9 Thuốc Giãn Cơ Bắp Chân Giảm Đau Tức Thì Được Bác Sĩ Kê Đơn
Bắp chân là bộ phận cơ thể thường gặp tình trạng giãn cơ, căng cơ gây đau đớn, khó chịu. Tình trạng này xuất hiện khi đi bộ lâu, chạy nhảy hoặc vô tình trượt chân. Nếu diễn ra nhiều lần và không được điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến tình trạng rách cơ hoàn toàn. Những lúc này, phương pháp điều trị hữu hiệu nhất chính là sử dụng thuốc giãn cơ bắp chân. Cùng các chuyên gia sức khỏe tại Tổ Hợp Y Tế Cổ Truyền Biện Chứng Quân Dân 102 khám phá ngay 9 loại thuốc được kê đơn giúp giảm đau hiệu quả nhất.
Khám phá 9 thuốc giãn cơ bắp chân giảm đau bác sĩ kê đơn
Nhắc đến các loại thuốc giãn cơ bắp chân hiệu quả giảm đau tức thì, chắc chắn sẽ không thể bỏ qua 9 cái tên dưới đây. Tuy nhiên, loại thuốc giãn cơ nào cũng sẽ gây ra một vài tác dụng phụ đến cơ thể. Vậy nên, bạn cần tham khảo kỹ cách sử dụng của mỗi loại thuốc.
Thuốc giãn cơ bắp chân Baclofen
Baclofen là loại thuốc có công dụng làm giảm tình trạng giãn cơ bắp hoặc co cứng cơ bắp do bệnh đa xơ cứng. Thuốc được bào chế ở 2 dạng: Dạng viên nén và dạng dung dịch tiêm truyền, tùy vào khả năng đáp ứng của người dùng để lựa chọn dạng thức thích hợp.
Liều dùng:
- Liều uống: Uống 5mg/lần, đều đặn uống 3 lần mỗi ngày.
- Liều tiêm truyền: Liều đầu tiên là 25 – 50mcg/lần tiêm truyền 1 phút, tăng liều lên 25mcg sau 24 tiếng và tăng lên 100mcg sau 4 – 8 giờ tiếp theo.
Liều dùng cho trẻ:
- Trẻ từ 1 đến 2 tuổi: Uống 10 đến 20mg/ngày.
- Trẻ từ 2 đến 6 tuổi: Uống 20 đến 30mg/ngày.
- Trẻ từ 6 đến 8 tuổi: Uống 30 đến 40mg/ngày.
- Trẻ hơn 8 tuổi: Uống tối đa 60mg/ngày.
Tác dụng phụ của thuốc:
Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng Baclofen điều trị giãn cơ bắp chân như: Choáng váng, chóng mặt, mất ngủ, mệt mỏi, táo bón, những đầu, bí tiểu,…
Bị giãn cơ bắp chân uống thuốc gì? Cyclobenzaprine
Trong quá trình điều trị bệnh giãn cơ bắp chân, Cyclobenzaprine được rất nhiều bác sĩ kê vào đơn thuốc nhờ khả năng hỗ trợ điều trị giãn cơ và vật lý trị liệu, giúp giảm tối đa các cơn co thắt cơ cấp tính. Thuốc Cyclobenzaprine bào chế ở dạng viên nang hoặc viên nén, được khuyến nghị sử dụng trong 1 thời gian ngắn khoảng 2 – 3 tuần để tránh các tác dụng phụ.
Liều dùng:
- Viên phóng thích tức thời: Sử dụng 5mg/lần, 3 lần/ngày. Tùy thể trạng đáp ứng, có thể tăng lên liều 10mg/lần, 3 lần/ngày.
- Viên phóng thích kéo dài: Sử dụng 15mg/lần/ngày. Tùy thể trạng đáp ứng, có thể tăng lên liều 30mg/lần/ngày.
Chú ý, thuốc giãn cơ bắp chân Cyclobenzaprine chỉ sử dụng cho các đối tượng từ 15 tuổi trở lên. Thận trọng sử dụng cho các đối tượng bị suy gan thận. Với phụ nữ có thai hoặc trong thời kỳ cho con bú, chỉ sử dụng Cyclobenzaprine khi thực sự cần thiết và phải tuân theo sự chỉ dẫn liều dùng từ bác sĩ.
