5 Thuốc Chống Đông Máu Và Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Dùng

Thuốc chống đông máu được dùng để phòng ngừa và điều trị nhanh các bệnh lý về tim mạch do cục máu đông gây ra. Tuy nhiên loại thuốc này có dược tính rất mạnh, do đó người bệnh không được tự ý sử dụng khi chưa có sự kê đơn từ bác sĩ. Hơn nữa trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần được theo dõi chặt chẽ để kịp thời xử lý các tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Top 5 các loại thuốc chống đông máu tốt nhất hiện nay

Thuốc chống đông máu là nhóm thuốc có khả năng làm phá vỡ những cục máu đông và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị các bệnh tim mạch, huyết khối tĩnh mạch hoặc bệnh nhân vừa mới phẫu thuật xong. Hiện nay y khoa đã cho ra đời rất nhiều loại thuốc chống đông máu để giúp làm tan các cục máu đông. Bạn cần chú ý sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng để giúp đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Dưới đây là các thuốc chống đông máu được dùng phổ biến nhất hiện nay:

Thuốc Acetylsalicylic (ASA) chống tập kết tiểu cầu

Thuốc Acetylsalicylic (ASA) hay còn được biết đến với tên gọi là thuốc Aspirin. Thuốc này có tác dụng chống tập kết tiểu cầu, được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh lý về tim mạch. Acetylsalicylic có tác dụng chính đó là kháng viêm, hạ sốt, giảm đau, giúp loại bỏ sự hình thành của các cục máu đông và ngăn ngừa biến chứng đột quỵ.

Thuốc Acetylsalicylic (ASA) chống tập kết tiểu cầu
Thuốc Acetylsalicylic (ASA) chống tập kết tiểu cầu

Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế COX của tiểu cầu. Tức là làm ảnh ảnh hưởng quá trình tổng hợp chất gây tập kết tiểu cầu thromboxan A2. Trong y khoa, các bác sĩ thường dùng loại thuốc này cho những trường hợp bệnh nhân bị đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, phòng ngừa đột quỵ và biến chứng tim mạch. Tuy nhiên thuốc ASA có thể làm tăng nguy cơ bị chảy máu ở những vết thương hở. Do đó nếu người bệnh đang có vết thương hở ở trong hoặc ngoài cơ thể thì tuyệt đối không được tùy tiện dùng thuốc này.

Cách sử dụng:

  • Thuốc sử dụng theo đường uống với liều lượng cho bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
  • Trường hợp người bệnh bị các bệnh lý tim mạch cấp tính có thể dùng từ 150 – 300mg/ngày.
  • Trường hợp người bệnh muốn điều trị dự phòng và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tim mạch thì nên dùng từ 75 – 150 mg/ngày.

Thuốc chống đông máu của Nga Clopidogrel

Clopidogrel là thuốc chống đông máu có nguồn gốc xuất xứ từ Nga. Trong thành phần của thuốc có chứa 75mg Clopidogrel, khi đi vào cơ thể thuốc sẽ giúp ngăn ngừa hình thành các cục máu đông bên trong thành động mạch, giúp làm giảm nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Thuốc Clopidogrel sẽ được các bác sĩ kê đơn trong những trường hợp như: Đau tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, hội chứng mạch vành cấp tính hoặc chứng đau thắt ngực không ổn định.

Thuốc chống đông máu của Nga Clopidogrel
Thuốc chống đông máu của Nga Clopidogrel

Cách sử dụng:

  • Thuốc được dùng ở đường uống.
  • Dùng mỗi ngày 1 lần, mỗi lần chỉ uống 1 viên.
  • Nên uống thuốc vào một khung giờ cố định trong ngày, tốt nhất nên uống sau khi ăn trưa khoảng 30 phút.
  • Nếu quên 1 liều bạn có thể uống ngay khi nhớ ra, nếu liều quên gần sát với liều sắp thuốc thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục uống thuốc như bình thường. 

