Mẩn Ngứa

Nổi mẩn ngứa diễn ra thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng hoạt động thường ngày. Vì vậy, mỗi người cần trang bị cho bản thân kiến thức về triệu chứng của bệnh, để giúp phát hiện sớm, nắm rõ nguyên nhân, từ đó phòng ngừa và điều trị bệnh mẩn ngứa kịp thời.

Mẩn ngứa là bệnh gì?

Da nổi mẩn ngứa có thể xảy ra do một số yếu tố bên ngoài tác động hoặc là triệu chứng đặc trưng của một số bệnh ngoài da. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà tình trạng ngứa ngáy có thể chỉ xảy ra ở một vị trí hoặc lan rộng khắp cơ thể. Các dấu hiệu điển hình của mẩn ngứa người bệnh có thể dễ dàng nhận biết bao gồm:

  • Trên da xuất hiện các nốt mẩn có hình dạng, kích thước khác nhau. Một số trường hợp ở tay, chân, bụng, cổ,… hoặc có thể là toàn thân.
  • Cơn ngứa râm ran kéo dài cực kỳ khó chịu. Nếu người bệnh gãi mạnh có thể gây xước da, hình thành vết thương hở.
  • Một số triệu chứng đi kèm khác như sưng phù, nổi phát ban, chảy dịch, bong tróc da kèm mụn nước li ti,,…
  • Trong trường hợp nặng, người bệnh cảm thấy cơ thể mệt mỏi, khó thở, đau đầu,…
Trên da xuất hiện các mẩn đỏ, cảm giác ngứa ngáy
Trên da xuất hiện các mẩn đỏ, cảm giác ngứa ngáy

Nguyên nhân gây mẩn ngứa nổi cục

Các bác sĩ da liễu cho biết, tình trạng nổi mẩn ngứa xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Cụ thể như sau:

Các vấn đề dị ứng

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến da nổi mẩn ngứa đó là do dị ứng. Thống kê ghi nhận rằng, có 4 dạng thường gặp nhất bao gồm:

  • Dị ứng thời tiết: Khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa đông, làn da nhạy cảm không kịp thích nghi sẽ xuất hiện mẩn đỏ ngứa ngáy.
  • Dị ứng mỹ phẩm: Người bệnh sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng hoặc không phù hợp với đặc tính da rất dễ gây dị ứng, nổi mẩn đỏ.
  • Dị ứng thực phẩm: Những người có cơ địa nhạy cảm, khi ăn một số loại thực phẩm như tôm, cua,… sẽ gây ra dị ứng. Triệu chứng đặc trưng gồm nổi mẩn ngứa toàn thân, đau bụng, buồn nôn, chóng mặt,…
  • Dị ứng thuốc: Một số thành phần có trong thuốc Tây khi uống vào nhưng cơ thể không thể hấp thụ hết sẽ được thải trừ qua da gây mẩn đỏ và ngứa ngáy.
Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với đặc tính da có thể gây mẩn ngứa
Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với đặc tính da có thể gây mẩn ngứa

Bệnh lý da liễu

Không thể không đề cập đến nguyên nhân bệnh lý gây mẩn ngứa. Bởi đây là triệu chứng đặc trưng nhất mà người bệnh gặp phải. Cụ thể như sau:

  • Bệnh mề đay: Bệnh lý da liễu phổ biến xảy ra do quá trình tăng sinh lượng histamin trong cơ thể. Trên da xuất hiện nốt mẩn ngứa hoặc mảng sần thường biến mất sau vài giờ nếu được chăm sóc đúng cách.
  • Vảy nến: Hệ miễn dịch rối loạn khiến da xuất hiện mẩn ngứa, bong tróc vảy và có hiện tượng chảy dịch.
  • Nấm da: Các bệnh nấm da như hắc lào, nấm móng, lang ben,… có triệu chứng điển hình như nổi mẩn đỏ, da khô, bong tróc thành vảy trắng.
  • Viêm da: Khi tiếp xúc với các tác nhân như côn trùng, chất hóa học, mủ thực vật,… làm cho da bị kích ứng dễ đến phản ứng viêm da, nổi mẩn đỏ ngứa ngáy.

Mắc các bệnh lý bên trong cơ thể

Tình trạng mẩn ngứa còn có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc một số bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan mà nên gặp bác sĩ để kiểm tra.

