Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Háng Không Ngứa Do Đâu? Cách Điều Trị Thế Nào?
Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa là bệnh phổ biến, gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Triệu chứng này cảnh báo nhiều bệnh lý về da cho nên người bệnh cần phải chủ động điều trị để không gây biến chứng.
Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa do đâu?
Háng nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa là tình trạng xuất hiện những dấu đỏ, phát ban, mụn nước ở vùng háng, nhưng không gây ngứa. Nếu người bệnh có những hành động cào gãi, chà xát sẽ dẫn đến hiện tượng lan rộng. Không chỉ thế, da ở vùng háng vốn mỏng, được bao phủ nhiều lớp quần áo, bí bách vi khuẩn dễ tấn công.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ở vùng háng, trong đó chủ yếu là do các bệnh lý về da:
- Hăm da: Háng là nơi kín đáo, bao bọc bởi nhiều lớp quần áo nên rất bí. Vì thế, vùng da này thường bị hăm, xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ nhưng không ngứa.
- Phát ban: Nhiệt độ tăng cao sẽ xuất hiện tình trạng phát ban, nổi mẩn đỏ. Phát ban có thể ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, trong đó có vùng háng.
- Bệnh giang mai: Đây là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục do vi khuẩn T. pallidum. Bệnh có nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó có nổi mẩn đỏ ở háng nhưng không đau, không ngứa. Nếu không điều trị sớm nó có thể lây lan sang những vùng da khác trên cơ thể, kèm theo triệu chứng sốt, đau họng, hạch bạch huyết, giảm cân…
- Viêm da tiếp xúc: Là bệnh da liễu phổ biến, xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, nhất là với những người có làn da mẫn cảm. Trong khi đó, vùng da háng vốn nhạy cảm, khi tiếp xúc với những dị nguyên có thể rất dễ nổi mẩn đỏ.
- Dị ứng thuốc tân dược: Một số loại thuốc kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ nổi mẩn đỏ như thuốc lợi tiểu, thuốc chống động kinh, kháng sinh… Các mẩn đỏ không ngứa nhưng vẫn gây sự khó chịu cho người bệnh.
- U mềm lây: Hình thành do virus molluscum contagiosum gây tình trạng mẩn đỏ trên da nhưng không ngứa, không đau. Những nổi mẩn này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. U mềm lây có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, nhất là trẻ em vì hệ miễn dịch còn yếu.
- Mụn cóc sinh dục: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tình trạng nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa. Các triệu chứng có thể xuất hiện khi bị mụn cóc sinh dục như các nổi mẩn đỏ nhỏ, đau rát, khó chịu…
Các triệu chứng đi kèm hiện tượng da nổi mẩn đỏ ở háng
Rất nhiều người không chú ý, không quan tâm đến tình trạng nổi mẩn đỏ ở háng vì không có hiện tượng ngứa, đau rát. Đến khi tình trạng các nổi mẩn đỏ lây lan, thêm dấu hiệu nặng thì mọi người mới tìm cách điều trị. Tuy nhiên, giai đoạn sau bệnh nặng hơn so với thời điểm khởi phát, bệnh thường kèm thêm một số triệu chứng khác, chẳng hạn như:
- Các nổi mẩn đỏ lây lan sang bộ phận sinh dục, gây tình trạng tiết dịch bất thường hoặc xương chậu có hiện tượng bị đau.
- Da ở vùng háng chuyển sang màu đỏ hoặc màu vàng tía, mất thẩm mỹ.
- Khi quan hệ tình dục sẽ bị đau rát, khó chịu.
- Một số người bệnh nặng còn xuất huyết triệu chứng sưng hạch bạch huyết, sốt, mệt mỏi, viêm họng…
Những triệu chứng này thường đi kèm với tình trạng nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa. Cho nên, ngay khi triệu chứng này xuất hiện bạn nên chú ý, nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám, tìm nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.
Điều trị bệnh nổi mẩn đỏ ở háng thế nào để có hiệu quả tốt nhất?
Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa ở háng có thể gây mất thẩm mỹ, khó khăn trong sinh hoạt, cuộc sống. Cho nên, bạn cần sớm phát hiện, khắc phục để giảm nguy cơ lây lan, đặc biệt không ảnh hưởng tới bộ phận sinh sản.
Chữa bệnh bằng mẹo dân gian
Sử dụng mẹo dân gian được nhiều người lựa chọn để chữa nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa. Các nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên vừa mang đến sự an toàn, không tác dụng phụ lại giúp giảm bệnh hiệu quả.
Sử dụng lá kinh giới
Lá kinh giới mang tới nhiều công dụng với sức khỏe vì có chứa nhiều hoạt chất giúp khử trùng, kháng khuẩn. Dân gian sử dụng lá kinh giới chữa một số bệnh ngoài da, trong đó có nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa.
Theo đó, bạn chỉ cần hái một nắm lá tươi, rửa sạch, vớt ra cho ráo rồi cho lên bếp sao vàng, bọc vào một tấm khăn mỏng, chườm lên khu vực bị mẩn đỏ. Chú ý không chườm nguyên một chỗ vì sức nóng có thể làm bỏng da.
Chữa bệnh bằng lá khế
Lá khế cũng mang đến bài thuốc chữa bệnh hiệu quả nhiều người áp dụng. Bạn chỉ cần hái một nắm lá khế, rửa sạch, đun sôi với nước rồi dùng nước lá khế tắm, lấy lá chà nhẹ vào phần da bị mẩn đỏ. Áp dụng hàng ngày cho đến khi các nốt mẩn đỏ biến mất.
Sử dụng lá sả
Cây sả mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp giảm ngứa, giảm viêm hiệu quả. Cho nên, từ lâu nhiều người đã dùng sả chữa bệnh ngoài da, trong đó có nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa. Theo đó, để chữa bệnh, bạn chỉ cần lấy một nắm lá sả, rửa sạch rồi cho vào đun sôi với nước. Dùng nước lá sả để vệ sinh khu vực da bị bệnh. Kiên trì thực hiện mỗi ngày tình trạng mẩn đỏ sẽ hết.
Các mẹo dân gian này có tác dụng châm nên bạn cần kiên trì mới có hiệu quả. Ngoài ra, phương pháp này chỉ phù hợp với những người bệnh ở mức độ nhẹ. Nếu bệnh lây lan hoặc có biến chứng thì nên đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa thăm khám, điều trị.
Dùng bài thuốc Đông y chữa nổi mẩn đỏ
Đông y quan niệm, mẩn đỏ xuất hiện trên da là do nguyên nhân bên trong. Do đó, để điều trị thì cần biện pháp có thể đào sâu từ căn nguyên gốc rễ giúp bồi bổ ngũ tạng, loại bỏ nguy cơ tái phát.
Tùy từng triệu chứng bệnh Đông y sẽ áp dụng bài thuốc khác nhau, chẳng hạn như:
Bài thuốc trị chứng mẩn đỏ kèm sốt
Chuẩn bị: Nhẫn đông đằng, thục địa, hạ thiên thảo (mỗi loại 12gr).
Thực hiện:
- Các vị thuốc rửa sạch, để ráo, cho vào ấm sắc với 1.5 lít nước.
- Đun đến khi nào nước cạn chỉ còn khoảng ⅓ thì tắt bếp.
- Chắt ra bát, uống làm 3 lần trong ngày.
Bài thuốc trị mẩn đỏ kèm viêm họng, sốt
Chuẩn bị: Đan sâm, dưỡng huyết, mẫu đơn trắng, đan bì, hà thủ ô, huyền sâm (mỗi loại 10gr); đương quy, xuyên khung, trôm lay (mỗi loại 6gr).
Thực hiện:
- Cho các vị thuốc đã rửa sạch vào ấm, thêm 1 lít nước sạch.
- Bật bếp đun sôi trong khoảng 1 tiếng, đến khi nào nước cạn còn ½ thì tắt bếp.
