Đi tiểu nhiều là bệnh gì? Nguyên nhân và biện pháp điều trị
Notice: Array to string conversion in /home/quandan102.com/public_html/wp-includes/shortcodes.php on line 434
Đi tiểu nhiều là tình trạng rối loạn tiểu tiện nhiều người gặp phải. Tuy không phải là bệnh lý nhưng việc tiểu nhiều tiểu không hết có thể gây ra những bất tiện và làm tăng nguy cơ mắc bệnh về thận, tiết niệu. Do vậy, người bệnh không nên chủ quan, cần theo dõi sát sao các tín hiệu của cơ thể.
Đi tiểu nhiều là gì?
Tiểu nhiều không phải là bệnh lý mà là triệu chứng bất thường của sinh lý hoặc một bệnh lý nào đó. Tuy tần suất tiểu tiện dày đặc chưa gây nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng của người bệnh nhưng lại khiến cuộc sống sinh hoạt đảo lộn, ảnh hưởng không nhỏ tới công việc.
Các nghiên cứu của Hội Niệu học quốc tế cho thấy, trung bình một người đi tiểu 6-8 lần/ngày. Do đó, nếu số lần tiểu tiện lớn hơn 8 được gọi là đi tiểu nhiều. Tuy không phải tất cả các bệnh nhân đều giống nhau nhưng đây được xem là thống kê tương đối chính xác.
Tiểu nhiều là bị bệnh gì?
Khi một người liên tục đi tiểu, số lần tiểu tiện/ngày lớn hơn 8 nhưng không liên quan đến sinh lý hoặc do uống nhiều nước thì có thể đang mắc bệnh lý nào đó. Các bệnh lý gây ra tình trạng đi tiểu nhiều chủ yếu liên quan đến đường tiết niệu.
Bàng quang tăng hoạt (OAB)
Đây là một trong những nguyên nhân gây tiểu nhiều thường gặp nhất. Bệnh lý này xảy ra khi các dây thần kinh trung ương phát đi tín hiệu sai lệch khiến cơ bàng quang co bóp liên tục khiến người bệnh cảm thấy buồn tiểu, tăng số lần tiểu tiện trong ngày.
Theo thống kê của Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ, có tới 33 triệu người Mỹ mắc hội chứng OAB. Tình trạng này khiến cuộc sống của đa số bệnh nhân bị rối loạn, ảnh hưởng đến công việc và học tập.
Suy thận mạn tính
Ở giai đoạn đầu, suy thận mạn tính có thể khiến chức năng cô đặc của nước tiểu bị hạn chế. Từ đó khiến bệnh nhân bị tiểu đêm, tần suất đi tiểu trong ngày nhiều lên.
Trong một số trường hợp, nước tiểu của người bệnh còn lẫn bọt, bệnh nhân luôn cảm thấy đau lưng, mệt mỏi do cơ thể bị suy nhược. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe.
Sỏi thận, sỏi tiết niệu
Khi đường tiết niệu hoặc thận có sỏi sẽ khiến cổ bàng quang bị kích thích sinh ra hiện tượng đi tiểu nhiều. Đi kèm với triệu chứng tiểu nhiều, người bệnh có thể bị đau lưng, tiểu buốt, tiểu khó, dòng chảy nước tiểu yếu. Những bệnh nhân có sỏi nếu không được chữa trị kịp thời có thể phải đối diện với nguy cơ suy thận.
Đái tháo đường
Một trong những dấu hiệu sớm của đái tháo đường type 1, 2 là tiểu nhiều. Điều này cho thấy người bệnh đang phải đối mặt với một số biến chứng ở các dây thần kinh truyền tín hiệu đến bàng quang.
Ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang cũng có thể là nguyên nhân gây tiểu nhiều. Bởi khi khối u ở bàng quang phát triển về kích thước sẽ chèn ép, làm cho bàng quang chảy máu khiến bệnh nhân tiểu nhiều vào ban ngày và cả ban đêm.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Tình trạng này xảy ra khi có sự xâm nhập của các loại vi khuẩn. Chúng thường đi ngược từ niệu đạo lên bàng quang gây ra nhưng rối loạn tiểu tiện, trong đó có tiểu nhiều.
Phì đại tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là bệnh lý nam khoa phổ biến, biểu hiện cụ thể là đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt. Đôi khi nước tiểu của bệnh nhân còn có màu trắng đục, chảy ra ngoài thành nhiều tia. Bệnh lý này khi không được điều trị triệt để có thể gây giảm chất lượng tinh trùng, ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản.
Tiểu nhiều có sao không? Có nguy hiểm không?
Tiểu nhiều có tốt không là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Thực tế, triệu chứng đi tiểu nhiều lần trong ngày nếu do việc sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc thực phẩm kích thích bàng quang sẽ không đáng quan ngại và có thể tự khỏi sau vài ngày.
Tuy nhiên, nếu bị tiểu nhiều và đau lưng liên tục có thể là biểu hiện của những bất thường ở hệ tiết niệu. Khi không được thăm khám và kịp thời có biện pháp can thiệp tình trạng này sẽ gây nhiều rắc rối cho cuộc sống, khiến bệnh nhân đối diện với hàng loạt nguy cơ như:
- Mặc cảm, tự ti, luôn trong trạng thái mệt mỏi, cơ thể suy nhược.
