước và bàn chải đánh răng lông mềm. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn một số dụng cụ hỗ trợ vệ sinh, chăm sóc răng miệng phù hợp.
- Nên ăn gì khi niềng răng? Trong thời gian đầu sau khi điều trị, răng rất nhạy cảm vì thế cần ưu tiên các thực phẩm dễ nuốt, loãng như cháo, súp để tránh răng bị tổn thương.
- Áp dụng theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe và tính thẩm mỹ. Tuyệt đối không được bỏ giữa chừng vì sẽ khiến tình trạng không cải thiện và tốn thêm chi phí.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan tới răng hô nhẹ là gì và các phương pháp khắc phục chi tiết. Nếu bạn đang bị tình trạng này, hãy tới gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám, tư vấn phương pháp điều trị hợp lý nhất.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!