  • Mắc bệnh về gan, thận: Đây là hai bộ phận đảm nhiệm vai trò đào thải chất độc và thanh lọc cơ thể. Khi chức năng gan thận bị suy giảm do một số bệnh lý sẽ khiến độc tố tích tụ lại dưới da gây ra mẩn ngứa.
  • Bệnh về máu: Một số bệnh lý như đa hồng cầu, loạn sản tủy, tăng eosin trong máu,… ảnh hưởng đến lượng máu trong cơ thể gây ra hiện tượng nổi mẩn toàn thân.
  • Tiểu đường: Lượng đường trong máu tăng cao khiến hệ thống mạch máu dưới da bị tổn thương, quá trình lưu thông máu cũng bị ảnh hưởng khiến da khô sần, nổi mẩn ngứa.
  • Bệnh bạch huyết: Người bị bệnh Hodgkin, Non-Hodgkin,… sẽ gặp phải triệu chứng gồm nổi mẩn ngứa, hạch bạch huyết sưng to.
  • Nhiễm virus: Tình trạng nổi mẩn ngứa toàn thân thường xảy ra do mắc các bệnh lý nhiễm virus như HIV, giang mai, lậu,…
  • Nhiễm giun sán: Giun sán xâm nhập vào mô da và nội tạng, tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa gây kích ứng da, đau bụng.
Triệu chứng nổi mẩn ngứa toàn thân có thể là dấu hiệu cảnh cáo suy thận
Triệu chứng nổi mẩn ngứa toàn thân có thể là dấu hiệu cảnh cáo suy thận

Nguyên nhân khác

Ngoài ba nhóm nguyên nhân trên, tình trạng nổi mẩn ngứa còn xảy ra do một số yếu tố sau đây:

  • Người bệnh căng thẳng, stress kéo dài làm cho não bộ sản sinh ra các độc tố tác động lên da gây mẩn đỏ khắp người.
  • Phụ nữ mang thai hoặc tiền mãn kinh, chị em bước vào tuổi dậy thì,… rất dễ bị nổi mẩn do nồng độ nội tiết tố thay đổi.
  • Khi thời tiết nóng bức, lượng mồ hôi tiết ra nhiều, cùng với bụi bẩn sẽ làm cho lỗ chân lông bít tắc gây ngứa ngáy.

Da mẩn ngứa có nguy hiểm không?

Tuy mẩn ngứa không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể thấy rõ những ảnh hưởng đến sức khỏe. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược cơ thể, không thể tập trung làm việc.

Bên cạnh đó, các tổn thương trên da gây mất thẩm mỹ, làm người bệnh tự ti khi tiếp xúc với người khác. Nếu thường xuyên gãi mạnh, da lở loét có nguy cơ tổn thương thứ phát và nhiễm trùng.

Tình trạng nổi mẩn cảnh báo nhiều vấn đề về da liễu cũng như sức khỏe bên trong cơ thể. Do đó, nếu sau vài ngày không thuyên giảm, ngược lại còn tiến triển nặng hơn, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn cách điều trị phù hợp để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Các cách điều trị mẩn ngứa toàn thân hiệu quả

Tùy thuộc vào tình trạng mẩn ngứa và nguyên nhân là người bệnh sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để điều trị và ngăn ngừa tái phát trở lại. Dưới đây là chi tiết 3 phương pháp điều trị mẩn ngứa tại nhà phổ biến, cho hiệu quả tốt nhất:

Một số mẹo dân gian tại nhà

Ngay khi tình trạng mẩn ngứa xuất hiện, người bệnh có thể áp dụng ngay một số cách sau để giảm khó chịu trên da:

  • Nha đam: Các hoạt chất bên trong nha đam có công dụng giảm ngứa, làm dịu da, thúc đẩy vết tổn thương nhanh lành. Người bệnh chỉ cần dùng phần gel trắng nha đam xay nhuyễn, bôi trực tiếp lên vùng da bị mẩn ngứa và vệ sinh sạch sẽ sau khoảng 15 phút.
  • Lá trà xanh: Chắc hẳn ai cũng biết tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, làm dịu cơn ngứa rất tốt. Người bệnh rửa sạch 100g lá trà xanh bằng nước muối loãng, hơi vò nhẹ rồi đun sôi với 2 lít nước trong 15 phút. Nước lá trà xanh dùng để rửa vùng da bị mẩn ngứa, phần bã tận dụng đắp nhẹ nhàng lên da.
  • Lá khế: Các bác sĩ cho biết, lá khế có tác dụng rất tốt trong việc sát trùng, thành nhiệt, đào thải độc tố và tiêu viêm khi mắc bệnh ngoài da. Người bệnh rửa sạch 1 nắm lá khế tươi, cho vào chảo sao vàng rồi cho vào túi chườm hoặc khăn sạch chườm nhẹ nhàng lên da bị mẩn ngứa.