Dung dịch Heparin-Belmed

Thuốc chống đông máu Heparin-Belmed được bào chế dưới dạng dung dịch trong suốt hoặc có màu vàng nhạt. Thuốc được dùng dưới dạng tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Thành phần chính của thuốc Heparin-Belmed đó là Heparin natri, Benzyl Alcohol, Natri Clorid và nước cất pha tiêm. Loại thuốc này thường được chỉ định dùng để điều trị bệnh tĩnh mạch sâu, huyết khối nghẽn động mạch, tắc nghẽn phổi. Ngoài ra, Heparin-Belmed còn được dùng để chống hình thành các cục máu đông sau phẫu thuật tim mạch, làm chất chống đông máu trong truyền máu và giúp bảo quản máu xét nghiệm,…

Dung dịch Heparin-Belmed
Dung dịch Heparin-Belmed

Cách sử dụng:

  • Thuốc được dùng ở dạng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da.
  • Liều lượng thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định cho từng trường hợp cụ thể.
  • Trường hợp tiêm tĩnh mạch gián đoạn cần làm thêm xét nghiệm thời gian đông máu trước khi tiêm.
  • Trường hợp tiêm nhỏ giọt liên tục cần xét nghiệm thời gian đông máu khoảng 4 tiếng một lần ở giai đoạn đầu.
  • Trường hợp tiêm thuốc sâu cần làm xét nghiệm thời gian đông máu từ 4-6 giờ sau khi tiêm thuốc.

Thuốc chống đông máu Metalyse

Metalyse nằm trong nhóm thuốc tim mạch nhưng có tác dụng chống đông máu hiệu quả. Thuốc được nghiên cứu và sản xuất bởi Công y dược phẩm Boehringer Ingelheim Pharma GmbH & Co.KG. đến từ Đức. Trong thành phần của Metalyse có chứa các hoạt chất như Tenecteplase 50m, L-Arginin, Aeid Phosphorie, Polysorbat 20,… Khi đi vào cơ thể, chúng sẽ làm tan các cục máu đông bên trong mạch máu, giúp ngăn ngừa tình trạng đông máu. Ngoài ta, thuốc còn được sử dụng để cải thiện các triệu chứng của bệnh nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não và đột quỵ.

Thuốc chống đông máu Metalyse
Thuốc chống đông máu Metalyse

Cách sử dụng:

  • Thuốc được kê đơn dựa trên tình trạng bệnh cụ thể của từng người.
  • Việc dùng thuốc cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý mua thuốc về sử dụng. 
  • Trong suốt quá trình điều trị bệnh, bạn không được tự ý thay đổi liều lượng để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc chống đông máu Warfarin

Warfarin cũng nằm trong nhóm thuốc chống đông máu kháng vitamin K. Đây cũng là một trong những loại thuốc chống đông máu mang đến hiệu quả cao và được dùng phổ biến hiện nay. Thành phần chính có trong thuốc là hoạt chất Warfarin natri. Tuy nhiên ở mỗi loại thuốc Warfarin thì nồng độ của thành phần này lại có sự khác nhau. Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc trong trường hợp bị huyết khối tĩnh mạch và nghẽn mạch phổi cấp tính, phòng ngừa đông máu ở bệnh nhân sau phẫu thuật, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh nhồi máu cơ tim….

Thuốc chống đông máu Warfarin
Thuốc chống đông máu Warfarin

Cách sử dụng:

  • Trong 2 ngày đầu tiên, người bệnh uống thuốc với liều lượng từ 5-10mg/ngày. 
  • Từ những ngày tiếp theo, bác sĩ sẽ xét nghiệm xác định INR để điều chỉnh lại liều lượng sao cho phù hợp.
  • Người bệnh có thể được yêu cầu sử dụng Warfarin với liều lượng duy trì từ 2 – 10mg/ngày với thời gian do bác sĩ chỉ định.
  • Người bệnh có thể dùng thuốc Warfarin cùng lúc hoặc bắt đầu sau khi sử dụng Heparin.

Uống thuốc chống đông máu nên ăn gì kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với những người bệnh đang sử dụng thuốc chống các cục máu đông. Cụ thể như sau:

