Trồng Răng Cửa: Các Phương Pháp Thực Hiện Và Quy Trình Chi Tiết
Răng cửa có vai trò quan trọng trong thẩm mỹ, ăn nhai và điều chỉnh phát âm. Trong trường hợp răng cửa bị rụng gãy cần phải phục hình càng sớm càng tốt để tránh gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Vậy trồng răng cửa là gì và có bao nhiêu phương pháp thực hiện?
Trồng răng cửa là gì? Tác hại của việc mất răng cửa
Răng cửa bị mất sẽ khiến bạn phải đứng trước một số mối nguy cơ sau đây:
- Chức năng ăn nhai suy giảm: Răng cửa có nhiệm vụ cắn xé thức ăn nên khi bị mất răng sẽ khiến việc ăn nhai bị thay đổi. Nó làm cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng bị suy giảm, hệ tiêu hoá ảnh hưởng do thức ăn không được nghiền nát, lâu dần gây ra bệnh dạ dày.
- Mất thẩm mỹ: Vị trí của răng cửa nằm ở khu vực đặc biệt trên khuôn hàm, nhất là khi cười nói đều lộ ra ngoài. Cho dù lý do nào đi chăng nữa khi răng cửa mất cũng làm ảnh hưởng trực tiếp tới diện mạo của gương mặt khiến bạn mất tự tin mỗi khi giao tiếp với mọi người.
- Tiêu xương hàm, bệnh nha khoa: Mất răng lâu năm hoặc không điều trị kịp thời sẽ khiến cho mô răng bị hỏng dần theo thời gian. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh lý như viêm nha chu, viêm nướu, viêm tủy răng có hồi phục, nhất là xương hàm tiêu biến.
- Phát âm không chuẩn: Mất răng thường gây ra những ảnh hưởng tới phát âm như nói ngọng các từ đặc trưng. Nguyên nhân là vì mối tương quan giữa răng, lưỡi và môi bị duy giảm hoặc mất đi.
Nguyên nhân nào khiến cho răng cửa bị mất?
Mất răng cửa xảy ra thường vì một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Sử dụng răng cửa ăn nhai các thực phẩm quá cứng, xé hoặc cắn vật cứng khiến răng bị tổn thương. Theo thời gian răng sẽ bị suy yếu và rụng đi.
- Yếu tố tuổi tác, nhất là người trong độ tuổi trung niên khi đó xương khớp, răng thường bị lão hoá. Nếu việc chăm sóc răng miệng không đảm bảo cũng sẽ dẫn tới rụng răng.
- Vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng, chế độ ăn uống kém khoa học. Nhất là với người thường xuyên bổ sung các thực phẩm quá nhiều chất béo, nhiều đường không không vệ sinh răng sau đó sẽ khiến cho vi khuẩn có hại phát triển. Từ đó gây ra nhiều bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu… cuối cùng là mất răng.
- Tác động từ yếu tố ngoại lực bên ngoài như tai nạn, va chạm… khiến cho răng cửa bị gãy.
Ưu, nhược điểm và quy trình của 3 cách trồng răng cửa
Để phục hình răng cửa hiện nay đang có 3 phương pháp chính gồm có hàm giả tháo lắp, làm cầu răng sứ và cấy ghép Implant. Sau đây sẽ là ưu điểm, nhược điểm và quy trình thực hiện của từng phương pháp.
Hàm giả tháo lắp – Cách phục hình răng cửa cố định chi phí thấp
Sử dụng hàm giả tháo lắp là cách đơn giản nhất giúp người mất răng có thể ăn nhai trở lại và đảm bảo tính thẩm mỹ. Phương pháp này thường được chỉ định với người có sức khỏe răng miệng yếu, không thực hiện được cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant, người cao tuổi.
Ưu điểm:
- Thời gian trồng răng khá nhanh chóng chỉ khoảng 2 đến 3 ngày, chi phí thực hiện thấp.
- Răng thật không bị tác động hoặc xâm lấn.
- Chất liệu của hàm giả đã được kiểm định an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người dùng.
