Sốt Xuất Huyết Ở Trẻ Em

Sốt xuất huyết vốn là căn bệnh nguy hiểm, dễ bùng phát thành dịch. Đặc biệt, sốt xuất huyết ở trẻ em lại càng nghiêm trọng hơn gấp nhiều lần. Bởi trẻ còn nhỏ, sức đề kháng yếu, dễ bị virus xâm nhập và tấn công. Vậy triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Làm sao khi trẻ mắc bệnh? Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là gì?

Sốt xuất huyết ở trẻ em là một trong những bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất với các bé hiện nay. Bệnh còn được biết đến với tên khoa học là sốt dengue hoặc sốt xuất huyết dengue. Dengue cũng là tên loại virus dẫn đến căn bệnh này.

Virus dengue sống trong các loài côn trùng hút máu như muỗi, ve chó. Trong đó, muỗi là loài vật trung gian chủ yếu truyền virus cho người và gây bệnh. Khi chúng hút máu người, virus sẽ lây lan từ muỗi sang máu người và gây bệnh. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị muỗi chích, đồng thời sức đề kháng còn yếu nên dễ mắc bệnh hơn người lớn rất nhiều. Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh lại càng nguy hiểm hơn nữa. Các em bé bị sốt xuất huyết có tỷ lệ tử vong rất cao.

Sốt xuất huyết ở trẻ em là một trong những bệnh phổ biến và nguy hiểm
Sốt xuất huyết ở trẻ em là một trong những bệnh phổ biến và nguy hiểm

Khi mắc bệnh, khả năng tự hồi phục của trẻ cũng thấp hơn so với người lớn. Do đó, sự ảnh hưởng sức khỏe hay nguy cơ tử vong cũng cao hơn hẳn. Chính vì thế, ba mẹ cần phát hiện và đưa bé đi thăm khám, điều trị từ sớm. Nếu không, hậu quả sẽ rất khó lường.

Nguyên nhân dẫn đến sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ

Hiện tượng trẻ bị muỗi đốt là nguyên nhân chính gây ra bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em. Thông thường, muỗi vằn Aedes aegypti và muỗi vằn Aedes albopictus là 2 loại muỗi phổ biến có khả năng truyền virus dengue cho trẻ, dẫn đến trẻ bị sốt xuất huyết. 

Các loại muỗi thường bị thu hút bởi mồ hôi trên cơ thể người. Mà trẻ em lại có thân nhiệt nóng hơn người lớn. Các bé cũng hiếu động, hay chạy nhảy gây tiết mồ hôi nên trở thành đối tượng thu hút các loài muỗi hơn hẳn.

Môi trường sống ưa thích của 2 loài muỗi trên là khu vực đầm lầy, bụi rậm, khu vực ẩm thấp,… Trẻ em vui chơi tại các khu vực trên, đặc biệt là trẻ ở nông thôn cũng có nguy cơ bị muỗi đốt và mắc bệnh cao hơn bình thường.

Khí hậu mùa hè nóng, ẩm, nhiều mưa cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc sốt xuất huyết. Bởi lúc này là điều kiện thuận lợi để muỗi phát triển, sinh sản. Hơn nữa, mùa hè các bé cũng được nghỉ hè, thường vui chơi, chạy nhảy ngoài trời nhiều hơn, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đó là lý do dịch bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa hè thay vì các mùa khác trong năm.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ qua từng giai đoạn

Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi biểu hiện, tình trạng của trẻ. Việc phát hiện sớm các triệu chứng bất thường, đưa bé đi thăm khám, điều trị sốt xuất huyết là rất quan trọng. Nếu để bệnh diễn biến nặng, sức khỏe bé sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ban đầu, sốt xuất huyết có một số biểu hiện khá giống sốt thông thường. Ba mẹ cần đặc biệt để ý, nhận biết được các triệu chứng sau. Qua mỗi giai đoạn, bệnh lại có một số dấu hiệu riêng biệt.

