Viêm Da Dị Ứng Ở Mặt
Viêm da dị ứng ở mặt khiến người bệnh mất tự tin khi da mặt mẩn đỏ, viêm nhiễm khó chịu. Không giống như ở các vị trí khác, mặt không được che chắn cẩn thận nên khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ bội nhiễm cao hơn. Do vậy, bệnh nhân cần biết cách chăm sóc và chữa trị kịp thời để ngăn ngừa bệnh phát tán mạnh kéo theo nhiều rủi ro.
Viêm da dị ứng ở mặt là gì?
Viêm da dị ứng ở mặt là bệnh lý da liễu xuất hiện trên mặt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi hệ miễn dịch chưa kịp thích ứng với các nhân tố tiếp xúc sẽ phản ứng lại. Phản ứng quá khích khiến da bị nổi ban đỏ, mụn nước kèm theo cơn ngứa rát liên tục.
Vùng da mặt nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài do không được che chắn, bảo vệ như các vùng da khác. Có đến phân nửa trường hợp bệnh nhân viêm da dị ứng là bị ở mặt.
Bạn đọc nên có kiến thức hiểu biết nhất định về tình trạng viêm da dị ứng mặt để có phương án phòng ngừa và xử lý khi bị bệnh viêm da dị ứng. Viêm da dị ứng có thể tự biến mất sau một vài ngày nhưng sẽ tái phát lại nhiều lần sau đó. Sự chủ quan có thể dẫn đến viêm da mãn tính, khó điều trị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ.
Nguyên nhân khiến da mặt bị viêm da dị ứng
Bệnh viêm da dị ứng ở mặt dễ trở thành mãn tính, nguyên nhân khởi phát có thể do cơ địa, hệ miễn dịch và nhân tố di truyền. Ngoài ra có nhiều yếu tố tác động khác khiến bệnh nhanh chóng bùng phát. Cụ thể:
- Di truyền: Theo các con số thống kê, tỉ lệ cha mẹ bị bệnh viêm da dị ứng thì 80% con cái sinh ra cũng có bệnh. Con số này cho thấy đây là một căn bệnh có tính chất di truyền cao.
- Thời tiết: Nhiệt độ, độ ẩm và chất lượng không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến da mặt. Khi các yếu tố này thay đổi đột ngột khiến da không kịp thích ứng dẫn đến tình trạng dị ứng, ngứa – triệu chứng điển hình của bệnh viêm da dị ứng ở mặt.
- Do môi trường ô nhiễm: Môi trường sống, môi trường làm việc quá nhiều bụi bẩn, chất thải, ô nhiễm tác động trực tiếp đến da. Nhẹ thì gây dị ứng, nặng khiến da viêm mủ, sưng tấy.
- Dị ứng dị mỹ phẩm: Trong các loại kem dưỡng da, kem chống nắng… có nhiều hóa chất gây kích ứng da.
- Do cơ địa: Nhiều người có cơ địa nhạy cảm, da dầu nhờn sẽ tiết dầu nhiều hơn tạo môi trường cho bụi bẩn và vi khuẩn bám lên bề mặt. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn xâm nhập sâu gây viêm, dị ứng.
- Do thói quen sờ tay lên mặt: Tay hay chạm vào các bề mặt tiếp xúc mang theo nhiều vi khuẩn. Khi bạn sờ tay lên mặt vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn bám vào da mặt gây viêm nhiễm.
Việc xác định được chính xác nguyên nhân rất quan trọng. Khi biết được nhân tố tác động gây viêm da dị ứng ở mặt sẽ có phương án loại bỏ và ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Triệu chứng của viêm da dị ứng trên mặt
Rất dễ nhầm lẫn các triệu chứng của viêm da dị ứng trên mặt với các bệnh lý da liễu khác nên người bệnh cần hết sức lưu ý. Viêm da dị ứng sẽ có một số dấu hiệu đặc trưng như sau:
- Người bệnh có cảm giác căng rát da mặt như bị nẻ, đặc biệt là trong mùa đông và với trường hợp dị ứng thời tiết.
- Nóng rát sau khi rửa mặt, mặt xuất hiện nhiều vảy sừng bong tróc.
- Vùng da bị dị ứng thường ngứa ngáy, khó chịu, tần suất cơn ngứa tăng mạnh về đêm.
- Da nổi ban đỏ có thể có mụn nước nhỏ, mụn mủ trắng tùy tình trạng dị ứng.
- Da thô sần, nhiều lần tái phát khiến da sạm đen, dày bì, không còn mịn màng.
- Ngoài ra, có một số trường hợp bị kém ăn, mất ngủ kèm theo cơn sốt nhẹ, viêm mũi dị ứng…
Viêm da dị ứng ở mặt rất dễ tái phát khi gặp được tác nhân kích ứng, tái phát nhiều lần trở thành mãn tính, khó điều trị và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vì vậy khi nhận thấy các triệu chứng trên người bệnh cần chủ động tìm hiểu nguyên nhân để tránh xa. Khi thấy dấu hiệu bệnh chuyển biến nặng nên đi thăm khám để có phương án chữa viêm da dị ứng trên mặt nhanh nhất.