Winnol 750 giảm chứng giãn cơ bắp chân
Winnol 750 thuộc nhóm thuốc điều trị giãn cơ bắp chân, tăng trương lực cơ. Thuốc có thành phần chính là Methocarbamol, được chỉ định trong các trường hợp đau cấp tính hoặc đau mãn tính do bong gân, căng cơ và giảm đau do co thắt.
Đặc biệt, các hoạt chất trong thuốc có khả năng làm dịu hệ thần kinh trung ương, giúp giảm cơn đau trong vòng 30 phút sau khi uống và hiệu quả được duy trì trong thời gian dài.
Liều dùng:
- Người trưởng thành: Uống 1 đến 2 viên/lần, mỗi ngày uống 4 lần.
- Người cao tuổi: Uống 1 viên/lần, mỗi ngày uống 3 lần.
AM Dexcotyl
Trong Top 9 thuốc giãn cơ bắp chân giảm đau tức thì được bác sĩ kê đơn chắc chắn không thể thiếu AM Dexcotyl. Thuốc có thành phần chính là Mephenesin, tác động đến hệ thần kinh trung ương, giúp giảm các cơn đau do co thắt cơ xương. Đặc biệt, AM Dexcotyl được chỉ định đặc trị cho các trường hợp rối loạn tư thế cột sống, thoái hóa xương khớp,…
Thuốc được điều chế sử dụng cho những đối tượng trên 15 tuổi. Chống chỉ định cho phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú, những người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin, người mẫn cảm với thành phần của thuốc.
Liều dùng: Mỗi lần 2 – 4 viên, ngày sử dụng đều đặn 3 lần.
Thuốc Diazepam – thuốc giãn cơ bắp chân hiệu quả
Thuốc Diazepam được bác sĩ kê toa giúp làm dịu các cơn co cứng bắp chân do chấn thương hoặc bị viêm, nhờ đó hệ cơ được thư giãn, giảm nhanh đau đớn ngay sau 30 phút sử dụng. Hiệu quả này có được do khi uống Diazepam, hoạt tính GAGB tăng lên ngăn cản các cơ co cứng. Ngoài ra, loại thuốc giãn cơ bắp chân này còn có tác dụng an thần, giảm căng thẳng lo âu.
Nhưng tương tự như phần lớn các loại thuốc điều trị giãn cơ, Diazepam cũng gây ra một số phản ứng phụ gồm: mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt.
Epelax điều trị giãn cơ bắp chân
Thuốc Epelax được xếp vào nhóm thuốc điều trị giãn cơ và điều trị tăng trương lực cơ. Với thành phần chính từ Eperison hydrochlorid, thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương và hệ cơ trơn giúp giãn cơ bắp, điều trị liệt cứng do chấn thương, thoái hóa tủy, hậu phẫu thuật,…
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng Epelax, người uống có thể gặp một số tác dụng phụ như: Mất ngủ, chóng mặt, rối loạn chức năng gan thận, ngứa ngáy phát ban,..
Liều dùng: 1 viên/lần, uống đều đặn 3 lần/ngày.
Đối với những người có cơ địa nhạy cảm với thành phần của Epelax thì không nên sử dụng loại thuốc này trong điều trị giãn cơ bắp chân.
Giảm đau cơ bắp với Methocarbamol
Methocarbamol được sử dụng trong quá trình điều trị giảm đau do các cơn co thắt cơ xương tại bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Bên cạnh đó, thuốc Methocarbamol cũng dùng với mục đích hỗ trợ trong quá trình vật lý trị liệu nhờ khả năng thư giãn hệ cơ bắp hiệu quả.
Liều dùng:
- Liều khởi đầu là 2 viên/lần, ngày uống 4 lần.
- Liều duy trì từ 1 đến 3 viên/lần, ngày uống 4 lần.
Thuốc giãn cơ bắp chân Chlorzoxazone
Thuốc Chlorzoxazone có tác dụng giảm đau, cứng bắp chân do căng cơ và bong gân. Để tăng hiệu quả sử dụng, Chlorzoxazone sẽ được kết hợp cùng các bài vật lý trị liệu và một chế độ sinh hoạt hợp lý nhất. Hiện nay, Chlorzoxazone được bào chế dưới dạng viên nén tiện dụng, có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em.
