Hội Chứng Tăng Ure Máu: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Hội chứng tăng ure máu có ảnh hưởng nhiều đến thận nói riêng và sức khỏe con người nói chung. Lượng ure trong máu quá cao sẽ gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể khắc phục được.

Hội chứng tăng ure máu nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời
Hội chứng tăng ure máu nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời

Hội chứng tăng ure máu là gì?

Ure là sản phẩm được tạo ra từ quá trình chuyển hóa nitơ trong cơ thể. Hội chứng tăng ure máu hay HUS là tình trạng hệ thống tiêu hóa bị nhiễm trùng. Điều này dẫn đến các chất độc hại được hình thành gây nguy hiểm đến hồng cầu. Khi hồng cầu bị phá hủy, thận không thể thực hiện được chức năng của nó, dẫn đến suy thận.

Chỉ số ure trong máu cao khi vượt quá mức giới hạn là 2.5 – 7.5 mmol/l. Điều này chứng tỏ chức năng của thận ngày càng kém.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng tăng ure máu

Khi chỉ số ure máu cao, ở giai đoạn đầu cơ thể có một số dấu hiệu mà bạn có thể nhận biết được như:

  • Có hiện tượng tiêu chảy, đi ngoài ra máu.
  • Thường xuyên đau bụng, buồn nôn.
  • Chuột rút.
  • Đầy hơi.
  • Bị sốt.

Hội chứng tăng ure máu cũng có thể gây hỏng các mạch máu. Điều này làm cục máu đông hình thành trong các mạch máu, gây tổn thương cho thận. Lúc này cơ thể có một số dấu hiệu:

  • Da xanh xao.
  • Khó thở, nhịp thở không đều.
  • Dễ bị bầm tím.
  • Chảy máu bất thường không rõ nguyên nhân ở mũi và miệng.
  • Tần suất đi tiểu giảm, tiểu ra máu.
  • Có hiện tượng sưng phù bàn chân, mắt cá chân.
  • Huyết áp cao.
  • Luôn nhầm lẫn, nguy hiểm có thể co giật, đột quỵ

Trên đây là một số dấu hiệu nhận biết hội chứng tăng ure máu bạn cần chú ý. Trong nhiều trường hợp sẽ không xuất hiện những triệu chứng này. Khi đó, bạn cần đến gặp bác sĩ để có kết luận chính xác nhất.

Người bị ure máu thường xuyên mệt mỏi, xanh xao, nghiêm trọng có thể bị đột quỵ
Người bị ure máu thường xuyên mệt mỏi, xanh xao, nghiêm trọng có thể bị đột quỵ

Nguyên nhân gây ure máu cao

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng tăng ure máu, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi là do nhiễm chủng vi khuẩn E.coli nhất định. Các loại E.coli hầu hết sẽ bình thường và không có hại nhưng số ít sẽ gây tiêu chảy. Những chủng này tạo nên độc tố Shiga, xâm nhập vào máu và gây tổn thương đến mạch máu, dẫn đến HUS.

Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng tăng ure máu, cụ thể:

  • Thói quen ăn uống hằng ngày: Sử dụng quá nhiều protein trong bữa ăn khiến tăng ure huyết.
  • Một số bệnh lý tại thận như suy thận, viêm ống thận, xơ cứng tiểu động mạch thận,… cũng khiến ure tăng cao.
  • Hậu quả của tình trạng xuất huyết tiêu hóa.
  • Người bị thủy ngân.
  • Cơ thể mất quá nhiều nước và lượng muối cần thiết.

Ngoài ra những đối tượng như trẻ em dưới 5 tuổi hay yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng ure máu.

Cách điều trị hội chứng tăng ure máu bệnh học

Hội chứng tăng ure máu ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến chức năng của thận. Vậy nên ngay khi nhận thấy những dấu hiệu đáng ngờ, người bệnh cần đến bệnh viện, cơ sở y tế để khám kịp thời. Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm ure trong máu để đánh giá chỉ số này. Nếu chỉ số ure trong máu cao thì người bệnh có thể được điều trị bằng một số phương pháp sau.

