Cách Giảm Ure Trong Máu Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Ure máu tăng là nguyên nhân của nhiều bệnh lý liên quan đến thận và gan nếu như không được khám và điều trị kịp thời. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn một số cách giảm urê trong máu hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe.

Cách giảm ure trong máu hiệu quả và an toàn
Giảm ure trong máu giúp cân bằng chỉ số ure, tránh nguy hiểm đến sức khỏe

Nguyên tăng ure trong máu

Ure trong máu được sinh trong quá trình chúng ta nạp thức ăn vào trong cơ thể hoặc khi sử dụng những loại thuốc uống, thuốc tiêm. Ure được đào thải ra bên ngoài bởi thận và giữ một lượng ở máu từ 0,3-0,5/l đối với người bình thường.

Khi chỉ số ure vượt quá mức cho phép dẫn đến tình trạng tăng ure trong máu. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể đến từ một trong những vấn đề sau:

  • Người mắc các bệnh liên quan đến thận như suy thận, vô niệu, tắc nghẽn đường niệu,…
  • Chế độ ăn uống hằng ngày quá nhiều protein
  • Người bị xuất huyết tiêu hóa dẫn đến nhiễm trùng nặng làm tăng sự phân hủy protein.
  • Người bị viêm hoặc chấn thương cơ dẫn đến phân hủy protein từ các cơ.
  • Người bị mất nước hoặc tiêu thụ quá nhiều nước.
  • Những người thường xuyên căng thẳng, sự gia tăng không thích hợp trong hệ thống giao cảm enin -angiotensin- aldosterone , và vasopressin làm tăng ure trong máu. Hiện tượng này có nhiều ở người bị suy tim.
  • Chảy máu đường ruột khiến máu được chuyển thành protein, sau đó protein vận chuyển đến gan và gây nên tình trạng tăng ure máu.
  • Những bất thường ở tuyến giáp gây ra tình trạng suy giáp và cường giáp.
  • Vết bỏng nặng cũng làm ure máu tăng.

Triệu chứng khi ure máu tăng cao

Ure máu tăng cao có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Bạn có thể nhận biết được chỉ số ure tăng với các triệu chứng sau:

  • Hội chứng thần kinh: Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ngủ không ngon giấc. Nặng hơn, người bệnh có thể vật vã, lơ mơ và nói mê sảng. Nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tình trạng hôn mê, co giật, phản ứng kém với ánh sáng,..
  • Hội chứng tiêu hóa: Ăn không ngon, đầy bụng, chướng hơi. Nặng hơn sẽ dẫn đến buồn nôn, tiêu chảy, lưỡi đen, loét miệng và họng,…
  • Hội chứng hô hấp: Nhịp thở rối loạn, thở chậm và yếu hơn, hơi thở có mùi amoniac,…
  • Hội chứng tim mạch: Huyết áp tăng cao, mạch đập nhanh và nhỏ. Nguy hiểm có thê gây nên tình trạng trụy mạch.
  • Hội chứng chảy máu: Một số dấu hiệu có thể kể đến như chảy máu võng mạc, viêm võng mạc, chảy máu dưới da, chảy máu tiêu hóa, chảy máu màng phổi, tim, não,….
  • Dự trữ kiềm giảm gây rối loạn chất điện giải.
Người có chỉ số ure tăng cao có nhiều triệu chứng khác nhau
Người có chỉ số ure tăng cao có nhiều triệu chứng khác nhau

Để biết chính xác chỉ số ure trong máu, bạn cần làm xét nghiệm để được chẩn đoán chính xác nhất. Nếu ure máu vượt ngưỡng cho phép bác sĩ có thể sẽ tiến hành một số xét nghiệm khác để xác định tình trạng sức khỏe.

Một số cách giảm urê trong máu

Sự phát triển của Y học đã giúp các chuyên gia, bác sĩ đưa ra nhiều phương pháp giúp điều trị tăng ure máu. Dưới đây là một số cách giảm urê trong máu phổ biến và được nhiều người sử dụng.

