Điều Trị Triglyceride Cao Nên Thực Hiện Khi Nào, Xử Lý Ra Sao?
Triglyceride tăng cao là hiện tượng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Tình trạng này kéo dài lâu có thể dẫn đến các biến chứng nguy hại tới tính mạng. Vậy phải làm sao để điều trị triglyceride cao? Khi nào cần thực hiện? Đâu là cách giảm triglyceride hiệu quả nhất? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây!
Khi nào cần điều trị triglyceride cao?
Triglyceride là một chất béo trung tính thiết yếu trong cơ thể con người. Chúng đóng góp vào quá trình cung cấp năng lượng, đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan. Nếu triglyceride tăng quá mức, cần có biện pháp điều trị triglyceride cao kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Theo các bác sĩ, lượng triglyceride bình thường sẽ ở mức dưới 150 mg/dL. Nếu vượt quá con số trên, chỉ số triglyceride sẽ thuộc mức cao. Lúc này cần tiến hành điều trị kịp thời. Đặc biệt, khi chỉ số triglyceride cao trên 500 mg/dL, đây là mức rất cao. Chỉ số này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Người bệnh rất có khả năng mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Thậm chí, tính mạng cũng có nguy cơ bị đe dọa.
Tại sao cần điều trị triglyceride cao?
Nếu tình trạng triglyceride tăng cao không được phát hiện và điều trị sớm, rất nhiều biến chứng có thể xảy đến với người bệnh. Thậm chí họ có thể bị nguy hiểm đến tính mạng. Một số bệnh thường gặp do triglyceride tăng cao phải kể đến như: Đau tim, viêm tụy cấp, đái tháo đường, tê bì tay chân, suy giảm trí nhớ, tai biến mạch máu não, đột quỵ,…
Chỉ số triglyceride cao nguy hiểm đến như vậy là bởi: Khi lượng triglyceride trong máu tăng, dư thừa, lượng chất béo đó sẽ bám vào trong các thành động mạch. Từ đó gây cản trở quá trình lưu thông máu từ động mạch chủ đến các cơ quan trong cơ thể. Hiện tượng này sẽ dẫn đến những bệnh lý nghiêm trọng kể trên.
Chính vì thế, để phòng tránh nguy cơ tổn hại sức khỏe, mắc bệnh lý nguy hiểm, việc xét nghiệm, thăm khám để điều trị triglyceride cao từ sớm rất cần thiết.
Các cách giảm triglyceride hiệu quả
Tùy theo từng giai đoạn, tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh cách giảm triglycerides trong máu. Thông thường, khi triglyceride chớm cao, người bệnh có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt đôi chút. Nếu tình trạng vẫn không cải thiện, có thể áp dụng biện pháp uống thuốc hạ triglyceride.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp giảm triglyceride
Việc điều chỉnh lối sống cân bằng hơn là điều bắt buộc cần thực hiện. Nếu không, việc giảm triglyceride trong máu là rất khó khăn. Theo đó, bạn hãy tuân thủ một vài lưu ý sau đây:
- Tránh đồ ăn ngọt: Nếu muốn điều trị triglyceride cao, hãy tránh ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa carbohydrate. Điển hình như bánh, kẹo ngọt, nước ngọt, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh,… Bởi đường và carbohydrate là chất xúc tác, kết hợp cùng triglyceride tạo nên lượng chất béo dư thừa trong cơ thể.
- Bổ sung chất béo tốt: Có rất nhiều loại thực phẩm giảm triglyceride chứa hàm lượng chất béo có lợi, dễ dàng chuyển hóa. Bạn có thể tham khảo: Cá hồi, cá thu, hạt óc chó, hạt dẻ, hạt macca, quả bơ,… Những loại chất béo trong chúng rất dễ hấp thụ. Chúng tạo năng lượng cho cơ thể mà không gây béo phì, xơ vữa động mạch,…
- Giữ cân nặng ổn định: Dựa theo chỉ số BMI, bạn có thể biết được cân nặng tương xứng với chiều cao mà mình cần đạt được là gì. Sau đó hãy giữ cân nặng duy trì ở mức đó. Việc tăng cân, giảm cân liên tục sẽ khiến cơ thể bị rối loạn tiêu hóa. Đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng lượng triglyceride trong cơ thể. Đồng thời giảm cholesterol có lợi.
- Không ăn tối quá muộn: Theo các nhà nghiên cứu, việc ăn tối sau 8h sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng. Lượng chất béo triglyceride không được chuyển hóa thành năng lượng, trở nên dư thừa trong máu. Chúng đọng vào thành động mạch và dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch. Do đó, muốn điều trị triglyceride cao, cần tập thói quen ăn tối trước 7h.
- Không uống rượu, bia, thuốc lá và dùng chất kích thích: Những loại đồ uống có cồn và thuốc lá là tác nhân khiến men gan tăng cao. Việc này ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp cholesterol có lợi. Qua đó, tỷ lệ cholesterol có hại và triglyceride cao hơn.
