Viêm Đường Tiết Niệu Khi Mang Thai
Viêm đường tiết niệu khi mang thai là bệnh lý thường gặp ở sản phụ. Dù không quá nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai.
Nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở bà bầu
Nguyên nhân khiến bầu bị viêm đường tiết niệu là do các vi khuẩn E Coli, Chlamydia gây ra. Sau khi xâm nhập vào cơ thể sản phụ, các vi khuẩn sẽ tấn công vào máu và tiến dần vào hệ tiết niệu. Từ đây, vi khuẩn xâm lấn sang các cơ quan khác như thận, bàng quang rồi gây viêm nhiễm. Ngoài lí do trên, bà bầu bị viêm đường tiết niệu còn do những nguyên nhân sau đây:
- Hệ miễn dịch kém: Hệ miễn dịch của phụ nữ khi mang thai thường bị suy giảm. Từ đó, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây nên bệnh lý viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng đầu.
- Sự thay đổi của hormone: Trong quá trình mang thai, hormone trong cơ thể của phụ sản sẽ được tiết ra để bảo vệ thai nhi. Điều này vô tình làm ống niệu quản bị giãn cơ và làm chậm tốc độ dòng chảy nước tiểu. Nước tiểu có tính kiềm cao và ở lại đường tiết niệu lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn “hoành hành” rồi gây viêm nhiễm.
- Sự thay đổi về hình thể và giải phẫu cơ thể: Tử cung sẽ phát triển trong quá trình mang thai và chèn ép lên niệu quản, bàng quang. Đây cũng chính là lý do bàng quang không thể thải hết nước tiểu ra ngoài và khiến lượng nước tiểu bị đọng lại. Quá trình này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ.
Những nguyên nhân trên đã giải thích cho câu hỏi “Vì sao bà bầu bị viêm đường tiết niệu?”. Vậy những triệu chứng của bệnh lý viêm đường tiết niệu khi mang thai là gì?
Tìm hiểu dấu hiệu bà bầu bị viêm đường tiết niệu
Có rất nhiều dấu hiệu khác nhau khi phụ nữ mắc viêm đường tiết niệu khi mang thai. Tùy thuộc vào thể trạng bệnh khác nhau sẽ có những triệu chứng không giống nhau. Tuy nhiên, hầu như mẹ bầu đều không gặp biểu hiện nào cụ thể và bệnh chỉ được phát hiện khi được xét nghiệm, thăm khám.
Một số biểu hiện các mẹ có thể gặp khi mắc viêm đường tiết niệu khi mang thai như:
- Gặp tình trạng căng tức bụng dưới, thường xuyên buồn tiểu. Nhiều trường hợp bị tiểu rắt buốt đau hoặc nước tiểu có màu hồng.
- Ngoài ra, bà bầu tháng cuối bị viêm đường tiết niệu còn có thể gặp một số triệu chứng như: Ớn lạnh, nôn mửa, đau bụng dưới, sốt cao.
- Một số đối tượng có thể gặp tình trạng tiểu ra máu, có mủ.
Có thể nói, đây là bệnh lý khá phức tạp và ảnh hưởng không nhỏ tới sản phụ và thai nhi. Vì vậy, ngay khi có những triệu chứng bất thường, mẹ bầu cần tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Giải đáp bà bầu bị viêm đường tiết niệu có sao không?
Mẹ bầu mắc viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng cuối có thể để lại những biến chứng rất nguy hiểm. Điều này có thể ảnh hưởng lớn tới sự hình thành và phát triển của thai nhi.
Bởi vậy, bà bầu bị viêm đường tiểu cần lưu ý những tình trạng viêm nhiễm như sau:
- Nhiễm trùng đường tiểu không có triệu chứng: Hầu như bệnh nhân sẽ không cảm nhận được những triệu chứng khi mắc bệnh lý này. Chỉ khi nào có kết quả xét nghiệm nước tiểu mới có thể thấy được kết quả. Tình trạng này rất nguy hiểm bởi bệnh phát triển âm thầm và nhanh chóng chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn.
- Nhiễm trùng bàng quang: Sản phụ sẽ cảm thấy khó chịu, nặng bụng và luôn cảm thấy buồn tiểu. Ngoài ra, một số trường hợp sẽ có dấu hiệu sốt. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển biến sang giai đoạn viêm mạn tính và rất khó điều trị.
- Nhiễm trùng thận: Đây được xem là tình trạng nặng nhất của viêm đường tiết niệu. Trong trường hợp mẹ bầu bị nhiễm trùng thận có thể phát triển thành nhiễm trùng huyết. Tình trạng này có thể dẫn tới tử vong hoặc gây nguy cơ sinh non, hoài thai, lưu thai…
Chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai
Viêm đường tiết niệu khi mang thai là bệnh lý không có triệu chứng rõ ràng để dễ nhận biết. Bởi vậy, để phát hiện bệnh, bác sĩ cần phải áp dụng các phương pháp chẩn đoán phù hợp.