Sốt xuất huyết ở trẻ em trong giai đoạn đầu

Lúc này, trẻ có triệu chứng sốt, nhiệt độ cơ thể luôn trong trạng thái cao từ 38 – 40 độ C trở lên. Với trẻ sốt xuất huyết dưới 5 tuổi sẽ thường xuyên quấy khóc, chán ăn, bỏ bữa. Trẻ lớn hơn có dấu hiệu nhức đầu, đau mắt, mệt mỏi, mất vị giác, đau nhức cơ khớp, buồn nôn. Những dấu hiệu trên khá giống với sốt thông thường.

Trẻ có thể sốt từ 38 - 40 độ
Trẻ có thể sốt từ 38 – 40 độ

Tuy nhiên, nếu ba mẹ để ý thấy da trẻ đỏ ửng, xuất hiện các nốt mẩn đỏ, phát ban trên da thì rất có thể bé đã bị sốt xuất huyết. Hãy nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở uy tín để thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán bệnh. Trong giai đoạn đầu, kết quả xét nghiệm hồng cầu, tiểu cầu vẫn bình thường. Chỉ có lượng bạch cầu là suy giảm. Các bác sĩ sẽ dựa vào dấu hiệu đó để biết bé có mắc sốt xuất huyết hay không.

Giai đoạn nguy hiểm

Nếu qua giai đoạn phát sốt 3 – 7 ngày, bệnh không được phát hiện sớm và chưa thuyên giảm thì sẽ chuyển biến sang giai đoạn nguy hiểm, với các dấu hiệu rõ rệt hơn:

  • Trẻ vẫn liên tục sốt cao, quấy khóc, chán ăn, buồn nôn không đỡ.
  • Các nốt mẩn đỏ xuất hiện tình trạng xung huyết dưới da, trở nên đỏ sậm, bầm tím, tập trung nhiều ở 2 cánh tay và chân.
  • Trẻ bị chảy máu cam, chảy máu chân răng.
  • Trẻ đau bụng dữ dội, đặc biệt ở khu vực gan, thận.
  • Trẻ nôn ra máu.
  • Trẻ sốt xuất huyết dẫn đến mệt mỏi, lừ đừ, da dẻ xanh xao, môi nhợt nhạt do bị sốt kéo dài và thiếu máu.
  • Tiểu ít, đi ngoài ra máu, phân đen.
  • Tay chân bé trở nên lạnh toát.

Đây là giai đoạn phát bệnh cực kỳ nhanh và nguy hiểm. Cha mẹ cần đưa bé đi nhập viện và áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời. Nếu không, trẻ có thể rơi vào trạng thái hôn mê do mất máu quá nhiều, thiếu máu lên não và cơ tim dẫn tới tử vong.

Giai đoạn phục hồi

Sau giai đoạn nguy hiểm, nếu bé được điều trị đúng cách, kịp thời thì sẽ chuyển sang giai đoạn phục hồi sau 1 – 2 tuần phát bệnh. 

Lúc này, bé sẽ hạ sốt dần, huyết áp cân bằng trở lại. Cơ thể bé có sức sống, thèm ăn, ăn tốt hơn. Trẻ cũng đi tiểu nhiều hơn và không còn xuất huyết nữa. Các nốt xuất huyết trên da mờ dần và biến mất. Trẻ có thể có biểu hiện ngứa ngoài da đôi chút.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Việc hiểu rõ các biến chứng nghiêm trọng của sốt xuất huyết sẽ giúp cha mẹ nâng cao cảnh giác, không chủ quan, lơ là khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh. Một số hậu quả nguy hiểm mà sốt xuất huyết ở trẻ em có thể mang đến như:

  • Trẻ bị sốc do mất máu

Hiện tượng trẻ bị sốc sẽ xuất hiện do trẻ bị mất máu, hạ tiểu cầu và cô đặc máu. Đây là biến chứng phổ biến nhất khi trẻ sốt xuất huyết. Tình trạng này cũng do xuất huyết nội tạng ồ ạt, sốt cao liên tục, đổ mồ hôi, nôn nhiều nhưng không được bổ sung dưỡng chất kịp thời gây ra.

