Bé Nổi Mẩn Đỏ

Bé nổi mẩn đỏ là hiện tượng khá phổ biến và khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Thực tế, bệnh có thể tự hết nếu nguyên nhân do thời tiết, dị ứng thông thường. Tuy nhiên nếu tác nhân gây bệnh là do các bệnh lý nguy hiểm thì việc chữa trị sẽ rất khó khăn, phụ huynh cần đặc biệt chú ý để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Nguyên nhân gây ra tình trạng bé nổi mẩn đỏ

Nổi mẩn đỏ ở trẻ em có thể là do bệnh lý, đồ ăn, cơ thể dị ứng với các hóa chất,…. Cha mẹ cần xác định được chính xác nguyên nhân để có hướng điều trị sớm nhất, tránh để da của bé bị tổn thương.

Nguyên nhân bệnh lý

Một số bệnh lý sau đây có thể gây ra tình trạng bé nổi mẩn đỏ:

Mề đay là bệnh lý hàng đầu gây tình trạng em bé nổi mẩn đỏ. Bệnh có thể xuất hiện do cơ thể bị nhiễm trùng, dị ứng. Nếu vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ thì mề đay sẽ nhanh chóng hết. Tuy nhiên nếu tình trạng mẩn ngứa nặng thì cần đi khám để được bác sĩ tư vấn hướng xử lý.

Bệnh mề đay có thể là nguyên nhân khiến bé nổi mẩn đỏ
Bệnh mề đay có thể là nguyên nhân khiến bé nổi mẩn đỏ
  • Nhiễm nấm

Ở trẻ nhỏ, một số loại nấm sau đây có thể gây phát ban: Microsporum Audouinii, Trichophyton Tonsurans, Microsorum Canis,…. Bệnh lây nhiễm khi trẻ đi học, dùng chung đồ dùng của các bạn trong lớp và xuất hiện những dấu hiệu như: Mẩn đỏ hình bầu dục, ngứa, có vảy, bong tróc da,….

  • Bệnh hồng ban

Bé nổi mẩn đỏ có thể do bệnh hồng ban gây ra. Đây là bệnh lý hình thành do cơ thể bé bị virus tấn công và gây nhiễm trùng da, đặc biệt là ở những bé có cơ địa nhạy cảm. Những nốt mẩn đỏ có thể lan rộng khiến bé bị phồng rộp nhưng không ngứa ngáy. Khoảng 3 – 6 tuần những nốt ngứa sẽ biến mất nên cha mẹ hãy theo dõi thật kỹ sức khỏe bé.

  • Sốt phát ban

Nhiều bé bị sốt phát ban cũng có thể gây ra tình trạng mẩn đỏ da. Vậy nên ngay khi thấy trẻ bị sốt, da đỏ, nhiều nốt thì bạn cần đưa bé đi khám tại những cơ sở y tế để được chữa trị.

  • Bệnh chốc lở làm bé nổi mẩn đỏ

Bệnh chốc lở có thể lây lan đến các vùng da khác trên cơ thể và làm xuất hiện các nốt mẩn đỏ ngứa ở bé. Những trẻ từ 2 – 6  tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh và nên được điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bệnh chốc lở có thể lây lan đến các vùng da khác trên cơ thể và làm xuất hiện các nốt mẩn đỏ
Bệnh chốc lở có thể lây lan đến các vùng da khác trên cơ thể và làm xuất hiện các nốt mẩn đỏ
  • Bé bị chân tay miệng

Trẻ em nổi mẩn đỏ khắp người cũng được cho là có liên quan đến bệnh chân tay miệng. Đây là bệnh truyền nhiễm ở trẻ dưới 10 tuổi do virus đường ruột gây nên. Bé không chị bị mẩn ngứa mà còn sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn,…. Đây là bệnh lý nguy hiểm nên bạn cần đưa con đến bệnh viện uy tín để được bác sĩ hướng dẫn cách chữa trị.

  • Trẻ em nổi mẩn đỏ do rôm sảy

Rôm sảy là hiện tượng xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ và khiến cơ thể bé xuất hiện mụn nước, ngứa ngáy, đặc biệt là vùng lưng, nách, ngực,…. Rôm sảy xuất hiện nhiều vào những ngày thời tiết nắng nóng nên cha mẹ cần giữ cơ thể bé thoáng mát, sạch sẽ.

  • Bị chàm sữa

Bệnh chàm eczema khá phổ biến ở trẻ nhỏ với triệu chứng rõ nhất là các nốt mẩn ngứa trên da. Ở một số trường hợp, bé còn có thể bị bong tróc da, gãi nhiều gây chảy máu…. nên cha mẹ cần chú ý thật kỹ để bảo vệ bé, tránh bệnh tiến triển nặng hơn.

  • Mụn trứng cá

Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở những trẻ nhỏ và khiến da bị sưng đỏ, không ngứa. Các nốt mụn sẽ biến mất sau vài tuần nhưng nếu nặng có thể kéo dài vài tháng. Tùy theo tình trạng sức khỏe của trẻ mà cha mẹ cần có những biện pháp xử lý thích hợp.

