Viêm Da Dị Ứng Có Lây Không? Chữa Trị Thế Nào Cho Hiệu Quả?
Viêm da dị ứng là bệnh lý da liễu rất phổ biến và có thể bắt gặp ở bất cứ đối tượng hay lứa tuổi nào. Bệnh mặc dù không gây ra các biến chứng nghiêm trọng nhưng lại tác động xấu tới tinh thần, sức khỏe và cuộc sống của người mắc. Bên cạnh đó, nhiều người còn đặt ra câu hỏi viêm da dị ứng có lây không, phải làm gì mới điều trị hiệu quả? Bài viết dưới đây của Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Viêm da dị ứng có lây không?
Viêm da dị ứng là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch khi gặp các tác nhân gây kích thích. Mặc dù là bệnh lý có tính phổ biến nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra giải pháp giúp điều trị bệnh dứt điểm. Vậy nên bệnh sẽ tái phát nhiều lần và ở những lần sau sẽ nặng hơn lần trước đó. Nếu để lâu, bệnh có thể trở thành thể mãn tính dẫn tới tình trạng kháng thuốc, gây khó khăn cho việc kiểm soát bệnh.
Có nhiều loại dị ứng khác nhau như dị ứng do côn trùng cắn, dị ứng bia rượu, dị ứng tiếp xúc với dị nguyên, dị ứng thời tiết,… Các loại dị ứng đều có biểu hiện chung là ngứa, nổi mẩn tại vùng da bị dị ứng, phát ban, da xuất hiện ban hồng, da khô, nổi sần khiến người bệnh rất khó chịu. Tuy nhiên, viêm da dị ứng có lây không?
Viêm da dị ứng có lây không nếu tiếp xúc với người bệnh?
Các bệnh lý ngoài da thường có tốc độ lây lan nhanh chóng nếu không may tiếp xúc gần với người bị bệnh hoặc dùng chung đồ cá nhân. Tuy nhiên, trường hợp này không xảy ra ở những người bị viêm da dị ứng. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm giao tiếp với người bệnh mà không lo lắng về vấn đề bị lây nhiễm.
Viêm da dị ứng có lây qua vùng da xung quanh không?
Viêm da dị ứng là bệnh không lây nhiễm nhưng chúng rất dễ lây lan qua vùng da bên cạnh. Điều này sẽ xảy ra khi bạn thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn, phấn hóa, các yếu tố ô nhiễm, dung môi gây kích ứng da. Hoặc dùng mỹ phẩm chăm sóc da, trang điểm không phù hợp hay do thời tiết thay đổi thất thường,…
Nhìn chung, viêm da dị ứng không để lại các biến chứng nguy hiểm nhưng chúng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống, sức khỏe của người mắc. Bởi bệnh thường tiến triển dai dẳng, tái phát nhiều lần và khó kiểm soát nhất là với những người có sức đề kháng kém.
Cách chữa viêm da dị ứng
Ngoài việc nắm được lời giải đáp cho thắc mắc viêm da dị ứng có lây không, bạn cũng nên tìm hiểu về các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Dưới đây là những thông tin cụ thể về các cách điều trị viêm da dị ứng phổ biến, an toàn.
Mẹo dân gian
Trong trường hợp viêm da dị ứng không quá nghiêm trọng, các bạn có thể áp dụng mẹo dân gian để điều trị bệnh theo hướng dẫn dưới đây:
Chườm đá lạnh lên vùng da bị dị ứng
Cách làm này sẽ giúp làm dịu cảm giác sưng ngứa, nóng rát, ngứa ngáy khi bị dị ứng nổi mẩn đỏ. Lúc này, bạn chỉ cần dùng đá lạnh bọc vào một chiếc khăn sạch và thoa lên vùng da bị dị ứng.
Lưu ý nên không nên để đá trên da quá lâu, mỗi lần chỉ nên thực hiện trong 15 – 20 phút. Sau đó cách 3 – 4 tiếng sau bạn mới sử dụng lại để tránh bị bỏng lạnh.
