Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Cổ Và Cách Điều Trị

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ là bệnh lý về da khá phổ biến và sẽ tự hồi phục nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, bố mẹ không nên chủ quan, lơ là khiến bệnh trở nặng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Vì thế, các phụ huynh cần nắm được nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn biện pháp điều trị hiệu quả. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu hơn về tình trạng trên!

Tác nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ 

Da của trẻ sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm nên dễ bị tổn thương khi gặp phải những tác nhân gây hại. Thông thường, trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở cổ do các nguyên nhân sau:

Rôm sảy 

Vào những ngày thời tiết oi nóng, cơ thể trẻ dễ bị rôm sảy do lượng mồ hôi tiết ra quá nhiều, kết hợp cùng bã nhờn làm lỗ chân lông bị tắc nghẽn dẫn đến nổi mẩn đỏ khắp người. Tình trạng này thường gây cảm giác ngứa rát, châm chích, nặng hơn có thể chứa chất lỏng ở đầu mụn. Sau vài ngày, hiện tượng này sẽ mất dần đi. Tuy nhiên, bố mẹ nên theo dõi sát sao, tránh để trẻ gãi mạnh, gây xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.  

Rôm sảy là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ
Rôm sảy là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ

Hăm da cổ 

Ngoài vùng bẹn, nách, hăm da cũng gặp ở vùng cổ do có nhiều nếp gấp, thường xuyên cọ xát và lượng mồ hôi tiết ra nhiều. Khi không được vệ sinh thường xuyên, các nốt mẩn đỏ sẽ xuất hiện kèm theo mụn nước. Nguy hiểm hơn nếu không được xử lý kịp thời các nốt mẩn đỏ sẽ bị dập gây tổn thương hoặc loét vùng cổ, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của trẻ. 

Dị ứng thời tiết 

Sức đề kháng của trẻ sơ sinh yếu nên khi thời tiết thay đổi, nhất là thời điểm giao mùa, trẻ dễ bị ốm hoặc dị ứng da. Lúc này, trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ, lưng, bụng,… kèm theo ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí đau họng, sốt,….

Hiện tượng trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ do thay đổi thời tiết có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, không thuyên giảm thì bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đưa ra biện pháp khắc phục hợp lý.

Bệnh chàm sữa

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ kèm vảy ở rìa xung quanh có thể là dấu hiệu của bệnh chàm sữa. Ngoài vùng cổ, chàm sữa còn xuất hiện ở mặt, ngực, chân, tay và lưng. Đa số mẩn này tự biến mất sau một thời gian không cần điều trị. 

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ kèm vảy ở rìa xung quanh có thể là dấu hiệu của bệnh chàm sữa
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ kèm vảy ở rìa xung quanh có thể là dấu hiệu của bệnh chàm sữa

Tuy nhiên, nếu mẩn đỏ có mủ vàng hoặc trắng thì bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám. Đồng thời, trong quá trình điều trị, phụ huynh cần chăm sóc và vệ sinh da sạch sẽ cho con mỗi ngày để bệnh không tiến triển nặng. 

Sốt phát ban 

Sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất yếu nên dễ bị sốt phát ban khi thời tiết thay đổi. Biểu hiện của tình trạng này là sốt và toàn thân trẻ nổi mẩn đỏ, trong đó có cả vùng cổ. Tuy nhiên, những mẩn đỏ này không gây khó chịu và sẽ tự mất đi, không cần điều trị.

Viêm da tiết bã  

Một vài trẻ sơ sinh bị rối loạn tuyến bã nhờn và nhiễm nấm Malassezia furfur dẫn đến viêm da tiết bã khiến vùng da ở cổ, bẹn, đầu,… bị tổn thương. Dấu hiệu điển hình là da nổi mẩn đỏ nhưng không gây ngứa, khó chịu cho trẻ. Sau một khoảng thời gian, mẩn đỏ sẽ đóng vảy và bong tróc dần. 