- Chức năng sinh lý bị suy giảm.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tiết niệu, thậm chí là nhiễm trùng đường tiết niệu. Đôi khi bệnh nhân tiểu nhiều cũng sẽ bị huyết áp cao, tim mạch…
Do vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám khi nhận thấy những bất thường của cơ thể. Không nên chủ quan xem nhẹ các dấu hiệu để tránh gây hại cho sức khỏe.
Các hình thức chẩn đoán
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân đi tiểu nhiều lần, trước hết bác sĩ sẽ thăm khám tiền sử bệnh thông qua các câu hỏi. Sau đó, bệnh nhân được chỉ định lấy mẫu nước tiểu để phát hiện các bất thường như nhiễm trùng nước tiểu, nồng độ vi khuẩn trong nước tiểu,…
Các xét nghiệm hữu ích, giúp bác sĩ phát hiện bệnh lý gây tiểu nhiều gồm:
- Quét siêu âm bàng quang: Nhằm xác định xem bàng quang còn sót lại nước tiểu sau khi đã đi tiểu hay không.
- Nội soi bàng quang: Được tiến hành thông qua thiết bị chuyên dụng. Mục đích của việc nội soi là xem xét kỹ những viêm nhiễm (nếu có) ở bàng quang để đưa ra chẩn đoán cuối cùng.
- Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra hoạt động của hệ tiết niệu. Bởi đôi khi, hệ tiết niệu đang có vấn đề cũng gây ra những rối loạn tiểu tiện nhất định, trong đó có đi tiểu nhiều lần.
Phương pháp điều trị đi tiểu nhiều
Đi tiểu nhiều lần khiến người bệnh mệt mỏi, lo âu, thậm chí thiếu ngủ, cơ thể suy nhược. Hiện nay cả dân gian, Tây y và Đông y đều có những phương pháp điều trị tiểu nhiều với hiệu quả được đánh giá cao. Dưới đây là các biện pháp điều trị bệnh nhân có thể tham khảo:
Bài thuốc dân gian trị tiểu ngày nhiều lần
Trong dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc có tác dụng cải thiện rối loạn tiểu tiện. Tuy an toàn, lành tính nhưng cần thời gian dài những bài thuốc này mới phát huy hiệu quả.
Lá húng quế
Húng quế là loại rau gia vị có tác dụng chống oxy hóa. Ngoài ra, trong húng quế còn chứa thành phần kháng khuẩn tự nhiên có tác dụng loại bỏ những nhiễm trùng ở đường tiết niệu, cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều lần.
Cách thực hiện:
- Lấy 8-10 lá húng quế rửa sạch rồi nghiền nát, lọc bỏ bã.
- Cho vào phần nước húng quế thu được 2 thìa mật ong sau đó khuấy đều. Uống mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng trước khi ăn để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh.
Giá đỗ
Giá đỗ là món ăn giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Các thành phần có trong loại thực phẩm này giúp thanh nhiệt, giải độc, chống viêm loại bỏ các yếu tố gây tiểu nhiều lần trong ngày.
Đồng thời, trong giá đỗ cũng chứa các loại khoáng chất, vitamin, giúp tăng lượng testosterone cho nam giới, cải thiện tình trạng rối loạn tiểu tiện do bệnh lý tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt gây nên.
Cách thực hiện:
- Lấy 500g giá đỗ rửa sạch rồi luộc với nước.
- Đem pha phần nước thu được với 50gr đường, chia nhỏ lượng nước thu được để uống trong ngày. Có thể tận dụng phần giá đỗ ăn thay rau.
Dạ dày lợn và gạo tẻ
Đây là bài thuốc được dân gian lưu truyền từ lâu với hiệu quả được đánh giá cao. Khi sử dụng kiên trì, tình trạng đi tiểu nhiều lần được cải thiện rõ rệt.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 cái dạ dày lợn và 150gr gạo tẻ.
- Đem hai nguyên liệu đi rửa sạch và để cho ráo. Dạ dày thái nhỏ, cho vào nồi cùng gạo tẻ và thêm nước để nấu cháo.
- Nấu cho đến khi dạ dày chín mềm, gạo nhừ thì tắt bếp. Chia lượng cháo thành 2 phần và ăn hết trong ngày.
Điều trị tiểu nhiều bằng Tây y
Đối với các bệnh nhân bị đi tiểu nhiều lần thể nhẹ, tình trạng bệnh lý không quá nghiêm trọng có thể được chỉ định dùng thuốc điều trị nội khoa. Các nhóm thuốc gồm:
Nhóm thuốc kháng cholinergic
Tác dụng của các loại thuốc thuộc nhóm cholinergic là ức chế sự hoạt động quá mức của các tế bào thần kinh truyền tín hiệu đến bàng quang. Khi bàng quang không rối loạn co bóp, tình trạng đi tiểu nhiều lần sẽ được cải thiện.