Mẹo dùng lá trầu không
Không chỉ được dùng để điều trị các bệnh viêm da tiết bã, viêm da cơ địa, mà lá trầu còn có thể giải quyết nhanh chóng tình trạng viêm sưng, sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn. Đồng thời ngăn cản phạm vi hoạt động của bệnh cũng như kích thích sản sinh collagen giúp vết thương nhanh lành, tái tạo da hiệu quả.
Để chữa viêm da dị ứng bằng trầu không tại nhà, các bạn cần tiến hành theo các bước sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, chọn những lá đã già rồi rửa sạch, để cho ráo nước.
- Vò nát lá trầu, thả vào nồi đun cùng 2 lít nước cho tới khi sôi thì đun thêm 5 phút.
- Đổ nước ra chậu lớn, cho thêm nước lạnh vào để tắm hoặc chờ cho nước bớt nóng thì ngâm rửa vùng da bị dị ứng trong 15 – 20 phút.
- Áp dụng ngày 1 lần cho tới khi tình trạng viêm da dị ứng được loại bỏ.
Tắm nước lá chè xanh
Nếu bạn đang lo lắng bệnh viêm da dị ứng lây qua những vùng da khác thì có thể sử dụng lá chè xanh để ngăn chặn tình trạng này. Được biết trong lá chè xanh có chứa nhiều chất oxy hóa cùng các chất kháng khuẩn, tiêu viêm và hỗ trợ làm lành vết thương. Bên cạnh đó, chúng còn giúp chống lại các tác nhân gây hại nên giúp cải thiện bệnh viêm da dị ứng, viêm da cơ địa một cách hiệu quả.
Muốn tận dụng được hiệu quả điều trị viêm da dị ứng từ lá chè xanh, bạn cần:
- Sử dụng 2 nắm chè xanh tươi đã được rửa sạch, vò nát rồi cho vào nồi đun với 2 lít nước.
- Đun nước với lửa lớn cho sôi thì đun tiếp thêm 3 – 5 phút để những dưỡng chất hòa vào nước.
- Đổ nước ra chậu chờ nguội để ngâm rửa vùng da bị dị ứng trong 15 – 20 phút hoặc pha thêm nước mát để tắm.
- Ngày thực hiện 1 lần hoặc nếu không có thời gian bạn có thể giảm xuống áp dụng tuần 3 – 4 lần.
Trị viêm da dị ứng bằng thuốc
Sau khi thăm khám, bác sĩ có thể kê đơn thuốc dựa theo tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân nhằm kiểm soát và làm giảm các triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng. Mặc dù, các loại thuốc Tây cho hiệu quả nhanh nhưng giá thành khá cao, chưa kể chúng còn dễ gây ra hiện tượng nhờn thuốc, khiến người bệnh lạm dụng. Việc sử dụng thuốc Tây cần dùng đúng liệu trình, không được tự ý tăng – giảm liều lượng nếu không có sự cho phép từ bác sĩ.
Bệnh viêm da dị ứng thường được kê đơn dưới dạng thuốc uống và thuốc bôi. Dựa theo trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng những loại thuốc sau đây:
- Kem làm mềm da: Là sản phẩm được sử dụng để cấp ẩm, hạn chế tình trạng mất nước, bong tróc, khô da. Ngoài ra, kem còn có khả năng tái tạo, phục hồi những tế bào bị hư tổn. Những sản phẩm này thường khá an toàn với giá cả phải chăng và có nhiều loại để bạn lựa chọn. Kem dưỡng ẩm được khuyến cáo nên dùng 2 – 3 lần/ngày để thấy hiệu quả cải thiện rõ rệt.
- Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ: Điển hình là thuốc mỡ Tacrolimus, kem Pimecrolimus,… giúp làm dịu vùng da bị viêm nhiễm, tăng cường khả năng miễn dịch và làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát ở trường hợp bị viêm da dị ứng nhẹ đến trung bình.
- Thuốc steroid bôi da: Thuốc thường được dùng để điều trị viêm da dị ứng cho trường hợp từ nhẹ đến nặng. Nếu sử dụng đúng cách, steroid rất an toàn và gần như không xảy ra tác dụng phụ, kể cả với trẻ nhỏ hoặc trên những vùng da nhạy cảm nhất.