Trẻ bị sốc do mất máu hoặc rơi vào trạng thái hôn mê
Trẻ bị sốc do mất máu hoặc rơi vào trạng thái hôn mê
  • Hôn mê

Khi bé bị sốt xuất huyết dài ngày, não sẽ có hiện tượng xung huyết, sưng nề do cơ thể mất máu quá nhiều, rối loạn tuần hoàn não, bé sẽ dễ rơi vào trạng thái hôn mê triền miên. Nếu không được cấp cứu kịp thời, não có thể bị hôn mê vĩnh viễn dẫn tới tử vong.

  • Xuất huyết nội tạng

Bé bị sốt xuất huyết lâu dài khiến lượng tiểu cầu giảm mạnh, thành mạch giòn, đồng thời hiện tượng sốc đông máu ở nội mạch sẽ dẫn đến trẻ sẽ bị xuất huyết nội tạng. Có những biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ như: Đau bụng dữ dội, nôn ra máu, đi ngoài ra máu,… rất nguy hiểm.

  • Tràn dịch màng phổi

Đây là biến chứng khá nhiều trẻ gặp phải khi mắc bệnh sốt xuất huyết. Hiện tượng này khiến trẻ hô hấp khó khăn, tăng gánh nặng cho tim dẫn đến suy tim. Tuy không cần hút tháo dịch nhưng cũng khiến sức khỏe bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

  • Ảnh hưởng chức năng tim

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ có thể khiến tim bị tổn thương, dẫn đến các biến chứng ở tim như: Xung huyết tim, tim phù nề, tràn dịch màng tim, tăng áp lực cơ tim, suy động mạch vàng,… Biến chứng này khiến trẻ có biểu hiện khó thở, nhợt nhạt, thiếu máu,…

  • Suy giảm chức năng thận

Bé bị sốt cao do sốt xuất huyết sẽ dẫn tới cơ thể bị mất nước, thiếu hụt chất điện giải nghiêm trọng. Đồng thời, tình trạng xuất huyết các cơ quan khiến thận phải hoạt động quá sức và bài tiết huyết tương ra ngoài bằng đường nước tiểu. Tình trạng này sẽ dẫn đến suy thận cấp.

  • Mù mắt đột ngột

Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng mù mắt cũng được liệt vào danh sách biến chứng nguy hiểm. Trẻ có thể bị xuất huyết mắt, tổn thương võng mạc, mi mắt sưng, phù nề,… Máu huyết có thể che phủ dịch kính mắt dẫn đến mắt không thể nhìn thấy được nữa.

Trường hợp nặng trẻ có thể bị mù mắt một cách đột ngột
Trường hợp nặng trẻ có thể bị mù mắt một cách đột ngột

Phương pháp điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em

Để sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, cha mẹ nên phát hiện và đưa bé đi thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt. Đây là bệnh lý diễn biến rất nhanh nên các bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp điều trị triệu chứng cấp tốc, đồng thời tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Tùy theo từng giai đoạn, các biện pháp cụ thể sẽ được áp dụng như sau:

Giai đoạn đầu khi trẻ sốt xuất huyết

Khi các biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ còn nhẹ và không quá nghiêm trọng, ba mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và chăm sóc bé tại nhà. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp làm thuyên giảm triệu chứng như sau:

  • Cho bé uống thuốc paracetamol giúp hạ sốt, giảm đau.
  • Sử dụng nhiệt kế để thường xuyên theo dõi thân nhiệt của bé. Nếu sau khi uống thuốc, nhiệt độ của bé vẫn không giảm kéo dài thì nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế.
  • Cho trẻ mặc đồ thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Cho trẻ ăn các đồ ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa. Có thể xay nhỏ thịt, rau cho bé ăn cùng.
  • Cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước trái cây để cung cấp nước cho cơ thể, hạn chế mất nước.
  • Không tự ý cho trẻ sử dụng các loại thuốc kháng viêm có thể kích thích xuất huyết như ibuprofen, naproxen, aspirin.
  • Không tự ý truyền dịch cho trẻ nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Bởi việc truyền dịch bừa bãi có thể dẫn tới tràn dịch màng phổi.
  • Không cho trẻ ăn các thực phẩm có màu nâu, đỏ như dâu tây, socola, rau dền,… Bởi nếu trẻ nôn ra máu, việc ăn các loại thức ăn trên rất khó phân biệt.