Biểu hiện của viêm da tiết bã là là da nổi mẩn đỏ nhưng không gây ngứa, khó chịu cho trẻ
Biểu hiện của viêm da tiết bã là là da nổi mẩn đỏ nhưng không gây ngứa, khó chịu cho trẻ

Do nước bọt thừa hoặc vệt sữa

Trong quá trình uống sữa hoặc bú mẹ, sữa có thể chảy từ miệng xuống cổ khiến vùng da này ẩm ướt. Điều này tạo thành môi trường lý tưởng để mẩn đỏ xuất hiện gây ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra, lượng nước bọt tiết ra trong giai đoạn trẻ mọc răng, chảy xuống cổ và đọng lại cũng gây kích ứng da nếu không được vệ sinh đúng cách. 

Mụn trứng cá sơ sinh 

Sau sinh khoảng 4 tuần, mụn trứng cá hay mụn sữa xuất hiện ở vùng cổ của trẻ sơ sinh do phơi nhiễm từ trong tử cung của mẹ. Biểu hiện của tình trạng này là các nốt mẩn đỏ viêm sưng, có mủ như trứng cá và thường nổi rõ ở cổ, mặt, trán,… của trẻ. 

Hiện tượng này thường kéo dài vài tuần hoặc cả tháng và có thể tự biến mất không cần điều trị. Thế nhưng, nếu không được chăm sóc đúng cách thì da của trẻ sẽ bị xấu đi. 

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ nguy hiểm không?

Tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ đáng lo ngại hay không? Thông thường, trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ sẽ tự hồi phục nhưng bố mẹ cũng không nên chủ quan, phải chú ý vệ sinh cơ thể trẻ và môi trường sống xung quanh sạch sẽ. Bởi nếu không được chăm sóc đúng cách thì các nốt mẩn đỏ sẽ tổn thương nặng hơn, thậm chí có thể nhiễm trùng. Một vài trường hợp đặc biệt, trẻ có thể nổi mẩn đỏ ở cổ kéo dài, dẫn đến mãn tính, bệnh tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Bố mẹ không nên chủ quan và phải vệ sinh sạch sẽ cho trẻ thường xuyên
Bố mẹ không nên chủ quan và phải vệ sinh sạch sẽ cho trẻ thường xuyên

Chính vì thế, thấy con nhỏ bị nổi mẩn đỏ ở cổ, bố mẹ cần xác định tác nhân gây bệnh để có biện pháp can thiệp phù hợp. Đặc biệt, nếu tình trạng trên kèm theo sốt cao triền miên, tiêu chảy, ngứa ngáy, bỏ bú,… thì các phụ huynh nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, điều trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng ngoài ý muốn. Lưu ý, bố mẹ tuyệt đối không được cho con nhỏ uống thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 

Cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ

Tùy vào mức độ và nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ mà các phụ huynh lựa chọn hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là một vài biện pháp chữa trị tình trạng hiệu quả trên được nhiều bố mẹ ưu tiên áp dụng, bạn đọc có thể tham khảo!

Mẹo dân gian 

Các mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu thiên nhiên vừa an toàn, lành tính vừa mang lại hiệu quả tối ưu rất được lòng các bậc phụ huynh. Theo đó, các phương pháp dân gian trị nổi mẩn đỏ ở cổ trẻ sơ sinh gồm: 

  • Tắm nước lá: Một số loại lá dễ tìm như trầu không, kinh giới, tía tô,… giúp diệt khuẩn, chống viêm, làm dịu cơn ngứa nên bố mẹ có thể cân nhắc đun lấy nước tắm cho con nhỏ. 
Ruột trắng của cây nha đam vừa giúp giữ ẩm làn da vừa giảm ngứa cho trẻ
Ruột trắng của cây nha đam vừa giúp giữ ẩm làn da vừa giảm ngứa cho trẻ
  • Sử dụng nha đam: Phần ruột trắng của cây nha đam vừa giúp giữ ẩm làn da vừa giảm ngứa cho trẻ khi bị mẩn đỏ. Bố mẹ chỉ cần lấy phần gen nha đam thoa trực tiếp lên vùng da nổi mẩn của bé. Sau khoảng 15 phút, rửa sạch vùng da vừa thoa bằng nước ấm. 
  • Chườm lạnh: Cho đá viên vào miếng vải mỏng, sạch rồi chườm trực tiếp lên vùng cổ bị nổi mẩn của trẻ, massage nhẹ nhàng khoảng 3-4 phút rồi dừng lại. Tuy nhiên, bố mẹ không nên chườm quá lâu khiến trẻ bị nhiễm lạnh. 