  • Bé bị giãn mao mạch

Bé nổi mẩn đỏ có thể do bị giãn mao mạch – hệ thống mạch máu bị giãn quá mức. Cha mẹ có thể nhận biết sớm bệnh qua các triệu chứng như: Da bé sẫm màu, da có nốt đỏ nhưng ấn tay vào thì không còn,….

  • Mụn hạt kê

Mụn hạt kê là tình trạng do bít tắc chất sừng ở nang lông, xuất hiện nhiều ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Các nốt có nhiều ở mí mắt, mũi, má… với kích thước khá nhỏ. Sau khoảng 2 – 3 tuần các mụn sẽ biến mất nên cha mẹ không cần quá lo lắng.

Mụn hạt kê là tình trạng do bít tắc chất sừng ở nang lông, xuất hiện nhiều ở trẻ dưới 6 tháng
Mụn hạt kê là tình trạng do bít tắc chất sừng ở nang lông, xuất hiện nhiều ở trẻ dưới 6 tháng

Nguyên nhân bên ngoài

Ngoài những bệnh lý kể trên, bé nổi mẩn đỏ có thể do một số tác nhân xấu bên ngoài gây ra, ví dụ như:

  • Dị ứng hóa mỹ phẩm: Các loại xà phòng tắm, nước rửa tay…. có thể gây phát ban trên da nếu như làn da bé quá nhạy cảm. Từ đó bé sẽ nổi mẩn đỏ, ngứa khắp người hoặc không ngứa.
  • Kích ứng dầu gội: Có nhiều trẻ 6 tháng bị nổi mẩn đỏ do kích ứng với dầu gội đầu. Điều này khiến những nốt mẩn đỏ xuất hiện, lan xuống gáy và lưng.
  • Ô nhiễm không khí: Nếu bé thường xuyên tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn, không khí ô nhiễm thì cũng có nguy cơ bị mẩn đỏ.
  • Dị ứng lông động vật: Các loại lông động vật cũng có thể làm xuất hiện các nốt ngứa da, đặc biệt là ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm hơn bình thường.

Bé nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không, khi nào gặp bác sĩ?

Nhiều cha mẹ lo lắng không biết trẻ em nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không. Theo các chuyên gia, tình trạng này không quá nguy hiểm, đặc biệt là khi bé nổi mẩn đỏ không ngứa. Tuy nhiên, nếu phụ huynh không chú ý chữa trị sớm cho bé, để bệnh trở nặng thì có thể gây ra những nguy hiểm như:

  • Da bị nhiễm trùng, lở loét, có thể để lại sẹo, chữa trị khó khăn
  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khiến trẻ mang tâm lý tự ti khi lớn lên.
Bé nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không -câu trả lời là không quá nguy hiểm
Bé nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không -câu trả lời là không quá nguy hiểm

Để an toàn hơn, bạn có thể đưa bé đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ hướng dẫn xử lý ngay khi trẻ có những biểu hiện như sau:

  • Da xuất hiện nốt đỏ kèm mủ, mụn nước.
  • Bé khóc, gãi nhiều, quấy hơn vào ban đêm.
  • Những nốt đỏ xuất hiện nhiều hơn, lan đến nhiều vùng da khác.
  • Bé thường xuyên bị tái phát bệnh, có thể bị sốt cao.
  • Da bị tổn thương, viêm loét nghiêm trọng do nhiễm trùng.

Hướng dẫn chữa trị tình trạng bé nổi mẩn đỏ

Trẻ bị nổi mẩn đỏ có thể được xử lý nhanh chóng thông qua các thảo dược tự nhiên lành tính. Ngoài ra, thuốc Tây y cũng được sử dụng trong một số trường hợp để giúp quá trình chữa bệnh diễn ra nhanh hơn.

Dưới đây là một số cách chữa trị đơn giản cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng.

Chữa mẩn đỏ cho bé tại nhà

Nếu tình trạng bé nổi mẩn đỏ chưa có quá nhiều triệu chứng nguy hiểm thì phụ huynh có thể dùng các thảo dược tự nhiên tại nhà. Các nguyên liệu này khá an toàn, lành tính cho da nên không gây kích ứng đến làn da mỏng manh của bé.

  • Sử dụng lá trà xanh

Là trà xanh có chứa EGCG, Catechin,… rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khả năng giảm ngứa, giảm viêm và đẩy nhanh quá trình hồi phục tế bào da.

Cha mẹ hãy dùng 2 – 3 nắm lá trà xanh nấu cùng 2 – 3 lít nước. Sau đó bạn dùng nước thu được hòa cùng nước mát để tắm cho bé mỗi tuần 3 – 4 lần. Những nốt mẩn đỏ sẽ nhanh chóng được xử lý.