- Hạn chế thức khuya: Theo khảo sát, những người thường xuyên thức khuya có tỷ lệ béo phì và mắc bệnh triglyceride cao hơn hẳn. Lý do là thức khuya gây ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp triglyceride của gan cũng như sự đào thải chất béo dư thừa khỏi cơ thể, dẫn đến triglyceride tăng cao.
- Tăng cường vận động: Các hoạt động thể chất giúp kích thích tuần hoàn máu. Nhờ vậy hạn chế lượng chất béo triglyceride tích tụ trong thành động mạch, đào thải chúng ra ngoài thông qua hệ bài tiết. Do đó, đây cũng là cách điều trị triglyceride cao mà bạn không thể bỏ qua.
Sử dụng thuốc hạ triglyceride
Triglyceride được tổng hợp từ 2 nguồn chính: 70% bởi gan và chỉ 30% bởi lượng thức ăn cơ thể hấp thụ. Do đó, đối với những bệnh nhân có hàm lượng triglyceride quá lớn, việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt ít có tác dụng. Các bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh dùng thuốc điều trị triglyceride cao. Cụ thể như:
- Thuốc Fibrate: Thuốc có chứa axit carboxylic – 1 loại axit hữu cơ có tác dụng giảm lượng triglyceride được tổng hợp bởi gan. Đồng thời, thuốc cũng làm gia tăng lượng cholesterol có lợi. Từ đó giúp hạ nồng độ triglyceride trong máu xuống hiệu quả từ 30 – 50% trong vòng 1 tháng.
- Thuốc Niacin: Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động sản xuất triglyceride ở gan. Bệnh nhân nên uống 500 – 2000mg Niacin mỗi ngày. Chỉ số triglyceride cao có thể hạ đến 30% sau 1 tháng dùng thuốc. Tuy nhiên, Niacin bị chống chỉ định với bệnh nhân bị gút, loét dạ dày,… Vì vậy, nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh này thì cần báo lại cụ thể với bác sĩ.
- Thuốc Orlistat: Có tác dụng ức chế hoạt động của các lipase ruột, giảm thiểu sự hấp thụ triglyceride từ thức ăn cũng như từ gan. Nhờ vậy, thuốc cũng có tác dụng giảm béo hữu hiệu. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc như: Tiêu chảy, đầy hơi,…
- Thuốc Statin: Đây là loại thuốc điều trị triglyceride cao khá phổ biến. Tùy theo tình trạng triglyceride trong máu mỗi người, bác sĩ sẽ kê liều phù hợp. Chỉ số triglyceride có thể giảm từ 10 – 30%. Rất ít khi người ta ghi nhận những tác dụng phụ của thuốc statin. Một số trường hợp hiếm uống thuốc gặp tác dụng không mong muốn. Có thể kể đến như đau cơ, tổn thương gan, thận.
Nhìn chung, các loại thuốc uống Tây y là cách giảm triglycerides nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh rất dễ gặp tác dụng phụ, gây tổn thương gan, thận, dạ dày. Chính vì thế, cần cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ kỹ lưỡng trước khi sử dụng.
Phòng tránh bệnh triglyceride cao
Dù áp dụng phương pháp điều trị triglyceride cao thì sức khỏe cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Hơn nữa, bạn cũng sẽ phải dành ra không ít thời gian, công sức để điều chỉnh lượng triglyceride về mức cân bằng. Do đó, các biện pháp phòng tránh là điều thực sự cần thiết.
- Trước hết, hãy duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh: Dù bạn có mắc bệnh triglyceride cao hay không nhưng việc giữ lối sống cân bằng vẫn là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe, cũng như phòng tránh bệnh tật.
- Bên cạnh đó, bạn cũng cần thực hiện xét nghiệm triglyceride định kỳ. Bởi sự rối loạn triglyceride thường rất khó nhận biết bằng dấu hiệu thông thường. Chỉ đến khi gặp biến chứng nghiêm trọng, người ta mới biết mình mắc bệnh. Lúc đó đã muộn rồi. Việc xét nghiệm triglyceride sẽ các bác sĩ biết chính xác lượng triglyceride trong máu. Qua đó phát hiện, phòng tránh bệnh kịp thời. Các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe cũng được hạn chế tối đa
Hiện nay, dịch vụ xét nghiệm triglyceride đã có mặt tại CTCP Bệnh viện Quân dân 102. Bệnh viện sở hữu hệ thống máy móc xét nghiệm, chẩn đoán hiện đại, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đem đến những kết quả xét nghiệm chuẩn xác nhất, phục vụ công tác phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe người dân.
Bên cạnh đó, các chuyên gia, bác sĩ tại bệnh viện sẽ tư vấn cho người bệnh cách chăm sóc, điều chỉnh chỉ số triglycerid về mức cân bằng một cách tận tình nhất. Để được hiểu rõ thêm các phương pháp điều trị triglyceride cao, đừng ngại liên hệ hotline 0888 598 102 để được các chuyên gia hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!