Ngoài việc áp dụng các biện pháp thăm khám lâm sàng, các bác sĩ cũng có thể chẩn đoán bệnh qua những phương pháp sau đây:
- Xét nghiệm nước tiểu: Các sản phụ sẽ được chỉ định xét nghiệm nước tiểu. Kết quả sẽ tìm thấy được điểm bất thường có trong nước tiểu. Ngoài ra, để đưa ra kết quả chính xác nhất, bác sĩ cũng sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm và kiểm tra khác.
- Xét nghiệm vi sinh: Đây là biện pháp cấy nước tiểu để tìm ra chính xác loại vi khuẩn nào gây nên tình trạng viêm đường tiết niệu.
- Chụp X quang hoặc siêu âm: Hình ảnh chụp X quang và siêu âm sẽ cho thấy vị trí viêm nhiễm. Từ đó bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng bệnh lý của sản phụ và đưa ra liệu trình điều trị. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, chụp X quang có thể ảnh hưởng tới thai nhi nên thường ít được chỉ định.
- Nội soi: Có thể nói, nội soi là phương pháp chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai rất khả quan. Bác sĩ sẽ đưa ống nội vào cơ quan tiết niệu để kiểm tra tình hình bệnh lý.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Mang bầu bị viêm đường tiết niệu phải làm sao?
“Bà bầu bị viêm đường tiết niệu phải làm sao và điều trị như thế nào?” là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Dưới đây là những cách chữa viêm đường tiết niệu ở bà bầu hiệu quả.
Điều trị theo phương pháp dân gian
Có thể nói, đây là phương pháp rất phù hợp với các bà bầu bởi những bài thuốc từ dân gian có nguyên liệu từ tự nhiên, an toàn và lành tính. Tuy nhiên, những bài thuốc này hầu như chỉ phù hợp với đối tượng mới mắc bệnh hoặc có thể trạng bệnh nhẹ. Dưới đây là một số cách trị viêm đường tiết niệu tại nhà bà bầu có thể tham khảo:
- Lá bạc hà: Theo các chuyên gia, hàm lượng dưỡng chất có trong lá bạc hà có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn như: Salmonella, S. aureus… Với phương pháp điều trị này, mẹ bầu chỉ cần sử dụng một nắm lá tươi, rửa sạch và đun với nước trong khoảng 10 – 15 phút. Hàng ngày có thể uống thay nước lọc, kiên trì áp dụng một thời gian sẽ thấy hiệu quả.
- Cam và dừa non: Sự kết hợp giữa dừa non và cam có khả năng nâng cao sức đề kháng và tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Người bệnh chỉ cần kết hợp nước cam và nước dừa non, có thể thêm chút đường rồi sử dụng. Với bài thuốc này, mẹ bầu kiên trì sử dụng trong khoảng 10 đến 15 ngày để thấy được hiệu quả.
- Râu ngô: Với tác dụng giải độc cơ thể, thanh lọc cơ thể và ngăn ngừa nhiễm trùng, râu ngô có khả năng hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu. Mẹ bầu chỉ cần chuẩn bị 100gr râu ngô, rửa sạch rồi đun cùng nước. Sử dụng nước râu ngô thay nước lọc hàng ngày và áp dụng liên tục trong thời gian dài.
Điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai bằng Tây y
Khi điều trị bằng phương pháp Tây y, mẹ bầu cần phải lưu ý thật kỹ khi lựa chọn thuốc sử dụng. Nên dùng các loại thuốc lành tính, không ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi, tốt nhất là thăm khám tại cơ sở chuyên khoa và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Một số nhóm thuốc thường được chỉ định cho phụ nữ mang thai:
- Nhóm thuốc Beta – lactam: Là nhóm thuốc kháng sinh và có độ lành tính cao. Một số loại thuốc thuộc nhóm này như: Penicillin, cephalexin, Ampicillin kết hợp với Sulbactam.
- Thuốc Nitrofurantoin: Thuộc nhóm thuốc kháng sinh phù hợp cho mẹ bầu, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ như buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nên sản phụ cần phải lưu ý khi dùng.
Viêm đường tiết niệu khi mang thai nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình điều trị bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai. Vậy, sản phụ nên ăn nhóm thực phẩm như thế nào để hỗ trợ điều trị bệnh? Dưới đây là thực đơn cho người bị viêm đường tiết niệu mẹ bầu nên tham khảo:
- Thực phẩm giàu probiotic: Probiotic là một loại men vi sinh tốt cho đường tiêu hóa và giúp cân bằng lượng vi khuẩn. Đồng thời chúng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Một số loại thực phẩm như: Sữa chua, men, sữa chua men sống…
- Nhóm thực phẩm chứa vitamin C: Vitamin C có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và nhiều tác nhân gây bệnh. Sử dụng nhóm thực phẩm này giúp ức chế sự phát triển của E.coli và làm lành những vùng viêm nhiễm. Các loại trái cây và rau củ chứa nhiều vitamin C: Cam, quýt, bông cải xanh, kiwi…
- Rau xanh và trái cây: Nhóm thực phẩm này giúp tăng sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời chúng có khả năng làm chậm quá trình hình thành gốc oxalate, từ đó thải độc và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
- Sử dụng đủ lượng nước trong ngày: Uống đủ nước sẽ giúp quá trình thải độc diễn ra nhanh hơn và hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.
