Xét Nghiệm Sốt Xuất Huyết Khi Nào, Loại Xét Nghiệm Cần Thực Hiện?

Sốt xuất huyết là bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng. Vì vậy, ngay khi phát hiện triệu chứng sốt, bạn cần thực hiện xét nghiệm sốt xuất huyết, nhằm xác định mình có mắc bệnh hay không. Qua đó có phương pháp điều trị kịp thời, cụ thể.

Sốt xuất huyết là gì? Khi nào cần xét nghiệm sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết là bệnh lý lây truyền qua đường máu, do muỗi truyền virus dengue vào cơ thể người gây nên. Tình trạng này khiến người bệnh sốt cao, xuất huyết trong các bộ phận cơ thể và thoát huyết tương. 

Khi bệnh kéo dài sẽ khiến cơ thể mất máu, suy giảm chức năng tim, não, cơ quan nội tạng. Thậm chí nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tử vong. Chính bởi mức độ nguy hiểm như vậy nên người bệnh cần thực hiện xét nghiệm sốt xuất huyết để xác định mình chỉ bị sốt thông thường hay sốt xuất huyết, từ đó có phương pháp điều trị chính xác.

Sốt xuất huyết là bệnh lý lây truyền qua đường máu
Sốt xuất huyết là bệnh lý lây truyền qua đường máu

Người bệnh cần thực hiện xét nghiệm sốt xuất huyết ngay khi có những triệu chứng sau:

  • Sốt cao 40 độ, liên tục trong 3 ngày chưa dứt.
  • Da đỏ ửng, nóng bừng, người bệnh mệt mỏi, nhức đầu, cơ thể suy nhược.
  • Trên da xuất hiện các nốt mẩn đỏ, phát ban.
  • Sưng hạch bạch huyết.

Khi nhận thấy những dấu hiệu kể trên, rất có thể bạn đang ở giai đoạn đầu của sốt xuất huyết. Hãy nhanh chóng xét nghiệm sốt xuất huyết tại cơ sở y tế uy tín nhằm xác định chính xác virus gây bệnh và điều trị kịp thời.

Xét nghiệm sốt xuất huyết được thực hiện như thế nào?

Khi nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, hoặc khi đã khám sốt xuất huyết và cần xét nghiệm để theo dõi tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu bệnh nhân rồi đem đi phân tích.

Quá trình lấy mẫu máu diễn ra rất nhanh chóng, chỉ khoảng 1 – 2 phút. Bác sĩ thường dùng kim tiêm nhỏ chích máu từ tĩnh mạch ở cánh tay. Sau đó, máu được bảo quản trong ống xét nghiệm và được đưa vào máy xét nghiệm chuyên dụng để phân tích máu.

Kết quả phân tích tất cả các chỉ số liên quan đến sốt xuất huyết thường có sau 1 – 2 tiếng. Thông tin chỉ số sẽ được thông báo cho bệnh nhân. Tùy vào kết quả, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương hướng điều trị thích hợp.

Các xét nghiệm máu sốt xuất huyết trong chẩn đoán bệnh

Để tìm và phát hiện virus dengue trong máu, giúp khẳng định bệnh nhân đó có mắc sốt xuất huyết hay không, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm sau.

  • Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1

Đây là phương pháp giúp xác định nhanh nhất người đó có bị sốt xuất huyết hay không bằng cách tìm kháng nguyên Dengue NS1 trong máu bệnh nhân. NS1 thường xuất hiện ngay từ đầu cho đến ngày thứ 9 khi mắc bệnh.

Tỉ lệ chính xác khi xét nghiệm sốt xuất huyết nhờ kháng nguyên NS1 rất cao, từ 92,4 đến 98,4%. Loại kháng nguyên này giúp phát hiện nhanh chóng bệnh, từ đó người bệnh có thể điều trị kịp thời.

Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1
Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1
  • Xét nghiệm kháng thể IgM

IgM là dòng kháng thể lớn nhất trong cơ thể người, xuất hiện khi cơ thể bị nhiễm trùng hoặc gặp phải tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết. Thông thường, IgM sẽ xuất hiện trong khoảng 4 – 5 ngày sau khi mắc bệnh. Nếu trong huyết thanh của người có tìm thấy kháng thể này, khả năng cao bạn đã nhiễm sốt xuất huyết.