Liều dùng:
- Người lớn: Uống 250 – 750 mg/lần, uống từ 3 – 4 lần mỗi ngày. Giảm dần liệu lượng theo hướng dẫn của bác sĩ khi bệnh được cải thiện.
- Trẻ em: Uống 125 – 500 mg/lần, uống từ 3 – 4 lần mỗi ngày.
Tác dụng phụ của Chlorzoxazone được tìm thấy như: Buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, đau bụng, đau đầu,…
Sử dụng Acrium khi bị giãn cơ bắp chân
Khi bị giãn cơ bắp chân, thuốc Acrium sẽ là sự lựa chọn lý tưởng giúp xóa sổ các cơn đau co rút. Thuốc được bào chế dưới dạng tiêm truyền, có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh trên 1 tháng tuổi.
Liều dùng:
- Tiêm tĩnh mạch: Khuyến nghị liều dùng từ 0,3 – 0,6mg/kg sẽ giãn cơ trong 15 – 35 phút.
- Truyền tĩnh mạch: Truyền với tốc độ 0,3 – 0,6 mg/kg/giờ sẽ giãn cơ được trong suốt quá trình làm phẫu thuật.
Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Acrium như: Kích ứng da, nổi mề đay, rối loạn nhịp thở, tăng/giảm huyết áp, thậm chí co giật.
Cảnh báo quan trọng về tác dụng phụ của thuốc giãn cơ bắp chân
Không chỉ riêng Top 9 thuốc giãn cơ bắp chân được bác sĩ kê đơn mà hầu hết loại thuốc điều trị giãn cơ đều có tác dụng phụ. Nguyên nhân bởi cơ chế chính của loại thuốc này là tác động lên hệ thần kinh trung ương, gồm cả não và tủy sống. Do vậy, các tác dụng phụ phổ biến mà thuốc giãn cơ bắp thường xuất hiện chính là buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt,… Vậy nên, người sử dụng tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, khi gặp tình trạng này, nên dừng uống ngay và trao đổi với dược sĩ hoặc đến trực tiếp phòng khám để được bác sĩ kiểm tra.
Lưu ý khi uống thuốc giãn cơ bắp chân
Để đảm bảo sử dụng thuốc giãn cơ bắp chân hiệu quả cao, không gây tác động xấu đến sức khỏe, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn dùng thuốc của bác sĩ: Việc tự ý uống hoặc lạm dụng thuốc giảm có thể gây nhờn thuốc, phụ thuộc vào thuốc hoặc các tổn hại đến gan, thận hoặc dạ dày. Vì thế, người bệnh tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn dùng thuốc của bác sĩ.
- Ngừng sử dụng khi gặp tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ của thuốc như chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ hoặc co giật,… có thể xảy ra trong khi dùng thuốc giãn cơ. Khi gặp những triệu chứng này, nên dừng uống và đến phòng khám để được bác sĩ kiểm tra, có chỉ định thay thế thuốc khi cần thiết.
- Không vận động mạnh trong quá trình sử dụng thuốc: Khi bị căng cơ bắp chân, điều quan trọng nhất là không gây áp lực cho hệ cơ. Cách tốt nhất là không vận động quá mạnh như chạy bộ, bê vác vật nặng,…
- Thực hiện bài tập giãn cơ bắp chân: Kết hợp vật lý trị liệu giúp thúc đẩy hiệu quả điều trị bệnh nhanh hơn đáng kể. Vậy nên, khi bị giãn cơ bắp chân, bạn nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, hỗ trợ hệ cơ vận động tốt nhất.
9 thuốc giãn cơ bắp chân giảm đau được chia sẻ chi tiết trong bài viết giúp bạn đọc có thêm những kiến thức bổ ích về loại thuốc này. Nếu đang bị tình trạng giãn cơ bắp tra tấn, hãy đến ngay phòng khám chuyên khoa để được kiểm tra chi tiết và được bác sĩ lên đơn hiệu quả, chuẩn xác, an toàn!
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!