  • Thực phẩm không nên ăn: Uống thuốc chống đông máu nên kiêng ăn những thực phẩm giàu vitamin K. Bởi vitamin K tham gia vào quá trình tổng hợp các yếu tố đông máu, giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu vết thương. Do đó người bệnh đang uống thuốc chống đông máu thì nên tránh sử dụng những thực phẩm sau: Quả bơ, việt quất, bí ngô, đậu nành, cải xoăn, rau bina, rau cải thìa, rau diếp, rau dền, rau diếp, rau chân vịt, măng tây, bắp cải, bông cải xanh, khoai lang, đậu bắp, đậu Hà Lan.
  • Thực phẩm nên ăn: Uống thuốc chống đông máu nên ăn những thực phẩm giàu omega 3, vitamin E, salicylat,… để ngăn ngừa sự hình thành tiểu cầu và các cục máu đông. Chúng giúp làm loãng máu ở mức độ vừa phải mà không gây chảy máu. Một số loại thực phẩm bạn nên sử dụng khi đang dùng thuốc chống đông máu đó là: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá tuyết, viên nang dầu cá, hạnh nhân, quả phỉ, quả óc chó, yến mạch, lúa mì, đậu lăng, tỏi, nghệ, gừng, cam thảo, bạc hà.
Những thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi rất tốt cho người bệnh
Những thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi rất tốt cho người bệnh

Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc chống đông máu

Thuốc chống đông máu là loại thuốc được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ. Tuy nhiên người bệnh không được tùy tiện sử dụng loại thuốc này bởi nếu dùng thuốc sai cách sẽ gây ra những tác dụng phụ hết sức nguy hiểm như xuất huyết não, kẹt van tim nhân tạo,… Do đó trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Uống thuốc đều đặn vào một khung giờ cố định trong ngày. Liều lượng sử dụng cần được thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi thuốc, tăng giảm liều lượng hoặc ngưng dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Trường hợp người bệnh quên 1 liều thuốc thì nên uống ngay khi vừa nhớ ra. Nhưng nếu gần kề với liều kế tiếp thì nên uống như bình thường và bỏ qua liều đã quên. Hãy nhớ tuyệt đối không được uống gấp đôi liều sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc Tây y, Đông y hoặc thực phẩm chức năng nào thì cần thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa. Bởi có rất nhiều loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống đông máu. Vì thế rất có thể bạn sẽ phải tạm ngừng sử dụng những loại thuốc này để tránh gây ra những phản ứng hóa học không tốt cho sức khỏe.
  • Một số loại thuốc có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông màu và dễ gây xuất huyết đó là: Amiodarone, Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin, thuốc chống viêm không steroid,… Trong khi đó, các loại thuốc giúp làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu là thuốc bổ và các loại thực phẩm chức năng chứa vitamin K.
  • Người bệnh cần chú ý khi tham gia vào các hoạt động dễ gây va chạm, chấn thương trong quá trình sử dụng thuốc chống đông máu. Nếu bị chấn thương, cơ thể bạn sẽ rất khó cầm máu. Trường hợp bị tai nạn chảy nhiều máu cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
  • Nếu bạn có ý định nhổ răng hoặc thực hiện bất kỳ phẫu thuật nào cần thông báo cho bác sĩ về loại thuốc chống đông máu mà bạn đang sử dụng.
  • Trường hợp người bệnh có những dấu hiệu bất thường trong thời gian sử dụng thuốc chống đông máu cần thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa biết. Một số dấu hiệu cần chú ý như: Trong nước tiêu và trong phân có máu, kinh nguyệt kéo dài bất thường, ho hoặc nôn ra máu, chảy máu cam thường xuyên, xuất hiện các vết bầm tím dưới da không rõ nguyên nhân, chảy máu chân răng, chóng mặt hoa mắt mệt mỏi kéo dài,…
  • Những người đang dùng thuốc chống đông máu nhóm kháng kali cần tiến hành xét nghiệm máu thường xuyên để điều chỉnh lại liều lượng thuốc sao cho hợp lý. Một số trường hợp sẽ được cân nhắc dùng sang loại thuốc giải độc vitamin K.
  • Nữ giới đang trong thời gian dùng thuốc chống đông máu thì không nên mang thai và sinh nở. Bởi dược tính trong thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, chảy máu ở thai nhi và xuất huyết nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến tính mạng. Ngoài ra phụ nữ đang cho con bú cũng không nên sử dụng loại thuốc này.
Nên sử dụng thuốc chống đông theo chỉ dẫn của bác sĩ
Nên sử dụng thuốc chống đông theo chỉ dẫn của bác sĩ

Như vậy bài viết trên đây đã giới thiệu tới bạn top 5 loại thuốc chống đông máu tốt nhất được các bác sĩ sử dụng phổ biến trong điều trị. Hy vọng thông qua bài viết bạn có thêm được nhiều kiến thức bổ ích hơn. Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc này ra sao cần có sự thăm khám kỹ lưỡng từ bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Array

Chia sẻ

Thuốc chữa

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top