  • Xét nghiệm kháng thể IgG

Nếu người bệnh lần đầu mắc sốt xuất huyết, các kháng thể IgG sẽ xuất hiện từ ngày thứ 10 – 14. Còn nếu bạn đã từng mắc bệnh trước đó, IgG đã có sẵn trong cơ thể và tăng cường hoạt động từ ngày thứ 2 sau khi nhiễm bệnh.

  • Xét nghiệm CRP

CRP là một loại protein phản ứng, xuất hiện khi cơ thể có tình trạng viêm nhiễm, xuất huyết, sưng hạch bạch huyết,… (các triệu chứng đặc trưng của bệnh sốt xuất huyết). Do đó, đôi khi các bác sĩ sẽ cho người bệnh xét nghiệm CRP nhằm hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý này.

Khi người bệnh có những dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, thường bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện cả 4 loại xét nghiệm sốt xuất huyết trên để tăng cường độ chuẩn xác. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể biết được bạn mắc sốt xuất huyết tiên phát hay thứ phát. Ngoài 3 kỹ thuật chính trên, đôi khi bệnh nhân cần thực hiện thêm 1 số xét nghiệm bổ sung.

Loại xét nghiệm cần tiến hành trong quá trình điều trị

Sau khi phát hiện, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh thông qua các xét nghiệm, bạn sẽ được tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp. Trong quá trình chữa bệnh, người bệnh cũng cần thực hiện một số xét nghiệm sốt xuất huyết để theo dõi diễn biến, đánh giá tổn thương do sốt xuất huyết gây nên. Thông qua đó, các bác sĩ có thể đưa ra quyết định điều chỉnh phác đồ điều trị.

  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

Xét nghiệm này sẽ cung cấp các thông số hữu ích, phục vụ việc đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể. Thông qua kỹ thuật này, bác sĩ có thể nắm bắt được số lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu trong máu.

Thông thường, khi sốt xuất huyết chuyển sang giai đoạn nặng, lượng tiểu cầu sẽ bị hạ thấp dẫn đến tình trạng xuất huyết ở mũi, vòm họng, nội tạng,… Nếu chỉ số xét nghiệm cho thấy tiểu cầu đang hạ thấp, nghĩa là tình trạng bệnh của bệnh nhân đang rất xấu, có thể mất máu nhiều dẫn đến choáng váng, khó thở. Các bác sĩ cần thực hiện truyền máu cho người bệnh.

  • Xét nghiệm điện giải đồ

Kỹ thuật này giúp xét nghiệm chính xác lượng Na+, K+, Cl- trong cơ thể. Khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh dễ bị mất nước gây rối loạn điện giải. Xét nghiệm này sẽ giúp các bác sĩ nắm được mức độ rối loạn của bệnh nhân, từ đó có phương án truyền điện giải phù hợp.

Xét nghiệm điện giải đồ
Xét nghiệm điện giải đồ
  • Xét nghiệm Albumin

Albumin là một loại protein thiết yếu trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong duy trì hoạt động ổn định của các cơ quan. Ở trạng thái bình thường, Albumin duy trì hàm lượng 10,5g trong cơ thể mỗi ngày.

Albumin trong máu sẽ tăng lên do cơ thể bị mất nước hoặc giảm đi khi gan hoạt động kém. Dựa vào xét nghiệm Albumin, các bác sĩ có thể theo dõi, đánh giá tình trạng của người bệnh trong quá trình điều trị, nắm được mức độ mất nước của bệnh nhân sốt xuất huyết và bù nước kịp thời.

  • Xét nghiệm chức năng gan, thận

Xét nghiệm gan sẽ giúp đánh giá các chỉ số ALT, AST và GGT. Xét nghiệm thận sẽ đánh giá các chỉ số Creatinine, Cystatin C, Ure, MicroAlbumin. Qua đó, các bác sĩ có thể đánh giá chức năng gan, thận, phân tích mức độ tổn thương gan, thận do các biến chứng của bệnh sốt xuất huyết gây nên.