Viêm da dị ứng ở mặt có nguy hiểm hay không?
Theo đánh giá chủ quan của nhiều người cho rằng bệnh viêm da dị ứng ở mặt không có gì nguy hiểm. Họ đã từng bị vài lần nhưng sau vài ngày sẽ tự hết nên không mảy may suy nghĩ đến việc phòng ngừa và điều trị. Tuy nhiên đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm dễ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Bệnh viêm da dị ứng nằm trong nhóm bệnh da liễu mãn tính, một khi đã khởi phát sẽ rất dễ bị tái phát. Bệnh không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hại.
Khi bệnh bùng phát mạnh, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng sau:
- Để lại sẹo thâm, sẹo rỗ trên mặt, một số trường hợp da bị hoại tử, không phục hồi được trên diện tích lớn. Người bệnh có thể phải sống chung với sẹo nếu không có điều kiện đi phẫu thuật thẩm mỹ.
- Trường hợp viêm da dị ứng có vết thương hở dễ bị viêm nhiễm tạo thành các ổ viêm lớn, phá vỡ cấu trúc da. Đồng thời vi khuẩn xâm nhập sâu vào máu, gây nhiễm trùng. Không ngăn chặn kịp thời, máu tuần hoàn đi khắp cơ thể dẫn đến tử vong.
- Nếu vị trí viêm da dị ứng gần mắt gây ảnh hưởng lớn tới thị lực, tăng nguy cơ mắc bệnh về mắt.
Có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn đằng sau viêm da dị ứng ở mặt, người bệnh không nên chỉ dựa vào đánh giá chủ quan một chiều mà lơ là cảnh giác.
Chẩn đoán của bác sĩ về bệnh viêm da dị ứng ở mặt
Bước chẩn đoán giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân và cấp độ tiến triển của bệnh viêm da cơ địa. Nhờ đó đưa ra cách chữa trị phù hợp nhất để nhanh chóng loại bỏ vi khuẩn, khôi phục lại độ đàn hồi cho da mặt.
Thông thường kết quả chẩn đoán sẽ dựa trên thăm khám lâm sàng và một số xét nghiệm chuyên khoa da liễu. Khi các biểu hiện lâm sàng không đủ để đưa ra kết luận thì bệnh nhân mới cần thực hiện xét nghiệm y học.
Kết quả chẩn đoán cần phải có đủ các yếu tố:
- Biểu hiện cơ bản của bệnh có liên quan đến viêm da dị ứng.
- Thông tin về tiền sử bệnh án của bệnh nhân và người thân trong gia đình.
- Kết quả xét nghiệm (nếu có).
Dựa trên những thông tin đó bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác về tình trạng viêm da dị ứng ở mặt.
Cách điều trị viêm da dị ứng ở mặt an toàn, hiệu quả
Do da mặt rất nhạy cảm nên khi đưa ra phương án điều trị viêm da dị ứng ở mặt cần đáp ứng được 2 yếu tố là an toàn và hiệu quả. Cần xác định được mức độ nhạy cảm của da và mức độ nghiêm trọng của bệnh, từ đó có phương án phù hợp nhất. Một số cách chữa bệnh viêm da dị ứng mặt được bác sĩ da liễu khuyên dùng như sau:
Cách chữa dị ứng da mặt bằng mẹo dân gian tại nhà
Trong dân gian có nhiều mẹo để chữa bệnh dị ứng, người bị viêm da dị ứng mặt có thể áp dụng. Tuy nhiên cần lưu ý khi chuẩn bị nguyên liệu, lọc rửa sạch, tránh để các tác nhân như bụi bẩn, lông bọ ngứa khiến da bị kích ứng nặng hơn.
1. Chữa dị ứng mặt bằng lá trầu không
Lá trầu không có chứa nhiều tinh dầu, vị cay có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn rất tốt. Trầu không thường được sử dụng để chữa ho, làm giảm ngứa cho người bị viêm nhiễm ngoài da.
Ngoài ra, tinh dầu trầu không giúp phục hồi tổn thương nhanh chóng. Nếu bị viêm da dị ứng ở mặt thể nhẹ, bạn có thể áp dụng cách chữa đơn giản tại nhà này như sau:
- Chuẩn bị: Lá trầu không (nên chọn lá già hoặc bánh tẻ), rửa thật sạch.
- Cách thực hiện: Cho lá trầu không vào đun sôi cùng nước, sau đó chắt nước pha ấm để rửa mặt hàng ngày giúp loại bỏ vi khuẩn gây viêm nhiễm.
2. Rửa mặt bằng nước muối sinh lý
Nước muối giúp loại bỏ vi khuẩn bề mặt, ức chế hoạt động của vi khuẩn. Người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý mua ở hiệu thuốc hoặc dùng muối ăn pha loãng rửa mặt hàng ngày.
- Chuẩn bị: Nước muối sinh lý hoặc ¼ thìa muối ăn.
- Thực hiện: Nếu là nước muối sinh lý thì sau khi rửa mặt, thấm nước muối vào bông tẩy trang lau nhẹ nhàng khắp mặt. Với muối ăn, đem pha cùng với nước ấm rửa mặt bình thường.
