Niềng răng nên ăn gì, kiêng gì là tốt? Một số lưu ý bạn cần biết

Niềng răng nên ăn gì và kiêng ăn gì là vấn đề mà nhiều người quan tâm khi đang trong quá trình chỉnh nha. Bởi chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn hạn chế gặp phải các rủi ro khi đeo niềng cũng như có một hàm răng chắc khỏe, đều đẹp. Vậy người mới niềng răng nên ăn gì, kiêng gì?

Tầm quan trọng của chế độ ăn uống khi niềng răng

Chế độ ăn uống sau khi niềng răng là đóng vai trò rất quan trọng. Ăn uống đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế được các rủi ro như bong mắc cài, sâu răng, ám màu răng, ố màu dây thun, đứt dây cung… Các rủi ro này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và hiệu quả niềng răng của bạn. 

Quá trình ăn uống sau khi niềng răng đóng vai trò rất quan trọng
Quá trình ăn uống sau khi niềng răng đóng vai trò rất quan trọng

Hơn thế nữa, trong thời gian đầu mới niềng răng, các loại khí cụ có thể làm bạn cảm thấy khó chịu, vướng víu, gây cảm giác đau nhức và ê buốt răng. Để giảm tình trạng này, bạn nên lựa chọn ăn các loại thức ăn phù hợp để không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. 

Các chuyên gia khuyên rằng, người mới niềng răng cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho răng, không làm ảnh hưởng đến khí cụ cũng như giữ răng miệng luôn sạch sẽ. Từ đó giúp bạn đạt được hiệu quả niềng răng tốt nhất, đồng thời không bị sụt cân và thiếu hụt chất dinh dưỡng. 

Mới niềng răng nên ăn gì tốt?

Một chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn ăn uống dễ dàng, không bị đau nhức khi niềng răng cũng như cung cấp đủ các chất cần thiết cho cơ thể. Vậy người niềng răng nên ăn gì?

Các sản phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm làm từ sữa như bơ mềm, sữa chua, phô mai rất cần thiết cho người sau khi niềng răng sắt. Bởi sữa có chứa thành phần dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Từ đó giúp cơ thể duy trì được thể trạng, không bị sụt cân, hóp má sau khi niềng răng. 

Sữa và các sản phẩm từ sữa rất tốt cho người mới niềng răng
Sữa và các sản phẩm từ sữa rất tốt cho người mới niềng răng

Hơn nữa, các sản phẩm làm từ sữa thường rất mềm nên dễ ăn, dễ uống và không tác động nhiều đến răng, hàm. Tuy nhiên, uống sữa thường không no lâu và nhanh đói. Vì thế bạn nên uống sữa nhiều lần trong ngày hoặc ăn kèm với một số loại thức ăn khác.

Niềng răng nên ăn gì? Các loại trái cây, rau xanh

Sau khi niềng răng nên ăn gì? Các loại rau củ, trái cây là nhóm thực phẩm không thể thiếu cho người sau khi niềng răng. Chúng bổ sung chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể. Bạn nên sơ chế sạch và nấu chín các loại rau xanh, củ quả để giảm bớt độ cứng của chúng. 

Đối với các loại trái cây, bạn nên lựa chọn ăn các quả đã chín mềm, để hạn chế tác động đến răng, dây cung và mắc cài. Ngoài ra, bạn có thể uống các loại nước ép trái cây như sinh tố bơ, nước ép cà rốt, nước ép cần tây, sinh tố chuối…

Các loại thức ăn đã nấu chín mềm

Bác sĩ nha khoa khuyến khích bạn nên ăn các loại đồ ăn đã nấu chín mềm sau khi niềng răng, chỉnh nha. Theo đó, trong 1 – 2 tuần đầu niềng răng khấp khểnh hoặc hô hàm,… răng còn đau nhức ê buốt, bạn nên ăn các món ăn lỏng dễ nuốt để hạn chế nhai mạnh, hoạt động răng nhiều. 

Một số món ăn bạn có thể lựa chọn trong giai đoạn này như cháo, súp, canh thịt băm, bún, phở… Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo các món ăn này cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để không bị sụt cân. 

Các món ăn từ trứng

Trứng có chứa nhiều vitamin D – đây là dưỡng chất không thiếu nếu bạn muốn sở hữu một hàm răng chắc khỏe. Ngoài ra, hoạt chất flour trong trứng có công dụng ngấm vào men răng giúp răng đều đẹp và ngăn ngừa sự phá hủy của các axit có trong thức ăn. 

Người mới niềng răng nên bổ sung trứng trong chế độ ăn uống mỗi ngày của mình
Người mới niềng răng nên bổ sung trứng trong chế độ ăn uống mỗi ngày của mình

Hơn nữa, các đồ ăn làm từ trứng khá mềm, dễ nuốt như bánh flan, trứng luộc, bánh trứng, bánh bông lan… Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng trứng mà chỉ nên ăn 1 – 2 quả trứng mỗi ngày.