Lưu ý, trước khi sử dụng các loại lá, các phụ huynh phải rửa thật sạch, đồng thời đảm bảo độ chính xác, tránh lấy nhầm loại lá khác, gây tổn thương da trẻ. Bên cạnh đó, các mẹo dân gian được khuyên chỉ dùng khi mức độ nổi mẩn của trẻ nhẹ và chưa có dấu hiệu viêm nhiễm. 

Dùng thuốc Tây chữa mẩn đỏ ở cổ cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ

Khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ kéo dài, có dấu hiệu nhiễm khuẩn và không thuyên giảm, bố mẹ nên đưa con nhỏ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và kê đơn thuốc Tây điều trị phù hợp. Thông thường, các loại thuốc Tây được bác sĩ chỉ định gồm: 

  • Nhóm thuốc Corticoid dạng bôi giúp chống viêm, kháng khuẩn tối ưu. 
  • Thuốc kháng Histamine giúp ức chế Histamin gây dị ứng.
  • Thuốc bôi chứa Menthol.
  • Các loại kem dưỡng giúp giữ độ ẩm và phục hồi tổn thương nhanh chóng cho làn da của trẻ. 
Nhóm thuốc Corticoid dạng bôi giúp chống viêm, kháng khuẩn
Nhóm thuốc Corticoid dạng bôi giúp chống viêm, kháng khuẩn

Trong quá trình sử dụng các loại thuốc này, các phụ huynh nên mua theo đơn thuốc của bác sĩ và đảm bảo đúng liều lượng, liệu trình. Đồng thời, theo dõi sức khỏe của trẻ, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường như quấy khóc, mệt mỏi, bỏ ăn,… sau khi dùng thuốc thì phải dừng ngay lập tức và đưa con đến gặp bác sĩ thăm khám. 

Làm cách nào ngăn ngừa nổi mẩn đỏ ở cổ trẻ sơ sinh

Mặc dù trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được chăm sóc, vệ sinh đúng cách dễ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Chính vì thế, để ngăn ngừa tình trạng trên, các bậc phụ huynh cần lưu ý một vài điều sau: 

  • Không để con nhỏ tiếp xúc gần với các dị nguyên dễ gây dị ứng như mỹ phẩm, hóa chất, phấn hoa,….. 
  • Phụ nữ đang cho con bú nên hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ dị ứng như hải sản, đậu phộng,…
  • 6 tháng đầu nên cho con nhỏ bú sữa mẹ hoàn toàn để tăng hệ miễn dịch và sức đề kháng. 
  • Ưu tiên sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội bác sĩ khuyên dùng nhằm đảm bảo da bé không bị kích ứng. 
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cơ thể trẻ và lựa chọn trang phục thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. 
  • Các mẹ nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để đủ lượng sữa chất lượng cho con bú. 
  • Luôn giữ không gian sống thoáng mát, sạch sẽ. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ, hi vọng sẽ hữu ích với các bậc phụ huynh. Mặc dù đây là bệnh lý lành tính nhưng bố mẹ không nên chủ quan, phải thường xuyên theo dõi sự thay đổi của con. Nếu phát hiện bất thường thì phụ huynh phải có phương án xử lý kịp thời.

Array

Chia sẻ

Triệu chứng
Sốt Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Trẻ Em Và Những Điều Bố Mẹ Cần Biết

Sốt Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Trẻ Em Và Những Điều Bố Mẹ Cần Biết

Sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em là dấu hiệu cảnh báo con nhỏ đang gặp vấn đề sức...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top