  • Dùng thuốc: Với những trường hợp nhẹ, chưa có nhiều nguy hiểm, người bệnh có thể dùng thuốc corticosteroids, prednisolon,…
  • Lọc máu: Với những bệnh nhân bị hội chứng tăng ure máu gây nên tình trạng suy thận cấp thì đây là phương pháp hàng đầu được sử dụng. Các bác sĩ sẽ dùng các thiết bị lọc máy để loại bỏ những chất thải ra khỏi máu rồi đưa máu trở lại cơ thể. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể được chỉ định lọc máu từ 2 – 3 tuần.
  • Truyền tiểu cầu và hồng cầu: Phương pháp này được sử dụng khi bạn dễ bầm tím hoặc đang bị chảy máu quá nhiều. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này có một số lưu ý mà bạn cần quan tâm. Đầu tiên, có thể gây ra suy thận cấp, nguyên nhân do huyết khối lan rộng. Ngoài ra, cũng có thể làm xuất hiện các triệu chứng thần kinh mới hoặc làm nghiêm trọng triệu chứng cũ.
  • Truyền huyết tương: Đây là phương pháp giúp loại bỏ các tác nhân gây ra tình trạng ngưng kết tiểu cầu bằng cách thay huyết tương hoặc đông lạnh. Việc này sẽ được thực hiện hằng ngày khi số lượng tiểu cầu trở lại bình thường giúp phục hồi các chức năng của thận.
  • Cấy ghép thận: Một số trường hợp bị tổn thương thận do HUS sẽ cần cấy ghép thận.
Có nhiều cách điều trị hội chứng tăng ure máu, tùy thuộc vào tình trạng người bệnh
Có nhiều cách điều trị hội chứng tăng ure máu, tùy thuộc vào tình trạng người bệnh

Một số biện pháp phòng tránh và hỗ trợ điều trị tăng ure máu

Bên cạnh các biện pháp điều trị trên, việc thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt cũng giúp điều trị hội chứng tăng ure máu:

  • Thực hiện rửa tay kỹ trước khi ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ.
  • Vệ sinh sạch sẽ đồ dùng và bề mặt thực phẩm thường xuyên.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi.
  • Rã đông thịt ở lò vi sóng hoặc trong tủ lạnh.
  • Thay vì sử dụng chất béo động vật, bạn nên dùng dầu mè, dầu oliu, đậu nành,…
  • Hạn chế ăn muối tránh tăng huyết áp.

Hội chứng tăng ure máu ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng của thận. Do vậy bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý, khám sức khỏe định kỳ, sớm phát hiện bệnh. Ngoài ra, khi nhận thấy những triệu chứng cần đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ tư vấn, điều trị chính xác nhất với tình trạng sức khỏe.

Array

Chia sẻ

Cholesterol cao là bệnh lý gây nguy hiểm tới tính mạng

Cholesterol Cao Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Triệt Để

Theo thống kê, trên 30% người trưởng thành ở Việt Nam mắc chứng cholesterol cao. Vậy đây là bệnh gì,...
Triglycerid Cao Là Gì? Nguyên Nhân, Phương Pháp Điều Trị Tận Gốc

Triglycerid Cao Là Gì? Nguyên Nhân, Phương Pháp Điều Trị Tận Gốc

Triglycerid cao là một trong những bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến căn bệnh...
Cách Nhận Biết Nhóm Máu Chuẩn Xác Mà Bạn Có Thể Thực Hiện Ở Nhà

Cách Nhận Biết Nhóm Máu Chuẩn Xác Mà Bạn Có Thể Thực Hiện Ở Nhà

Nhóm máu là một trong những yếu tố quan trọng mà mỗi người cần biết. Nhận biết nhóm máu của...
Xét Nghiệm Sốt Xuất Huyết Khi Nào, Loại Xét Nghiệm Cần Thực Hiện?

Xét Nghiệm Sốt Xuất Huyết Khi Nào, Loại Xét Nghiệm Cần Thực Hiện?

Sốt xuất huyết là bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí ảnh...
Hội Chứng Tăng Glucose Máu Và Những Điều Bạn Cần Biết

Hội Chứng Tăng Glucose Máu Và Những Điều Bạn Cần Biết

Khi chúng ta sử dụng nhiều các chất ngọt, chất đường bột, chỉ số glucose máu sẽ tăng lên. Nhưng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top