Các loại ngũ cốc dinh dưỡng

Niềng răng thì nên ăn gì? Các loại ngũ cốc dinh dưỡng cũng là một lựa chọn tốt cho người vừa mới niềng răng. Nhóm thực phẩm này khá dễ ăn, ngon miệng, bổ dưỡng và không ảnh hưởng quá nhiều đến răng miệng và các loại khí cụ niềng răng. Theo đó, bạn có thể bổ sung đậu hũ, bột mì, ngũ cốc, các loại đậu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình.

Niềng răng nên kiêng ăn gì?

Song song với việc bổ sung các thực phẩm tốt cho cơ thể, người mới niềng răng cần chú ý loại bỏ các nhóm thức ăn không tốt ra khỏi khẩu phần ăn uống hàng ngày của mình. Bởi các loại thực phẩm này có thể gây ra nhiều vấn đề cho răng như gây sâu răng, làm bong mắc cài, vướng víu trong kẽ răng…

  • Các thức ăn giòn, cứng: Các loại thức ăn quá cứng, quá giòn là nhóm thực phẩm bạn nên tránh khi niềng răng. Chẳng hạn như xương hầm, thịt gân, các loại bánh kẹo cứng, bỏng ngô… Khi ăn các loại đồ ăn cứng, răng phải hoạt động nhiều để nghiền nát thức ăn. Việc này dễ gây ra một số rủi ro khi đeo niềng như bong mắc cài sứ, đứt dây cung, ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm…
  • Các loại đồ ăn dẻo, dai: Nhóm thực phẩm tiếp theo bạn cần kiêng cữ khi đang niềng răng đó là đồ ăn quá dai, dẻo. Các loại thức ăn này khiến cơ hàm và răng phải hoạt động nhiều để nghiền nát thức ăn và dễ gây vướng víu trong kẽ răng. Các loại kẹo cao su, phô mai que, bánh nếp, bánh dày… là các thực phẩm bạn nên hạn chế ăn.
Người mới niềng răng nên hạn chế ăn kẹo cao su
Người mới niềng răng nên hạn chế ăn kẹo cao su
  • Các món ăn quá lạnh, quá nóng: Đồ ăn quá nóng, quá lạnh ảnh hưởng không tốt đến men răng và gây buốt răng. Do vậy, bạn nên kiêng cữ chúng để giảm cảm giác đau nhức, ê buốt và không làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.
  • Đồ ăn chứa nhiều tinh bột: Thức ăn chứa nhiều tinh bột dễ gây sâu răng và ảnh hưởng xấu đến quá trình chỉnh nha của bạn.
  • Đồ ăn nhiều màu: Bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều phẩm màu như bánh kẹo, nước có ga, cà phê, trà… Các loại đồ ăn này chứa nhiều đường gây hại cho răng và làm ám màu răng. 

Một số điều bạn cần lưu ý khi niềng răng

Sau khi tìm hiểu niềng răng ăn uống như thế nào, bạn cần lưu ý cách chăm sóc răng miệng tại nhà để giữ một hàm răng chắc khỏe và đạt hiệu quả chỉnh nha tốt nhất. Theo đó, bạn có thể tham khảo một số cách chăm sóc răng miệng ở nhà như sau:

  • Sau khi ăn uống, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách để các thức ăn thừa, mảng bám không tích tụ trên răng gây sâu răng ở kẽ.
  • Sử dụng bàn chải lông mềm, đánh răng mỗi ngày 2 lần. Bạn chú ý chải răng nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến mắc cài và nướu răng.
  • Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ hết các mảng bám nằm sâu trong kẽ răng.
  • Dùng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để lấy hết các thức ăn thừa còn vướng trên răng hoặc trên mắc cài. 
  • Không được dùng răng cắn đồ vật, xé đồ vì dễ gây tổn thương răng miệng.
  • Nếu có các triệu chứng bất thường gì trong khi niềng răng thì bạn nên đến nha khoa để được xử lý sớm nhất.
  • Tái khám đúng hẹn theo lịch bác sĩ nha khoa đã sắp xếp.
Bạn cần tái khám đúng hẹn trong suốt quá trình chỉnh nha
Bạn cần tái khám đúng hẹn trong suốt quá trình chỉnh nha

Trên đây là các thông tin niềng răng nên ăn gì và kiêng ăn gì mà bạn cần biết để bảo vệ răng miệng tốt nhất trong suốt quá trình chỉnh nha. Thông qua bài viết, hy vọng rằng bạn có thể tự xây dựng cho mình một thói quen ăn uống hợp lý và lành mạnh. 

