Tại sao viêm đường tiết niệu tiểu ra máu? Biện pháp xử lý hiệu quả
Viêm đường tiết niệu tiểu ra máu là triệu chứng nhiều bệnh nhân gặp phải. Nếu không thăm khám và có hướng điều trị đúng cách, bệnh lý này sẽ biến chứng và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh. Dưới đây là những thông tin về tình trạng viêm tiết niệu tiểu ra máu và biện pháp xử lý hiệu quả.
Nguyên nhân gây viêm tiết niệu tiểu ra máu
Nguyên nhân chính của viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn E.coli gây ra. Dù không quá nguy hiểm tới tính mạng người nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng.
Trong đó, viêm đường tiết niệu tiểu ra máu là triệu chứng phổ biến của chứng bệnh này mà nhiều bệnh nhân đang gặp phải. Nguyên nhân chính là do sự xâm nhập của vi khuẩn vào niệu đạo, từ đó gây viêm nhiễm và làm rỉ máu trong nước tiểu.
Ngoài ra, một số lí do khác gây nên tình trạng này như: Thường xuyên nhịn tiểu, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, quan hệ tình dục sai cách… Theo các chuyên gia, tình trạng viêm đường tiết niệu tiểu ra máu hoàn toàn có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh của nữ giới cao hơn nam giới rất nhiều.
Triệu chứng của viêm đường tiết niệu tiểu ra máu
Tiểu ra máu là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu. Ngay khi triệu chứng này xuất hiện, người bệnh cần tới các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Ngoài dấu hiệu tiểu ra máu, người bệnh còn có những dấu hiệu khác như:
- Bệnh nhân thường gặp cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần trong ngày.
- Xuất hiện tình trạng đau rát trong vùng niệu đạo.
- Khi đi tiểu, nước tiểu thường có mùi mạnh, khó chịu và màu đục.
- Gặp tình trạng đau ở vùng lưng, chậu và hai bên hông.
- Buồn nôn, có những triệu chứng sốt.
Đây đều là những dấu hiệu, triệu chứng rất phổ biến của bệnh lý này. Người bệnh cần chú ý quan sát và chủ động thăm khám để tránh những biến chứng ảnh hưởng không tốt với sức khỏe.
Bệnh lý viêm đường tiết niệu tiểu ra máu có nguy hiểm không?
Tiểu ra máu được xem là một trong những triệu chứng nghiêm trọng của viêm tiết niệu, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe:
- Cơ quan, hệ thống đường tiết niệu bị ra máu, mủ nhiều hơn và bị tổn thương. Niêm mạc trong môi trường đó cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
- Phụ nữ mắc viêm đường tiết niệu có thể bị tắc nghẽn buồng trứng. Từ đó gặp nhiều khó khăn trong việc thụ thai và dẫn tới tình trạng vô sinh.
- Có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng, suy thận do bị vi khuẩn xâm hại tới bộ phận này.
- Nguy cơ bị nhiễm trùng máu, nhiễm trùng toàn thân với một số triệu chứng: Sốt cao, tim đập nhanh… Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người bệnh.
- Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai nhiễm bệnh sẽ ảnh hưởng tới thai nhi, nguy cơ sinh non, nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng nước ối…
- Nam giới sẽ gặp tình trạng hẹp niệu đạo, đi vệ sinh khó khăn và đau rát.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Các phương pháp điều trị bệnh
Ngay từ khi có dấu hiệu của viêm đường tiết niệu tiểu ra máu, người bệnh cần phải khám và điều trị bệnh kịp thời. Hiện nay, người bệnh thường áp dụng các phương pháp điều trị: Phương pháp dân gian, biện pháp Tây y, biện pháp Đông y.
Điều trị bằng phương pháp dân gian
Phương pháp dân gian phù hợp với những bệnh nhân mới mắc bệnh ở giai đoạn đầu hoặc thể trạng bệnh nhẹ. Điều trị viêm đường tiết niệu ra máu bằng phương pháp này vừa tối ưu được thời gian cũng như chi phí của bệnh nhân.