[pr_middle_post]

Bôi nhựa nha đam lên tay có thể giảm ngứa và đỏ rát da
Bôi nhựa nha đam lên tay có thể giảm ngứa và đỏ rát da

Các cách trị mẩn ngứa theo mẹo dân gian sử dụng các nguyên liệu đơn giản, dễ tìm mua và thực hiện. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị khá thấp, chỉ phù hợp khi tình trạng mẩn ngứa còn nhẹ. Người bệnh nên theo dõi đặc điểm làn da, nếu có chuyển biến xấu nên gặp bác sĩ để thăm khám cụ thể.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Điều trị mẩn ngứa bằng thuốc Tây y là cách được nhiều người lựa chọn nhất. Tuy nhiên, người bệnh cần phải thăm khám, nhận đơn thuốc từ bác sĩ. Bởi nếu tự ý mua thuốc về nhà có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Không những không khỏi ngứa mà người bệnh còn phải đối mặt với các vấn đề như đau đầu, hại dạ dày, nhờn thuốc,…

Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng và nguyên nhân mà kê đơn phù hợp nhất đối với từng người. Cụ thể, một số loại thuốc dùng cho người bị mẩn ngứa bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin như Hydroxyzine, Clobetasol, Doxepin,… giúp đẩy lùi triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da.
  • Thuốc bôi chứa Corticosteroid có tác dụng chống viêm mạnh, giải quyết nhanh tình trạng sưng ngứa, thường dùng khi tình trạng ngứa ngáy nghiêm trọng.
  • Kháng sinh có công dụng ức chế, loại bỏ vi khuẩn, bác sĩ chỉ kê đơn khi mẩn ngứa do nhiễm khuẩn hoặc xảy ra tình trạng nhiễm trùng da.
  • Kem dưỡng ẩm Fluocinolone, Hydrocortisone,… cung cấp độ ẩm, ngăn ngừa khô ráp và ngứa ngáy.

Khám chữa mẩn ngứa nổi cục ở đâu uy tín?

Khi bị mẩn ngứa không rõ nguyên do, người bệnh nên tìm đến các địa chỉ uy tín để thăm khám. Trước khi lựa chọn nên khám ở đâu, người bệnh cần tìm hiểu về đội ngũ bác sĩ, trang thiết bị hỗ trợ, chất lượng dịch vụ và phản hồi của bệnh nhân cũ. Người bệnh có thể tham khảo danh sách sau đây:

  • Bệnh viện da liễu Trung Ương: Bệnh viện công hàng đầu Việt Nam hiện nay chuyên khám, điều trị các vấn đề về da liễu. Người bệnh đến khám và mua thuốc tại bệnh viện ở số 15A Phương Mai. Điện thoại: 024.32222944 – 1900 695.
  • Bệnh viện da liễu Hà Nội: Người bệnh được trực tiếp khám và điều trị bởi đội ngũ bác sĩ giỏi, cùng với sự hỗ trợ của máy móc mới, ứng dụng kỹ thuật hiện đại. Bệnh viện gồm 3 cơ sở tại 79B Nguyễn Khuyến, số 20 Bế Văn Đàn (Hà Đông) và cơ sở 3 là khoa Điều trị Nội trú Quốc Oai, Hà Nội. Điện thoại: 0903.479.619.
  • Bệnh viện Bạch Mai: Đây là một trong những địa chỉ uy tín mà người bệnh ưu tiên lựa chọn thăm khám các vấn đề về da liễu. Bệnh viện có các bác sĩ đầu ngành, ứng dụng kỹ thuật, trang thiết bị máy móc hiện đại. Người bệnh đến khám ở địa chỉ 78 Phương Mai. Điện thoại: 8424 3869 373.

Một số lưu ý quan trọng cần nhớ khi bị nổi mẩn ngứa

Khi bị nổi mẩn ngứa, bệnh cạnh việc khám và điều trị theo hướng dẫn, người bệnh cần lưu ý thực hiện một số điều sau đây:

  • Tuyệt đối không gãy mạnh, chà xát lên da để giảm ngứa bởi hành động này có thể gây tổn thương nghiêm trọng hơn, dễ để lại sẹo.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, chú ý hơn trong việc lựa chọn loại trang phục, kích thước phù hợp, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
  • Tránh tiếp xúc với tác nhân dễ gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn,…
  • Sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa, mỹ phẩm hợp với da, có tính dịu nhẹ.
  • Tắm với nước ấm vừa phải để tránh gây khô da và nên lau khô người trước khi mặc quần áo.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để thúc đẩy đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể.
  • Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm phù hợp, nhất là vào những ngày mùa đông hanh khô.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung nhóm thực phẩm chứa vitamin A, B, C, D, E,… và omega 3 như trái cây, rau củ, cá béo. Đồng thời, người bệnh cần hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp, sử dụng chất kích thích,…
  • Tạo thói quen ngủ sớm và đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, thường xuyên tập thể dục, chơi thể thao.
  • Khám định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý và được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp người bệnh có cái nhìn tổng quan nhất về tình trạng mẩn ngứa. Người bệnh không nên bỏ qua các dấu hiệu bất thường trên da bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề nguy hiểm về sức khỏe. Hãy thăm khám, điều trị sớm, chủ động hình thành thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Chia sẻ

Cách chữa
Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân là bệnh gì? Cách xử lý an toàn, hiệu quả

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân là bệnh gì? Cách xử lý an...

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân là hiện tượng khá phổ biến. Tình trạng này ngoài việc khiến...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top