Tuy được sử dụng phổ biến nhưng các loại thuốc thuộc nhóm cholinergic có thể gây một số tác dụng không mong muốn như: Táo bón, khô miệng, rối loạn nhịp tim, buồn ngủ….
Thuốc kháng sinh
Nhóm thuốc này được sử dụng cho các bệnh nhân bị tiểu tiện nhiều lần do bệnh về tiết niệu, điển hình là nhiễm trùng đường tiết niệu. Các loại thuốc này có tác dụng là làm lành các tổn thương, tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Đối với những bệnh nhân viêm nhiễm nhẹ, thời gian dùng thuốc chỉ khoảng 3 ngày. Trường hợp viêm nhiễm thể nặng, người bệnh có thể phải dùng thuốc kháng sinh trong 7-14 ngày. Một số thuốc kháng sinh thường được chỉ định gồm:
- Amoxicillin
- Doxycycline
- Trimethoprim-sulfamethoxazole
Bên cạnh nhóm thuốc kháng sinh và thuốc cholinergic, người bệnh cũng có thể được chỉ định dùng phenazopyridine, hydroxyzine, tolterodine,… Liều dùng, cách dùng sẽ tùy thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân.
Bị tiểu nhiều lần nên ăn gì, kiêng gì?
Để quá trình điều trị đạt hiệu quả mong muốn, người bị đi tiểu nhiều lần cũng cần xây dựng thực đơn khoa học. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bệnh nhân nên ăn đủ chất, tận dụng chất xơ từ rau, củ quả và hạn chế những thực phẩm tích nước hoặc khiến bàng quang kích thích. Cụ thể như sau:
Các thực phẩm được khuyến khích
Người bị tiểu nhiều lần nên nạp vào cơ thể:
- Protein: Lượng protein 1 người nên bổ sung mỗi ngày là 0,8-1g/kg thể trọng. Điều này giúp củng cố sức đề kháng, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn. Nên sử dụng các thực phẩm chức protein lành mạnh như cá, thịt gà, trứng,,..
- Chất béo thực vật: Có trong các loại hạt như hướng dương, đậu nành, vừng (mè)…
- Rau củ quả giàu chất xơ: Cà rốt, bông cải xanh, chuối, bí đỏ, quả mâm xôi,…
Nhóm thực phẩm nên hạn chế
Bên cạnh các loại thực phẩm được khuyến khích, người bệnh cũng nên chủ động cắt giảm:
- Các thực phẩm giàu axit: Cam, chanh,… bởi chúng có thể là tác nhân gây ra các kích thích ở bàng quang, khiến các cơn buồn tiểu dày đặc hơn.
- Những món ăn có gia vị cay nóng: Đây cũng là yếu tố khiến các cơ bàng quang bị kích thích dẫn đến co bóp liên tục, gia tăng cảm giác buồn tiểu.
- Nội tạng động vật: Đây là món ăn chứa hàm lượng lớn cholesterol xấu vốn đã không có lợi cho sức khỏe. Đối với những người bị tiểu nhiều lần nó có thể khiến các triệu chứng trầm trọng hơn.
Biện pháp phòng tránh hiệu quả
Để phòng tránh bị đi tiểu nhiều lần, mỗi người có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Luôn uống đủ nước: Chuyên gia khuyến cáo mỗi người chỉ nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, không nên uống quá nhiều. Đặc biệt hạn chế uống sau 9h tối vì có thể gây ra hiện tượng tiểu đêm.
- Hạn chế đồ uống chứa cồn: Bởi đây là những thức uống làm tăng lượng nước tiểu trong bàng quang nhanh chóng, điều này có nghĩa bạn phải đi tiểu nhiều hơn.
- Cắt giảm cafein: Cafein giống như chất lợi tiểu tự nhiên, làm cảm giác buồn tiểu xuất hiện nhiều hơn. Việc hạn chế sử dụng chất này sẽ giúp kiểm soát hiệu quả các rối loạn tiểu tiện.
- Đồ uống có ga: Những đồ uống này rất dễ kích thích bàng quang. Hạn chế nước ngọt có ga cũng là cách phòng tránh bệnh hiệu quả, nhất là những người thận không tốt.
- Tăng cường thể dục, thể thao: Là hoạt động giúp nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật trong đó có các vấn đề về tiểu tiện.
Đi tiểu nhiều lần mặc dù chưa phải bệnh lý nhưng nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về đường tiết niệu, huyết áp, tim mạch. Do vậy, đừng nên xem nhẹ những rối loạn tiểu tiện đang gặp phải, hãy chủ động thăm khám để bảo vệ sức khỏe bạn nhé!
ArrayNotice: Undefined variable: query in /home/quandan102.com/public_html/wp-content/plugins/mrec/pr/class-pr-model.php on line 64
Notice: Undefined variable: query in /home/quandan102.com/public_html/wp-content/plugins/mrec/pr/class-pr-model.php on line 64
Notice: Undefined variable: term_primary in /home/quandan102.com/public_html/wp-content/themes/qd_102/core/modules/schema/init.php on line 22
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!