- Ngải cứu: Theo Đông y, ngải cứu có tính ôn, vị đắng, có khả năng kháng viêm, thanh lọc cơ thể. Người dùng có thể sử dụng ngải cứu kết hợp với phượng vĩ thảo, rễ cỏ tranh và sắc lấy thuốc. Sau đó hòa cùng mật ong tươi và sử dụng. Mỗi ngày uống bài thuốc dân gian chữa viêm đường tiết niệu này hai lần và sử dụng trước bữa ăn.
- Rau diếp cá: Nguyên liệu này có vị tanh, tính lạnh, có tác dụng kinh phế. Với nguyên liệu này, người bệnh chỉ cần loại bỏ lá úa, rửa sạch, để ráo nước và sử dụng trực tiếp. Ngoài ra, người dùng cũng có thể xay nhuyễn rồi lọc lấy nước, thêm đường để dễ sử dụng hơn.
- Lá trầu không: Nguyên liệu này có tác dụng kháng khuẩn và giảm tối đa những triệu chứng do viêm đường tiết niệu ra gây. Bệnh nhân có thể giã nhuyễn lá trầu không rồi hòa cùng với nước ấm, bỏ bã lá,dùng nước để vệ sinh bộ phận sinh dục. Bệnh nhân lưu ý không nên thụt rửa quá sâu sẽ làm tổn thương bộ phận bên trong.
Điều trị viêm đường tiết niệu tiểu ra máu bằng Tây y
Có thể nói, phương pháp Tây y được nhiều người bệnh áp dụng nhất bởi chúng mang lại hiệu quả khá nhanh. Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn. Đồng thời giúp ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh.
- Bệnh nhân sử dụng thuốc trong khoảng 5 – 7 ngày. Trường hợp nặng hơn có thể dùng khoảng từ 10 đến 14 ngày.
- Với bệnh nhân bị nhiễm bệnh do quan hệ sẽ được sẽ được chỉ định thuốc riêng.
- Với những trường hợp đã bị biến chứng nặng, bệnh nhân sẽ phải nhập viện để theo dõi.
Các cách phòng ngừa bệnh viêm tiết niệu tiểu ra máu
Đây là bệnh lý thường gặp ở rất nhiều đối tượng khác nhau. Thêm vào đó, viêm đường tiết niệu tiểu ra máu cũng rất dễ tái phát. Vậy nên, để ngăn ngừa bệnh lý, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Sử dụng đủ nước hàng ngày, có thể thay nước lọc bằng nước hoa quả hoặc sinh tố để tốt hơn cho sức khỏe.
- Vệ sinh cơ thể, vùng kín sạch sẽ và thường xuyên.
- Không cố gắng nhịn tiểu, nếu muốn đi vệ sinh cần đi ngay để tránh vi khuẩn trong nước tiểu phát sinh.
- Người bệnh cần phải vệ sinh sạch sẽ trước khi quan hệ để tránh lây lan qua đường tình dục.
- Trong trường hợp bệnh nhân phát triển bị sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, cần phải chủ động điều trị. Bởi lẽ đây là nguyên nhân dẫn tới viêm đường tiết niệu ra máu.
- Khám định kỳ thường xuyên để kiểm tra tình hình sức khỏe và bệnh lý.
- Bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe, hỗ trợ tích cực trong điều trị bệnh lý.
- Người bệnh không nên mặc quần áo quá bó sát, gây khó chịu. Nên mặc đồ vừa phải và làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi để phòng ngừa bệnh.
- Không nên dùng các sản phẩm sữa tắm, dung dịch vệ sinh có độ pH cao.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm đường tiết tiểu ra máu. Do đây là bệnh lý phổ biến, người bệnh cần phải nắm bắt được thông tin cũng như cách phòng ngừa để hạn chế tình trạng bệnh. Đồng thời, hãy chủ động thăm khám khi cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
ĐỪNG BỎ LỠ:
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!