  • Xét nghiệm: Xét nghiệm là phương pháp dễ thực hiện và có thể đánh giá được chỉ số ure trong máu. Qua đây các bác sĩ sẽ có thể đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp và chính xác nhất.
  • Chú ý hoạt động của thận: Chỉ số ure máu có liên quan trực tiếp đến hoạt động của thận. Vậy nên với những bệnh nhân đang mắc bệnh liên quan đến thận như suy thận, viêm thận cấp tính,… cần tuân theo những chỉ định của bác sĩ. Điều trị dứt điểm những bệnh này sẽ đẩy lùi được tình trạng tăng ure máu.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Bạn nên hạn chế những thực phẩm giàu protein và tuân theo những lời khuyên đến từ bác sĩ. Chế độ dinh dưỡng có thể thay đổi theo từng giai đoạn cũng như nồng độ ure máu
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Nghỉ ngơi hợp lý cũng là một cách giảm urê trong máu. Bệnh nhân nên tránh thức khuya, ngủ đủ giấc,…
  • Sử dụng thuốc: Khi sử dụng các loại thuốc giảm ure máu bạn có cần lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ. Bởi vì một số loại thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Cách giảm urê trong máu với thực phẩm hằng ngày

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp giảm ure máu. Có một số thực phẩm bạn nên ăn nhưng cũng có một số bạn nên hạn chế.

Bạn nên chọn một số thực phẩm dưới đây để giảm ure trong máu:

  • Chất bột đường: Bạn nên sử dụng những sản phẩm đạm thấp như miến, khoai, bột sắn dây,…
  • Những thực phẩm có giá trị sinh học cao như thịt, cá, trứng, các loại sữa chuyên biệt dành cho người bị ure máu tăng.
  • Hạn chế mỡ động vật và thay bằng mỡ thực vật như dầu mè, dầu đậu nành, dầu oliu,…
  • Hạn chế sử dụng muối, nên ăn nhạt.
  • Uống đủ nước.
Chế độ ăn uống góp phần quan trọng trong việc giảm ure máu
Chế độ ăn uống góp phần quan trọng trong việc giảm ure máu

Trên đây là thông tin về tình trạng ure máu cao và những cách giảm urê trong máu bạn có thể tham khảo. Trong bất kỳ trường hợp có những bất thường nào bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để có những tư vấn chính xác nhất. Ure máu cao có thể gây nên nhiều bệnh, bạn nên chú ý để có thể phát hiện sớm và tránh những nguy hiểm đến sức khỏe.

Array

Chia sẻ

Xét Nghiệm GPT Là Gì? Quy Trình & Định Lượng Chỉ Số GPT Trong Máu

Xét Nghiệm GPT Là Gì? Quy Trình & Định Lượng Chỉ Số GPT Trong Máu

Bên cạnh chỉ số GOT, GPT cũng là một chỉ số được sử dụng để đánh giá chức năng của...
Virus Dengue Là Gì? Mức Độ Nguy Hiểm Và Cách Phòng Tránh

Virus Dengue Là Gì? Mức Độ Nguy Hiểm Và Cách Phòng Tránh

Virus dengue là loại virus nguy hiểm gây bệnh sốt xuất huyết - bệnh lý có thể gây tử vong...
Triglycerid Cao Là Gì? Nguyên Nhân, Phương Pháp Điều Trị Tận Gốc

Triglycerid Cao Là Gì? Nguyên Nhân, Phương Pháp Điều Trị Tận Gốc

Triglycerid cao là một trong những bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến căn bệnh...
Cholesterol Thấp: Nguyên Nhân, Biến Chứng, Phương Pháp Điều Chỉnh

Cholesterol Thấp: Nguyên Nhân, Biến Chứng, Phương Pháp Điều Chỉnh

Mọi người thường nghe nói đến bệnh cholesterol cao - nguyên nhân hàng đầu dẫn đến béo phì, đau tim,...
Xét Nghiệm NS1 Là Gì, Khi Nào Thực Hiện Và Cần Lưu Ý Gì?

Xét Nghiệm NS1 Là Gì, Khi Nào Thực Hiện Và Cần Lưu Ý Gì?

Xét nghiệm NS1 là xét nghiệm cần thiết, giúp phát hiện kịp thời và chuẩn xác virus sốt xuất huyết...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top