Giai đoạn nguy hiểm

Sau 7 ngày chăm sóc tại nhà, tình trạng sốt xuất huyết ở trẻ em vẫn không thuyên giảm. Bé vẫn sốt, mệt mỏi, chán ăn kèm theo các triệu chứng xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng thì cha mẹ cần đưa bé nhập viện ngay lập tức.

Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ thường xuyên thực hiện xét nghiệm liên quan đến chỉ số máu, chức năng gan, thận để kiểm soát tình trạng bệnh. Một số xét nghiệm cần thiết cần thực hiện như:

  • Xét nghiệm tế bào máu: Qua đó xác định được số lượng tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu trong máu, biết trẻ đang ở giai đoạn nào của bệnh. 
  • Xét nghiệm điện giải đồ: Khi bị sốt xuất huyết, trẻ dễ bị thiếu nước và các chất điện giải thiết yếu. Xét nghiệm giúp các bác sĩ nắm được tình trạng rối loạn điện giải ở trẻ.
  • Xét nghiệm chức năng gan, thận: Nắm được tình trạng gan, thận bị tổn thương như thế nào do sốt xuất huyết gây ra.

Từ đó có các biện pháp điều trị phù hợp như:

  • Truyền dịch để bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể.
  • Truyền máu cho bé, tránh hiện tượng thiếu máu lên não, tim dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
  • Đo huyết áp, cho trẻ sử dụng kháng sinh tùy tình trạng.
Giai đoạn nguy hiểm cần được theo dõi sát sao
Giai đoạn nguy hiểm cần được theo dõi sát sao

Bên cạnh sự điều trị của bác sĩ, ba mẹ vẫn cần thực hiện nghiêm ngặt các phương pháp ở giai đoạn đầu như: cho trẻ ăn đồ lỏng, theo dõi thân nhiệt, cho trẻ mặc đồ thoáng mát,…

Một số biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ

Cách tốt nhất để trẻ không bị sốt xuất huyết là ngăn ngừa bé tiếp xúc với muỗi. Bởi muỗi là con đường duy nhất giúp virus dengue xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Ba mẹ nên thực hiện một số biện pháp phòng chống như sau:

  • Giáo dục trẻ không đi chơi gần vũng nước, ao, hồ, sông suối, bụi rậm, nhất là vào thời điểm buổi tối hoặc trời tờ mờ sáng.
  • Cho bé mặc quần áo dài tay khi vui chơi ngoài trời, tại các công viên hoặc khu dã ngoại.
  • Mắc màn đầy đủ cho bé khi đi ngủ.
  • Thoa kem chống muỗi cho bé hàng ngày.
  • Sử dụng vợt muỗi, nhang chống muỗi hoặc thuốc xịt côn trùng để tiêu diệt, ngăn ngừa muỗi.
  • Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, phát quang bụi rậm quanh nhà, không để rác thải, các đồ vật không cần thiết trong nhà.
  • Đậy kín các thùng, bể nước để muỗi không có môi trường đẻ trứng thuận lợi.

Hi vọng qua bài viết trên, ba mẹ đã nắm rõ những thông tin liên quan đến căn bệnh sốt xuất huyết: Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và các phương pháp chữa trị, phòng tránh bệnh hiệu quả. 

