Định Lượng Glucose Trong Máu Thấp: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Định lượng glucose trong máu thấp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời. Nhận biết sớm tình trạng này sẽ giúp người bệnh có hướng điều trị phù hợp, giảm nguy cơ mắc những bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chỉ số glucose bình thường – bất thường
Glucose hay đường là nguồn năng lượng vô cùng quan trọng của cơ thể. Glucose được chuyển hóa từ những thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày. Trong máu của con người luôn có hàm lượng glucose nhất định giúp đảm bảo năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Chỉ số glucose bình thường như sau:
- Trước bữa ăn: 90 – 130 mg/dl (tương đương 5 – 7,2 mmol/l).
- Sau khi ăn 1-2 giờ đồng hồ: Dưới 180 mg/dl (tương đương 10 mmol/l).
- Trước khi đi ngủ: 100 – 150 mg/l (tương đương 6 – 8,3 mmol/l).
Định lượng glucose trong máu thấp khi kết quả xét nghiệm cho thấy kết quả thấp hơn giá trị trung bình. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm khác nhau để xác định chính xác tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Nguyên nhân khiến chỉ số glucose thấp
Nồng độ glucose thấp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày. Dưới đây là một số nguyên nhân làm chỉ số glucose máu thấp.
- Sử dụng quá nhiều insulin hoặc thuốc tiểu đường như: Chlorpropamide, glimepiride, metformin, repaglinide, sitagliptin,…
- Người có chế độ ăn kiêng, ăn không đủ chất dinh dưỡng hoặc đợi quá lâu giữa các bữa ăn.
- Tập thể dục nhưng chưa ăn uống đầy đủ.
- Không cung cấp đầy đủ lượng đường bột cần thiết cho cơ thể.
- Uống quá nhiều rượu bia gây mất cân bằng nội tiết.
Ngoài ra, những trường hợp dưới đây cũng có nguy cơ mắc bệnh đường huyết cao hơn:
- Người bị tiểu đường và sử dụng thuốc có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường.
- Người nghiện rượu bia nặng.
- Bệnh nhân đang điều trị viêm gan, các bệnh về thận.
- Có khối u gây tăng tiết insulin.
- Người mắc bệnh rối loạn tuyến yên, suy tuyến thượng thận.
Dấu hiệu nhận biết định lượng glucose trong máu thấp
Ở mỗi đối tượng, dấu hiệu và triệu chứng của glucose thấp sẽ khác nhau, tùy thuộc vào lượng đường trong máu. Thông thường các triệu chứng bao gồm:
- Mắt mờ, nhìn không rõ.
- Tim đập nhanh, loạn nhịp.
- Tâm trạng thất thường, thay đổi đột ngột.
- Người bồn chồn, lo lắng.
- Người mệt mỏi, da nhợt nhạt.
- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đổ mồ hôi, đói.
- Ngủ không ngon giấc.
- Thường xuyên mất tập trung.
Khi tình trạng glucose thấp trở nên tồi tệ hơn, các triệu chứng có thể bao gồm:
- Lú lẫn, động kinh.
- Hôn mê.
- Bất tỉnh, mất ý thức, co giật.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào người bệnh cần chú ý để có biện pháp phòng tránh, ngăn ngừa tình trạng nguy hiểm xảy ra. Nếu các triệu chứng nặng và xuất hiện thường xuyên thì bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra chính xác nhất.
Cách xử trí khi định lượng glucose trong máu thấp
Để tránh những nguy hiểm cho sức khỏe, người bệnh cần được điều trị kịp thời khi phát hiện chỉ số glucose trong máu thấp hơn mức trung bình. Cách làm là tăng đường huyết nhanh nhất tới mức ăn toàn để giảm các biến chứng. Tuy nhiên cũng không nên tăng quá mức, sẽ dẫn đến tăng đường huyết và tăng cân.
Các chuyên gia chỉ ra rằng hạ đường huyết theo quy tắc 15/15 là phương pháp an toàn và hiệu quả. Cụ thể:
- Đo đường huyết: Nếu glucose <70 mg/dL, bạn hãy ăn hoặc uống thực phẩm chứa 15g carbohydrate. Sau 15 phút thì thực hiện đo lại. Nếu đường huyết vẫn < 70 mg/dL thì lặp lại quy trình cho đến khi chỉ số glucose >100 mg/dL. Bạn nên kiểm tra đường huyết 60 phút mỗi lần sau khi điều trị.
- Thức ăn tương đương 15g glucose: 2-3 viên đường, ½ ly nước trái cây, nước ngọt, 1 ly sữa, 15ml mật ong,…
Nếu glucose thấp gây lú lẫn, hôn mê, ngất xỉu, bạn có thể làm như sau: - Xử trí tại nhà: Không mở miệng bệnh nhân để đổ nước vào miệng. Cách làm này sẽ khiến dung dịch vào đường hô hấp gây nguy hiểm, thậm chí tử vong. Để bệnh nhân ăn các loại bánh ngọt, sữa.
- Tại bệnh viện: Tiêm vào tĩnh mạch dung dịch glucose ưu trương từ 20-30%. Ngoài ra có thể truyền tĩnh mạch dung dịch glucose 5-10% hoặc tiêm dưới da 1mg glucagon.
Trường hợp nếu nhận thấy có khối u tụy cần phải chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, siêu âm, nội soi để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm.
Các biện pháp phòng ngừa glucose thấp
Bạn có thể kiểm soát được chỉ số glucose máu bằng cách lưu ý một số vấn đề sau:
- Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng hàm lượng carbohydrate mà chuyên gia gợi ý. Trước khi tập thể dục bạn nên ăn nhẹ.
- Khi có những triệu chứng nên ăn nhẹ bánh ngọt, sữa, hoa quả,…
- Kiểm tra hàm lượng glucose theo định kỳ và chỉ định của bác sĩ.
- Nên có những hướng điều trị ngay khi có triệu chứng hạ glucose, không trì hoãn quá lâu vì có thể gây hôn mê và tổn thương đến não.
- Nghe theo những chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý uống thuốc hay đang uống mà ngừng đột ngột.
Khi có dấu hiệu của hiện tượng hạ glucose, người bệnh cần nhờ người thân đưa đến cơ sở gần nhất để được điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm. Người bệnh cũng nên có lối sống khoa học, ăn uống đủ chất để giảm thiểu tối đa chỉ số glucose trong máu thấp.
Định lượng glucose trong máu thấp nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ không có nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm và có nguy cơ tử vong. Người bệnh nên chú ý sức khỏe, đi khám và xét nghiệm định kỳ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!