- Dung dịch sát trùng: Được dùng trên vùng da bị nhiễm trùng, chảy dịch để ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm lan rộng. Các loại dung dịch sát trùng hay được kê đơn sử dụng trong trường hợp này gồm có natri hypoclorit, kali permanganat, chlorhexidine, cetrimide,… Những dung dịch này có thể dùng để pha vào bồn tắm cùng nước lạnh để ngâm mình nhằm sát khuẩn trên diện rộng. Người bệnh có thể dùng thuốc sát trùng rồi dùng thoa thêm kem bôi mềm da để nâng cao hiệu quả điều trị.
- Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này chỉ được dùng khi các loại thuốc trên không mang lại hiệu quả tốt. Thuốc kháng sinh sẽ được đưa vào cơ thể theo đường uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch để phát huy tác dụng nhanh hơn.
- Thuốc kháng histamin: Khi nhắc tới các loại thuốc trị viêm da dị ứng hiệu quả thì bạn không thể bỏ qua loại thuốc này. Thuốc kháng histamin được sử dụng phổ biến nhất là Cetirizine.
Các loại thuốc được kể trên dù mang lại hiệu quả cải thiện bệnh nhanh chóng nhưng việc lạm dụng thuốc có thể làm nhờn thuốc, tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ. Do đó, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có sự chỉ định và hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ da liễu. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc dùng thuốc theo đơn kê của bệnh nhân khác, không tăng – giảm liều lượng hoặc ngưng dùng thuốc đột ngột.
Nội dung phía trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc viêm da dị ứng có lây không. Đồng thời đưa ra những biện pháp điều trị bệnh hiệu quả và an toàn để bạn áp dụng. Do là bệnh mãn tính, không có cách điều trị triệt để nên bạn cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế bệnh tái phát.
Array
Viêm da dị ứng là một tình trạng da liễu gây ra ngứa ngáy, đỏ da và khô da, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh. Một câu hỏi phổ biến của những người bị viêm da dị ứng là liệu họ có thể tắm biển mà không làm tình trạng da trở nên tồi tệ hơn. Tắm biển có thể mang lại cảm giác thư giãn và sự dễ chịu, nhưng cũng có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm. Hãy cùng khám phá những yếu tố cần cân nhắc và...
Xem chi tiếtViêm da dị ứng bao lâu thì khỏi bệnh hoàn toàn, khỏi bằng cách nào, có tự hết không hay phải tiến hành điều trị y tế là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân đang mắc bệnh lý này. Để bệnh sớm được kiểm soát, rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế những rủi ro không mong muốn, các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây. Viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi? Viêm da dị ứng hình thành khi da bị kích ứng với các chất gây dị ứng...
Xem chi tiếtDị ứng mỹ phẩm là tình trạng da bị mẩn đỏ, sẩn ngứa, mề đay, thậm chí là mọc mụn mủ khi tiếp xúc với các thành phần có trong mỹ phẩm. Vậy dị ứng mỹ phẩm có tự hết không, dấu hiệu nhận biết dị ứng là gì, các xử lý ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này để có thêm thông tin hữu ích trong việc chăm sóc da. Dấu hiệu nhận biết dị ứng mỹ phẩm Trước khi đi giải đáp câu hỏi dị ứng mỹ phẩm có tự...
Xem chi tiếtKhi thời tiết chuyển mùa là thời điểm nhiều người bị ốm và hay bị dị ứng. Dị ứng thời tiết là bệnh da liễu liên quan tới hệ miễn dịch của cơ thể. Vậy trường hợp bị dị ứng thời tiết có nguy hiểm không, dị ứng thời tiết có biểu hiện gì, cần làm gì khi gặp tình trạng này? Để giải đáp vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo thêm những nội dung hữu ích trong bài viết dưới đây. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Dị ứng thời tiết là hiện tượng xảy...
Xem chi tiếtDị ứng da mặt bao lâu thì khỏi là băn khoăn của rất nhiều người. Trên thực tế sẽ không có câu trả lời chính xác bởi thời gian khỏi bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, cách chữa, cách chăm sóc,... Giải đáp bị dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi? Dị ứng da mặt là tình trạng da mặt bị bong tróc, mẩn đỏ ngứa ngáy. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này có thể do da bị tác động và nhạy cảm với bụi bẩn, mỹ phẩm, thời tiết, nguồn nước...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!