Để được tư vấn, thực hiện xét nghiệm sốt xuất huyết, bạn có thể liên hệ CTCP Bệnh viện Quân dân 102. Đây là địa chỉ uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, hệ thống máy xét nghiệm hiện đại, đảm bảo đem đến kết quả chính xác, phương hướng điều trị hiệu quả cho người bệnh. Bên cạnh đó, quy trình xét nghiệm đơn giản, nhanh gọn cùng mức chi phí bình dân cũng đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sốt xuất huyết ở trẻ em, hãy liên hệ ngay tới hotline 0888 598 102 để được các chuyên gia tư vấn, giải đáp.

Array

Câu hỏi thường gặp
Sốt Xuất Huyết Có Tắm Được Không

Sốt xuất huyết có được tắm không là thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh. Bởi nếu không chăm sóc, kiêng đúng cách bệnh sốt xuất huyết có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là giải đáp chi tiết cũng như lưu ý cho người bệnh. Sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào? Sở dĩ nhiều người băn khoăn “Sốt xuất huyết có được tắm không” là bởi tính nguy hiểm của bệnh lý này Đây là căn bệnh khởi phát do muỗi vằn truyền virus dengue sang cơ thể. Khi mắc bệnh, sức...

Xem chi tiết
Sốt Xuất Huyết Có Nguy Hiểm Không

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh lý phổ biến tại Việt Nam, thường bùng phát thành dịch vào mùa hè. Vậy sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Phải làm sao để ngăn bệnh diễn biến phức tạp? Câu trả lời có ngay trong bài viết dưới đây. Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất hiện nay. Vì vậy, sốt xuất huyết có nguy hiểm không cũng là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Bệnh do virus dengue gây nên. Loại virus này sống...

Xem chi tiết
Axit Uric Cao Bao Nhiêu Thì Bị Gout

Hiện nay, chỉ số axit uric được sử dụng nhiều trong việc chẩn đoán bệnh gout. Vậy nồng độ axit uric cao bao nhiêu thì bị gout? Và hướng điều trị để giảm axit uric như thế nào là an toàn, hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. [caption id="attachment_2805" align="aligncenter" width="768"] Chỉ số axit uric có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh gout[/caption] Chỉ số axit uric là gì? Axit uric (acid uric) là một chất thải được hình thành trong cơ thể sau quá trình chuyển hóa tự...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Dinh dưỡng
Xét Nghiệm Nhóm Máu Như Thế Nào? Cách Thực Hiện Bạn Cần Biết

Xét Nghiệm Nhóm Máu Như Thế Nào? Cách Thực Hiện Bạn Cần Biết

Xét nghiệm nhóm máu là điều bất cứ ai cũng phải thực hiện để biết được nhóm máu của mình,...
Có nhiều nguy hiểm với sức khỏe khi chỉ số axit uric tăng cao

TOP 11 Cách Làm Giảm Axit Uric Hiệu Quả Nhất Bạn Nên Biết

Chỉ số axit uric tăng cao ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Nếu được...
Xét Nghiệm GPT Là Gì? Quy Trình & Định Lượng Chỉ Số GPT Trong Máu

Xét Nghiệm GPT Là Gì? Quy Trình & Định Lượng Chỉ Số GPT Trong Máu

Bên cạnh chỉ số GOT, GPT cũng là một chỉ số được sử dụng để đánh giá chức năng của...
Axit Uric Thấp Là Bao Nhiêu, Có Sao Không & Cách Cải Thiện Hiệu Quả?

Axit Uric Thấp Là Bao Nhiêu, Có Sao Không & Cách Cải Thiện Hiệu Quả?

Chỉ số axit uric thấp là tình trạng khá nguy hiểm, cảnh báo sức khỏe người bệnh đang có dấu...
Cholesterol Thấp: Nguyên Nhân, Biến Chứng, Phương Pháp Điều Chỉnh

Cholesterol Thấp: Nguyên Nhân, Biến Chứng, Phương Pháp Điều Chỉnh

Mọi người thường nghe nói đến bệnh cholesterol cao - nguyên nhân hàng đầu dẫn đến béo phì, đau tim,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top