Nhược điểm:
- Sử dụng răng giả tháo lắp hoàn toàn không thay thế được phần chân răng nên không có tác dụng trong việc ngăn chặn tiêu xương. Khi xương hàm bị tiêu biến thời gian sau sẽ gây ra móm, teo nướu.
- Khả năng ăn nhai chỉ phục hình được khoảng 30 đến 40%. Người sử dụng chỉ ăn nhai được các thực phẩm mềm.
- Quá trình vệ sinh thường tốn nhiều thời gian, gây ra bất tiện khi dùng. Nếu không thực hiện vệ sinh kỹ lưỡng có thể gây ra viêm nha chu, hôi miệng… làm răng thật bị ảnh hưởng.
- Khi giao tiếp, ăn nhai hàm giả tháo lắp có nguy cơ bị rơi rớt nếu không cẩn thận.
- Sử dụng hàm giả tháo lắp thường không đạt được thẩm mỹ cao, không tự nhiên.
- Tuổi thọ trung bình ngắn chỉ từ 3 đến 5 năm phải thay hàm mới.
Quy trình thực hiện:
- Thăm khám và tư vấn: Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng răng miệng tổng quát của bệnh nhân để đánh giá lợi, răng và sức khỏe. Qua đó bác sĩ sẽ giới thiệu các loại hàm giả tháo lắp, ưu nhược điểm và mức giá để bệnh nhân nắm rõ.
- Lấy dấu răng: Bệnh nhân sẽ được đo khung hàm, lấy dấu hàm, đo khoảng trống giữa các răng. Các thông số này sẽ gửi về phòng Labo để đội ngũ kỹ thuật viên chế tạo loại hàm giả phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.
- Vệ sinh răng miệng: Trước khi lắp hàm giả, bác sĩ sẽ khử trùng, vệ sinh khoang miệng sạch sẽ cho bệnh nhân, nhất là khu vực cần tạo hàm giả. Quá trình thực hiện được diễn ra trong điều kiện vô trùng 100%.
- Lắp hàm giả cho bệnh nhân: Bác sĩ gắn hàm giả cho bệnh nhân, chỉnh sửa và kiểm tra độ kênh. Cuối cùng, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh, tháo lắp răng tại nhà.
Trồng răng cửa cố định bằng cách làm cầu răng sứ
Để phục hình răng cửa, bác sĩ sẽ phải mài bớt 2 răng thật kế cận răng cửa bị mất để tạo ra phần trụ cầu nâng đỡ. Như vậy để phục hình 1 răng cửa sẽ phải sử dụng 1 cầu với 3 răng sứ gắn lên trên.
Ưu điểm:
- Phương pháp này có tính thẩm mỹ cao hơn so với hàm giả tháo lắp. Màu răng có thể tùy chỉnh sao cho giống răng thật.
- Khả năng ăn nhai của người bệnh được phục hồi từ 60 đến 80%, có thể thoải mái ăn nhai. Tuy nhiên vẫn cần phải hạn chế các thực phẩm quá dai và quá cứng.
- Chi phí để phục hình răng cũng ở mức trung bình.
Nhược điểm:
- Để làm cầu răng sứ bắt buộc phần chân răng, xương răng ở vị trí kế cận phải vững chắc. Tuy nhiên, phương pháp này cũng không thể ngăn được hiện tượng tiêu xương diễn ra.
- Quy trình thực hiện cần phải tác động đến 2 răng thật để làm trụ răng. Điều này khiến chân răng suy yếu, răng thật tổn thương, dễ lung lay.
- Một số trường hợp có thể gặp phải biến chứng sau khi thực hiện như lộ răng sứ, tụt nướu, viêm nha chu gây ra mất thẩm mỹ.
- Tuổi thọ trung bình của cầu răng sứ thường từ 7 đến 10 năm.
Quy trình thực hiện:
- Bước 1: Người bệnh tới nha khoa để bác sĩ kiểm tra toàn bộ răng miệng. Đây là bước cơ bản để biết chính xác tình trạng răng của bệnh nhân, xác định 2 răng kế cận có đủ chắc khỏe để thực hiện hay không. Ngoài ra, bệnh nhân còn phải chụp X-quang để đánh giá vị trí răng bị mất chính xác. Bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra kế hoạch điều trị chi tiết.