Array
Câu hỏi thường gặp
Nên Bọc Răng Sứ Loại Nào

Bọc răng sứ là phương pháp giúp khắc phục nhược điểm như răng thưa, sâu răng, khấp khểnh, lệch lạc… Tuy nhiên, hiện nay răng sứ có nhiều loại khác nhau khiến khách hàng hoang mang về chất lượng. Vậy nên bọc răng sứ loại nào tốt nhất và tiêu chí lựa chọn như thế nào? Các tiêu chí lựa chọn nên bọc răng sứ loại nào tốt Để biết chính xác nên bọc răng sứ loại nào tốt nhất bạn cần dựa vào một số tiêu chí cụ thể sau đây: [caption id="attachment_15935" align="aligncenter" width="768"] Xem xét các tiêu...

Xem chi tiết
Trồng Răng Cấm Bao Nhiêu Tiền

Răng cấm đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn trước khi đi xuống dạ dày. Khi răng cấm bị mất đồng nghĩa với việc khả năng ăn nhai cũng bị ảnh hưởng, đồng thời nó cũng gây ra nguy cơ mắc phải bệnh lý nha khoa. Lúc này, việc phục hình răng đã mất chính là giải pháp giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng đạt hiệu quả nhất. Vậy trồng răng cấm bao nhiêu tiền hiện nay? Trồng răng cấm bao nhiêu tiền phụ thuộc vào yếu tố nào? Rất nhiều người băn khoăn vì...

Xem chi tiết
Trồng Răng Sứ Giá Bao Nhiêu 1 Chiếc

Hiện nay, trồng răng sứ đang là phương pháp nha khoa thẩm mỹ được khá nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Trong đó, đại đa số khách hàng đều thắc mắc trồng răng sứ giá bao nhiêu 1 chiếc. Bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng hiểu yếu tố ảnh hưởng tới giá và chi phí trồng răng sứ cụ thể từ A đến Z. Yếu tố nào ảnh hưởng tới trồng răng sứ giá bao nhiêu 1 chiếc? Với câu hỏi trồng răng sứ giá bao nhiêu 1 chiếc sẽ có 4 yếu tố tác động tới mức...

Xem chi tiết
Niềng Răng Hô Không Nhổ Răng

Hiện tại răng bạn bị hô khiến cho việc giao tiếp không được tự tin. Bạn muốn niềng răng để cải thiện tình trạng này, nhưng lại băn khoăn vì không biết niềng răng hô không nhổ răng có được không? Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời cho vấn đề này. Niềng răng hô có cần nhổ răng không? Đối tượng thực hiện Niềng răng hô không cần nhổ răng là phương pháp bác sĩ sử dụng các khí cụ để đưa răng về đúng vị trí như mong muốn mà không phải nhổ...

Xem chi tiết
Bọc Răng Sứ Ở Đâu Tốt Nhất? TOP 12 Nha Khoa Uy Tín Năm 2023

Số lượng nha khoa mọc lên ngày càng nhiều, điều đó khiến cho khách hàng băn khoăn không biết bọc răng sứ ở đâu tốt và chất lượng. Ngay sau đây sẽ là một số tiêu chí lựa chọn nha khoa uy tín và 12 địa chỉ bạn có thể tham khảo để việc bọc răng sứ đạt hiệu quả cao nhất. Tiêu chí lựa chọn nha khoa bọc răng sứ tốt nhất Trong quá trình lựa chọn nha khoa bọc răng sứ uy tín, bạn cần chú ý tới một số yếu tố sau đây: [caption id="attachment_15926" align="aligncenter" width="768"]...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Dinh dưỡng
Niềng răng Leetray là gì? Có tốt không và khi nào nên thực hiện? 

Niềng răng Leetray là gì? Có tốt không và khi nào nên thực hiện? 

Niềng răng Leetray là kỹ thuật niềng răng trong suốt khá phổ biến hiện nay. Phương pháp phục hình răng...
Trường hợp sâu răng phát triển năng, bắt buộc loại bỏ phần tủy răng

Bọc Răng Sứ Cho Răng Sâu Là Thế Nào? Quy Trình Và Bảng Giá Chi...

Răng bị sâu nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể lây lan và ảnh hưởng trực...
Răng sâu bị lồi thịt: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị tận gốc

Răng Sâu Bị Lồi Thịt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Bệnh

Răng sâu bị lồi thịt là một bệnh lý nha khoa nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng nguy...
Nha khoa Phong Phú được đông đảo khách hàng tại khu vực Bình Chánh lựa chọn

Nha Khoa Bình Chánh Và Tổng Hợp 11 Địa Chỉ Uy Tín, Chất Lượng 2023

Số lượng dân cư sinh sống tại khu vực Bình Chánh đang ngày càng tăng cao, điều đó đồng nghĩa...
Đau răng khi mang thai tháng cuối: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả nhất

Đau Răng Khi Mang Thai Tháng Cuối: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Đau răng khi mang thai tháng cuối là tình trạng mà nhiều mẹ bầu dễ gặp phải hiện nay. Bệnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top