Lá trà xanh rất tốt cho những ai bị mẩn ngứa, viêm da
Lá trà xanh rất tốt cho những ai bị mẩn ngứa, viêm da
  • Chườm lạnh

Nhiệt lạnh có thể khiến những nốt mẩn đỏ trên da bé được xử lý dễ dàng. Bạn hãy dùng 1 tấm khăn sạch bọc đá rồi chườm lên những vùng da bị đỏ của bé từ 5 – 10 phút.

Vì da bé còn non và nhạy cảm nên bạn chú ý nhiệt độ để tránh làm bé bị bỏng. Khi chườm bạn cũng nên di chuyển trên khắp vùng da, không đặc trên 1 vị trí quá lâu.

  • Sử dụng nha đam

Bé nổi mẩn đỏ có thể được xử lý bằng nha đam. Trong thảo dược này có nhiều dưỡng chất giúp giảm ngứa, giảm đỏ da và kháng viêm cực hiệu quả.

Bạn có thể dùng gel nha đam thoa trực tiếp lên vùng da bị mẩn đỏ có bé. Mỗi tuần thực hiện 3 – 4 lần bạn sẽ thấy tình trạng này được cải thiện.

Sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh

Trong trường hợp bạn muốn nhanh chóng loại bỏ những nốt trên da bé thì có thể tham khảo một số loại thuốc, kem bôi sau:

  • Kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm sẽ giúp làm dịu da, liền sẹo và làm lành vết thương trên da bé nhanh chóng. Cha mẹ có thể dùng sản phẩm chứa vitamin C, E, D, B5 vì chúng lành tính với da.
  • Thuốc kháng histamin: Thuốc được chỉ định cho bé bị dị ứng gặp có vấn đề về tự miễn. Công dụng chính của thuốc sẽ ức chế histamin gây dị ứng ở cơ thể của bé.
  • Thuốc bôi corticoid: Các kem bôi chứa corticoid sẽ giúp diệt khuẩn, nấm trên bề mặt da, trả lại làn da mịn màng, khỏe mạnh. Thuốc bôi này chỉ dùng khi có hướng dẫn của bác sĩ và không nên lạm dụng quá nhiều.
Kem bôi có thể giúp giảm tình trạng bé nổi mẩn đỏ trên da
Kem bôi có thể giúp giảm tình trạng bé nổi mẩn đỏ trên da

Một vài lưu ý giúp phòng ngừa tình trạng bé nổi mẩn đỏ

Tình trạng nổi mẩn đỏ ở bé có thể khắc phục được nếu cha mẹ giữ cơ thể bé luôn sạch thoáng và chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của con mình. Dưới đây là một vài biện pháp phòng ngừa bệnh ngay tại nhà cha mẹ có thể tham khảo:

  • Không để bé tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn,… giữ môi trường sống của bé luôn sạch thoáng.
  • Thường xuyên tắm cho bé bằng nước ấm, hạn chế tối đa các hóa chất mà nên tắm cùng thảo dược tự nhiên.
  • Nên mua trang phục thoáng mát, rộng rãi, khả năng hút ẩm tốt cho bé, không để bé mặc đồ quá chật.
  • Bổ sung cho bé những thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và tăng khả năng phòng ngừa bệnh.
  • Quan tâm đến sức khỏe của trẻ nhiều hơn, nếu thấy con khóc nhiều, quấy đêm, bỏ bữa thì cần đưa con khi khám.
  • Nếu bạn cho bé dùng bỉm, hãy thay bỉm thường xuyên  và đúng cách để đảm bảo không bị hăm tã.
  • Chú ý không để con cào, gãi mạnh lên da vì sẽ khiến da bị tổn thương nặng hơn, dễ nhiễm trùng.
Cha mẹ hãy chú ý đến sức khỏe của trẻ, đưa bé đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường
Cha mẹ hãy chú ý đến sức khỏe của trẻ, đưa bé đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường

Có thể nói, bé nổi mẩn đỏ là hiện tượng dễ gặp và nó không gây quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên không vì thế mà bạn chủ quan và coi thường. Ngay khi nhận thấy bé có những dấu hiệu lạ thì cần đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn hướng giải quyết sao cho phù hợp nhất, tránh gây tổn thương da cũng như sức khỏe.

Array

Câu hỏi thường gặp
Bà Bầu Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Bụng Không Ngứa

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa là tình trạng không hiếm gặp, gây ra nhiều phiền phức trong cuộc sống hàng ngày của thai phụ. Vậy nguyên nhân dẫn đến triệu chứng trên là gì? Có gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi hay không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu hơn về hiện tượng này! Nguyên nhân bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa khiến mẹ bầu vô cùng lo lắng vì...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Sốt Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Trẻ Em Và Những Điều Bố Mẹ Cần Biết

Sốt Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Trẻ Em Và Những Điều Bố Mẹ Cần Biết

Sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em là dấu hiệu cảnh báo con nhỏ đang gặp vấn đề sức...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top