- Bước 2: Với bệnh nhân đủ điều kiện làm cầu răng sứ, bác sĩ sẽ thực hiện vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo. Tiếp đến là gây tê để bảo đảo quá trình thực hiện không đau nhức, khó chịu.
- Bước 3: Thuốc tê sau khi đã ngấm, bác sĩ thực hiện mài cùi răng với tỉ lệ nhất định thường từ 0,5mm đến 2mm. Sau đó, bệnh nhân được lấy dấu hàm để đảm bảo thiết kế cầu răng sứ khớp chuẩn với răng thật. Dấu hàm gửi về phòng Labo để kỹ thuật viên chế tác răng sứ với công nghệ hiện đại.
- Bước 4: Theo đúng lịch hẹn, khách hàng quay lại gặp bác sĩ để thử sườn và lắp sứ lên trên. Bác sĩ chỉnh sửa sao cho cầu răng khít với hàm và răng thật, đảm bảo độ thẩm mỹ cho bệnh nhân. Quá trình kết thúc, bác sĩ sẽ căn dặn các cách vệ sinh, chăm sóc răng miệng và đặt lịch hẹn tái khám cho bệnh nhân.
Trồng răng Implant – Giải pháp cho người mất răng cửa
Trồng răng Implant đang là giải pháp giúp giải quyết tình trạng mất răng cửa hiệu quả, nhanh chóng nhất.
Ưu điểm:
- Răng Implant thường có tính thẩm mỹ cao do sở hữu hình dáng giống răng thật.
- Người bệnh có thể khôi phục khả năng ăn uống gần như tuyệt đối.
- Hiện tượng tiêu xương hàm sẽ được ngăn chặn.
- Tuổi thọ cao, thậm chí nếu biết cách chăm sóc có thể đạt được cả đời.
Nhược điểm:
- Trồng răng giả vĩnh viễn Implant có giá cao nhất trong số 3 phương pháp trồng răng cửa hiện nay.
- Quá trình phục hình thường mất nhiều thời gian, dao động từ 3 đến 6 tháng tuỳ tình trạng của bệnh nhân.
Quy trình thực hiện
- Bước 1: Bước này cũng tương tự như phương pháp hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ.
- Bước 2: Bác sĩ thực hiện sát trùng, vệ sinh toàn bộ khoang miệng, gây tê khu vực cần trồng răng Implant. Sau đó khoan và đặt trụ Implant vào vị trí xương hàm. Thao tác thực hiện phải đảm bảo sự tỉ mỉ, nhẹ nhàng và chính xác tuyệt đối.
- Bước 3: Thời gian để Implant tích hợp với xương hàm thường từ 3 đến 6 tháng. Bạn sẽ tới gặp bác sĩ kiểm tra tình trạng răng và đưa ra phác đồ tối ưu sau đó.
- Bước 4: Sau khi Implant và xương hàm đã tích hợp với nhau, bệnh nhân sẽ được lấy dấu hàm rồi gửi về phòng Labo thiết kế loại răng sứ có màu sắc, hình dáng giống với răng thật.
- Bước 5: Bệnh nhân tới gặp bác sĩ để gắn Abutment và mão răng sứ để hoàn tất quá trình cấy ghép Implant. Nha sĩ sẽ tư vấn cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng, chế độ dinh dưỡng hợp lý và hẹn lịch tái khám trở lại.
Giá trồng răng cửa hết bao nhiêu tiền?
Thực tế trồng răng cửa hết bao nhiêu tiền cũng sẽ tùy thuộc vào số lượng răng cần trồng, phương pháp thực hiện và tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Dựa vào phương pháp thực hiện, giá trồng răng cửa sẽ dao động như sau:
- Thực hiện làm hàm giả tháo lắp: Đây là phương pháp có chi phí rẻ nhất hiện nay, dao động từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng hàm.
- Thực hiện cầu răng sứ: Giá làm cầu răng sứ ở mức trung bình, phù hợp với điều kiện của nhiều khách hàng. Mức giá cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào chất liệu răng sứ, nhưng thông thường sẽ từ 3.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng/răng. Xin lưu ý khi làm cầu răng sứ sẽ phải chi trả chi phí cho 3 răng.