- Thực phẩm chứa đường D-mannose: Đường D-mannose giúp kháng khuẩn, chống viêm nhiễm và làm lành vùng niêm mạc. Ngoài ra chúng có khả năng ngăn ngừa sự tái phát của bệnh lý.
Thêm vào đó, mẹ bầu cần chú ý tới những nhóm thực phẩm nên hạn chế hoặc kiêng sử dụng. Người bệnh không nên dùng các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt và những trái cây có tính axit mạnh. Việc dùng quá nhiều nhóm thực phẩm này khiến thể trạng bệnh lý chuyển biến xấu hơn và dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
Các biện pháp phòng tránh viêm đường tiết niệu khi mang thai
Để ngăn ngừa bệnh lý này xảy ra hoặc tái phát, mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề cơ bản như sau:
- Không được nhịn vệ sinh bởi việc này càng làm gia tăng nguy cơ bị viêm đường tiết niệu và gây nguy hiểm cho thận.
- Dù ở trong giai đoạn cuối của thai kỳ, bụng đã to nhưng vẫn phải thường xuyên vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín.
- Để tránh tình trạng vi khuẩn lây nhiễm ngược từ trực tràng tới hậu môn, mẹ bầu phải lau từ trước ra sau và không lau ngược lại.
- Việc mặc đồ quá bó sát sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh gia tăng, vì vậy nên lựa chọn những đồ rộng rãi, thoải mái khi mắc bệnh.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh lý viêm đường tiết niệu khi mang thai. Trong quá trình điều trị, mẹ bầu cần tuân thủ theo đúng liệu trình chữa trị và ghi nhớ những lưu ý để bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm.
ArrayCLICK ĐỌC NGAY:
“Viêm đường tiết niệu bao lâu thì khỏi?” là câu hỏi của nhiều người bệnh thắc mắc khi mắc bệnh lý này. Thực chất, bệnh lý này không quá nguy hiểm với sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng khác nhau. Bài viết dưới đây, chuyên gia sẽ giải đáp thắc mắc của người bệnh và đưa ra những lưu ý khi điều trị viêm đường tiết niệu. Bị viêm đường tiết niệu có chữa được không? Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh lý viêm đường tiết...
Xem chi tiết“Địa chỉ khám viêm đường tiết niệu ở đâu uy tín?” là câu hỏi được nhiều người bệnh đang mắc bệnh lý này đặt ra. Bởi lẽ, việc khám và điều trị bệnh tại những cơ sở, bệnh viện uy tín mang lại kết quả chữa bệnh tốt hơn. Dưới đây là top 11 địa chỉ khám chữa bệnh viêm đường tiết niệu nên tham khảo. [caption id="attachment_6638" align="aligncenter" width="768"] Lựa chọn những cơ sở y tế điều trị viêm đường tiết niệu uy tín, chất lượng[/caption] Tìm hiểu khám viêm đường tiết niệu ở đâu? Những cơ sở y...
Xem chi tiết“Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không và có ảnh hưởng gì không?” là thắc mắc của nhiều người bệnh. Chuyên gia sẽ giải đáp băn khoăn này thông qua những thông tin trong bài viết dưới đây. Giải đáp: “Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?” Viêm đường tiết niệu là căn bệnh phổ biến hiện nay, có thể xảy ra ở trong đường tiết niệu, từ niệu đạo cho tới thận. Vậy, bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không và có ảnh hưởng như thế nào nếu người bệnh...
Xem chi tiết“Viêm đường tiết niệu có gây vô sinh không?” là câu hỏi của nhiều bệnh nhân đặt ra khi mắc bệnh lý này. Bởi lẽ, sự tồn tại và phát triển của các loại nấm, vi khuẩn trong cơ quan sinh dục do viêm đường tiết niệu dẫn tới nhiều hệ lụy khá nguy hiểm. Để giải đáp được thắc mắc trên, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây. [caption id="attachment_6435" align="aligncenter" width="768"] Viêm đường tiết niệu có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới[/caption] Thực hư viêm đường tiết niệu có gây không...
Xem chi tiếtTheo các chuyên gia y tế, viêm đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở nữ giới. Bởi vậy, câu hỏi “Khám viêm đường tiết niệu nữ ở đâu tốt?” thường được nhiều chị em đặt ra. Dưới đây là top 10 địa chỉ khám viêm đường tiết niệu nữ an toàn, hiệu quả trên toàn quốc, các chị em có thể tham khảo. Viêm đường tiết niệu nữ khám ở đâu? Việc lựa chọn được cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị viêm đường tiết niệu không hề đơn giản. Đặc biệt khi ngày...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!