Xét nghiệm sốt xuất huyết ở đâu uy tín?

Hiện nay, có rất nhiều bệnh viện có thể thực hiện xét nghiệm sốt xuất huyết cho bệnh nhân. Tuy nhiên, không phải cơ sở nào cũng đáp ứng tốt các tiêu chí về đội ngũ bác sĩ, máy móc, trang thiết bị xét nghiệm, dịch vụ, quy trình xét nghiệm, chi phí xét nghiệm.

CTCP Bệnh viện Quân dân 102 là một trong số ít những địa chỉ xét nghiệm sốt xuất huyết uy tín hàng đầu, đáp ứng đủ các tiêu chí trên:

  • Đội ngũ bác sĩ quân y, y học cổ truyền đầu ngành, có ít nhất 20 năm kinh nghiệm trong xét nghiệm, thăm khám sốt xuất huyết, điều trị bệnh hiệu quả.
  • Máy móc, trang thiết bị hiện đại, đời mới nhất, được nhập khẩu từ các nước tân tiến như Mỹ, Đức,… Nhật Bản, Thái Lan, giúp kết quả xét nghiệm được chính xác nhất.
  • Quy trình xét nghiệm nhanh gọn, không có thủ tục rườm rà, tiết kiệm thời gian tối đa cho bệnh nhân. Đồng thời, mẫu xét nghiệm được bảo quản, đánh ký hiệu riêng, đảm bảo không nhầm lẫn, sai lệch kết quả.
  • Dịch vụ tận tâm, chuyên nghiệp, với phương châm “Hơn cả tình thân – Tận tâm cứu chữa”, đội ngũ nhân viên, bác sĩ bệnh viện luôn đặt sức khỏe, trải nghiệm của người dân lên làm hàng đầu.
  • Chi phí xét nghiệm, điều trị bình dân. Bởi đối tượng bệnh viện hướng đến là sức khỏe cộng đồng, là đông đảo nhân dân, không kể giàu – nghèo, sang – hèn, đem lại cơ hội thăm khám, điều trị cho mọi khách hàng.
Lựa chọn bệnh viện uy tín để thực hiện xét nghiệm
Lựa chọn bệnh viện uy tín để thực hiện xét nghiệm

Nếu bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe và cần được tư vấn, đặt lịch thăm khám, thực hiện xét nghiệm sốt xuất huyết hoặc các xét nghiệm khác, hãy liên hệ tới hotline 0888 598 102. Các chuyên gia của bệnh viện luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp mọi thắc mắc của Quý Khách hàng.

Array

Chia sẻ

Định Lượng Glucose Trong Máu Thấp: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Định Lượng Glucose Trong Máu Thấp: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Định lượng glucose trong máu thấp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được xử trí...
Cách Nhận Biết Nhóm Máu Chuẩn Xác Mà Bạn Có Thể Thực Hiện Ở Nhà

Cách Nhận Biết Nhóm Máu Chuẩn Xác Mà Bạn Có Thể Thực Hiện Ở Nhà

Nhóm máu là một trong những yếu tố quan trọng mà mỗi người cần biết. Nhận biết nhóm máu của...
Xét Nghiệm Ure Máu: Những Điều Bạn Cần Biết Và Nên Lưu Ý

Xét Nghiệm Ure Máu: Những Điều Bạn Cần Biết Và Nên Lưu Ý

Ure máu là khái niệm có lẽ bạn đã nghe qua nhiều lần nhưng cụ thể ure máu là gì...
Điều Trị Triglyceride Cao Nên Thực Hiện Khi Nào, Xử Lý Ra Sao?

Điều Trị Triglyceride Cao Nên Thực Hiện Khi Nào, Xử Lý Ra Sao?

Triglyceride tăng cao là hiện tượng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Tình trạng này kéo dài lâu...
Cách Nhận Biết Nhóm Máu O Nhanh Chóng, Chính Xác Và Cực Đơn Giản

Cách Nhận Biết Nhóm Máu O Nhanh Chóng, Chính Xác Và Cực Đơn Giản

Nhóm máu O là nhóm ảnh phổ biến, chiếm tới gần 50% dân số trên thế giới. Chính vì thế,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top