- Thực hiện cấy ghép Implant: Đây là phương pháp có mức giá cao nhất hiện nay. Nó sẽ dao động từ 20.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng/răng chi phí này đã gồm răng sứ, trụ Implant và Abutment.
Phục hình răng cửa có đau không?
Đây là thắc mắc được khá nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Tuy nhiên, công nghệ làm răng hiện nay đang ngày càng phát triển nên quá trình thực hiện hoàn toàn không gây khó chịu, đau đớn.
Với trường hợp làm cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant, trước khi thực hiện bác sĩ sẽ phải sử dụng thuốc tê để giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Ngoài ra, công nghệ thực hiện cũng rất hiện đại nên cũng hạn chế được những sự cố có thể xảy ra.
Sau khi hoàn thành trồng răng cửa, bệnh nhân sẽ được kê thuốc giảm đau, kháng viêm. Các loại thuốc này sẽ giúp làm dịu cơn đau và giảm hiện tượng sưng tấy. Nhưng với trường hợp có bất cứ biểu hiện bất thường nào như cơn đau kéo dài nhiều ngày, chảy máu liên tục cần liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ nhanh nhất.
Tìm địa chỉ trồng răng cửa ở đâu tốt?
Trồng răng cửa là kỹ thuật khó cần phải được thực hiện bài bản bởi bác sĩ có tay nghề cao. Để quá trình thực hiện diễn ra an toàn, răng đảm bảo độ chắc khỏe bạn cần lựa chọn những bệnh viện, nha khoa đã có tên tuổi, sở hữu bác sĩ giỏi, cơ sở vật chất hiện đại. Sau đây sẽ là danh sách một số địa chỉ bạn có thể tham khảo:
- Ghé qua Bệnh viện Đa khoa Thu Cúc địa chỉ tại số 286 đường Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội. Đây là một trong những nha khoa quận Tây Hồ nổi tiếng.
- Trồng răng cửa tại viện nha khoa Vidental – website https://vidental.vn/ hoặc https://www.facebook.com/vidental.vn.
- Nha khoa I Dent, địa chỉ trồng răng uy tín tại khu vực TPHCM tại số 193A – 195 đường Hùng Vương, phường 9, quận 5, TPHCM.
- Nha khoa DR Vương nằm tại số 108 đường Đặng Văn Bi, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, TPHCM.
- Nha khoa quốc tế Tâm An, địa chỉ trồng răng tin cậy nằm tại số 12 đường Nguyễn Du, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Sau khi trồng răng cửa cần chú ý những gì?
Để răng có tuổi thọ cao, độ bền tốt sau khi trồng răng xong bạn cũng cần chú ý một số điều sau đây:
- Sau khi trồng răng bằng cầu răng sứ hay cấy ghép Implant sẽ đều có hiện tượng chảy máu, đau nhức. Do đó, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc kháng sinh, giảm đau phù hợp để bệnh nhân sử dụng tại nhà. Bạn cần uống đúng giờ, đúng liều lượng để vết thương mau lành. Ngoài ra, có thể kết hợp chườm đá để giảm bớt đau nhức.
- Trong thời gian đầu cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng cách ăn các thực phẩm mềm, dạng lỏng vì răng lúc này còn khá nhạy cảm. Tuyệt đối không được ăn nhai thực phẩm quá cứng, quá dai, đồ quá nóng hoặc quá lạnh vì sẽ khiến răng khó chịu.
- Không sử dụng tay hoặc dị vật chạm vào khu vực vừa trồng răng. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ với bàn chải lông mềm, kết hợp nước súc miệng.
- Theo đúng lịch hẹn của bác sĩ đến tái khám. Trong quá trình chăm sóc răng tại nhà nếu có dấu hiệu bất thường nào thì nên liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ.
Trên đây là thông tin chi tiết về trồng răng cửa là gì, các phương pháp thực hiện và quy trình chi tiết. Hãy lựa chọn cho mình địa chỉ trồng răng uy tín để đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn cho sức khỏe.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!