- Chia nước thuốc thành ba phần uống khi còn nóng.
Bài thuốc loại bỏ mẩn đỏ do vi khuẩn
Chuẩn bị: Kim ngân hoa (12gr); địa phu tử, tiêu tân lang, tiêu mạch nha, phục linh, tiêu sơn tra, kê nội kim, mẫu đơn đỏ, hoa cúc (mỗi loại 10gr); bạch tiễn bì, chỉ xác (mỗi loại 6gr).
Thực hiện:
- Cho các vị thuốc vào ấm sắc với nước ở lửa nhỏ.
- Mỗi ngày uống nước thuốc ba lần vào sáng, trưa, tối.
- Thực hiện liên tục nhiều ngày cho đến khi triệu chứng bệnh giảm.
Ngoài ba bài thuốc này, người bị nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa còn có thể áp dụng bài thuốc chữa bệnh da liễu của nhà thuốc Đỗ Minh Đường hoặc bài thuốc Tiêu ban giải độc thang của Thuốc dân tộc cũng rất hiệu quả.
Chữa nổi mẩn đỏ bằng Tây y cho hiệu quả nhanh chóng
Tây y là phương pháp phổ biến nhất, cho tác dụng nhanh nhất và được bác sĩ khuyên sử dụng khi bị mẩn đỏ. Theo đó, tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ kê thuốc sao cho phù hợp.
- Kem bôi ngoài da: Công dụng giúp làm dịu da, loại bỏ tình trạng bong tróc,… giảm ngứa rát khó chịu. Một số loại thuốc thường được sử dụng như: Eumovate, medrol, phenergan…
- Thuốc uống: Với những trường hợp bị nặng hơn, bác sĩ có thể kê thêm thuốc uống như: Thuốc kháng histamin (telfor 120, chlorpheniramine, loratadine fexophar 180mg); Thuốc cetirizine…
Dùng thuốc Tây y cần lưu ý là phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không lạm dụng, không tự ý ngưng sử dụng thuốc vì nó có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc… gây khó khăn cho điều trị về sau. Ngoài ra, những người dễ bị dị ứng cũng nên cẩn trọng trong sử dụng thuốc để không gây ra bất cứ phản ứng phụ không mong muốn nào.
Cách ngăn ngừa, phòng tránh tình trạng nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa
Hiện tượng nổi mẩn đỏ ở háng không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng nếu không được giải sớm để về lâu dài có thể gây biến chứng. Cho nên, muốn chữa bệnh triệt để ngoài biện pháp điều trị kể trên thì người bệnh cần có một số cách ngăn ngừa, phòng tránh.
- Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, nhất là ở bộ phận sinh dục, vùng da háng, hậu môn để giảm bớt tình trạng viêm nhiễm.
- Nên lựa chọn quần rộng rãi, thoải mái, chất liệu mềm mát, thấm hút tốt. Không nên mặc quần bó sát, chất liệu khô cứng vì nó sẽ dễ bị cọ xát, làm tổn thương, trầy xước da tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, dùng bao cao su khi “yêu” để đảm bảo an toàn. Sau khi quan hệ cần vệ sinh bộ phận sinh dục để phòng ngừa viêm nhiễm.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân, đặc biệt là quần áo, khăn tắm.
- Lựa chọn dung dịch vệ sinh, sản phẩm chăm sóc da có thành phần tự nhiên, nhẹ nhàng để không gây kích ứng da.
- Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, hóa chất, thực phẩm,….
- Sớm phát hiện và điều trị những bệnh ngoài da, nhất là những bệnh liên quan đến vi khuẩn.
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học, chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý. Người bệnh nên hạn chế tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài. Đồng thời, chăm chỉ tập thể dục thể thao ngày ngày để tăng cường đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh.
Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa không đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, tính mạnh nhưng để lâu có thể lây lan, gây biến chứng. Bệnh có thể khắc phục bằng nhiều biện pháp khác nhau, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán bệnh và có hướng điều trị phù hợp.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!