3. Đắp mặt nạ yến mạch, sữa chua
Trường hợp viêm da dị ứng nhẹ có thể dùng mặt nạ yến mạch sữa chua để làm dịu cơn ngứa và cấp ẩm cho da. Yến mạch giúp loại bỏ da chết, vi khuẩn trên bề mặt nhờ đó giảm ngứa và chống viêm nhiễm hiệu quả.
- Chuẩn bị: 2 thìa yến mạch, 2 thìa sữa chua không đường.
- Thực hiện: Cho yến mạch vào ngâm cùng sữa chua khoảng 15 phút cho yến mạch mềm ra. Đắp hỗn hợp lên vùng da bị dị ứng, có thể đắp cả mặt, nằm nghỉ 20 phút, massage nhẹ nhàng rồi rửa lại bằng nước sạch.
Chữa bệnh viêm da dị ứng ở mặt bằng Tây y
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của từng bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc bôi, thuốc uống hay quang trị liệu. Cụ thể:
- Thuốc bôi: Một số loại thuốc bôi ngoài da như dung dịch sát khuẩn (hồ nước, thuốc tím), thuốc có chứa chất gây nghiện, thuốc ức chế miễn dịch… Các loại thuốc này giúp khắc phục các triệu chứng ngoài da như viêm nhiễm, ngứa, làm se dịu bề mặt da bị tổn thương.
- Thuốc uống: Trường hợp bệnh chuyển biến nặng, vi khuẩn xâm lấn vào các tầng da sâu bên dưới cần sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin, thuốc giảm đau… Thuốc uống được kê dùng kết hợp với các loại thuốc, kem bôi ngoài da.
- Quang trị liệu: Hay còn được gọi là liệu pháp ánh sáng được bác sĩ tư vấn dùng cho trường hợp viêm nhiễm nặng, không thể chữa khỏi bằng thuốc. Phương pháp này sử dụng bước sóng ánh sáng để loại bỏ vi khuẩn và làm lành tổn thương, có thể được sử dụng trong điều trị viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, triệu chứng viêm da tiếp xúc…
Điều trị Tây y cần tuân theo quy định nghiêm ngặt của bác sĩ bởi phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Người bệnh cần hết sức lưu ý, không nên mua thuốc bôi hoặc uống bừa bãi, tránh làm tổn hại thêm đến da mặt.
Người bị viêm da dị ứng ở mặt nên làm gì? Ăn gì, kiêng gì thì tốt?
Thực phẩm ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả điều trị viêm da dị ứng mặt. Một số thực phẩm tốt cho da, giúp da nhanh phục hồi nhưng cũng có những thực phẩm gây kích ứng và là nguyên nhân khiến bệnh khởi phát.
Vậy viêm da dị ứng ở mặt kiêng ăn gì và nên ăn gì thì tốt? Theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ da liễu thì trong thực đơn hàng ngày người bệnh cần lưu ý:
- Không nên sử dụng các loại đồ ăn cay nóng, nấu ăn quá mặn hoặc nêm nếm nhiều gia vị. Muối và một số gia vị có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thải độc của gan thận.
- Không sử dụng các phẩm màu hóa học như nước ngọt, các chất kích thích như cafe, thuốc lá…
- Tránh xa một số đồ ăn dễ gây kích ứng cho da như thịt đỏ, tôm, cua, thịt gà, đồ nếp…
- Không nên ăn đồ ngọt, đường, sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Kiêng ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh khó tiêu và tích tụ lại trong cơ thể làm tăng độc tố, trở thành gánh nặng cho cơ quan thải độc.
- Người bệnh nên bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch bằng rau, củ quả, ngũ cốc nguyên hạt…
Ngoài chế độ ăn uống thì trong sinh hoạt hàng ngày người bệnh cũng cần lưu ý:
- Không nên sờ tay lên mặt, khi ngứa không được cào gãi khiến da tổn thương.
- Nên sử dụng nước ấm để rửa mặt, không dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh khiến da không kịp thích ứng.
- Dùng thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, đối với thuốc Tây chỉ dùng tối đa 7 – 10 ngày.
Cách phòng bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát
Viêm da dị ứng ở mặt là nỗi ám ảnh của nhiều người, khi bệnh tái phát lại nhiều lần sẽ ảnh hưởng rất lớn tới thẩm mỹ. Để ngăn ngừa bệnh xuất hiện và chặn đứng nguy cơ tái phát bạn cần thực hiện tốt những điều sau đây:
- Chăm sóc da mặt đúng cách, rửa mặt bằng nước ấm, dùng sản phẩm dưỡng da dịu nhẹ tránh gây kích ứng. Ngoài ra, hàng tuần nên tẩy da chết để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn.
- Giữ vệ sinh nơi ở và làm việc, thường xuyên lau dọn, giặt giũ chăn gối.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để cấp ẩm cho da từ bên trong.
- Nên bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài, đeo khẩu trang để hạn chế khả năng tiếp xúc trực tiếp da mặt với dị nguyên.
- Thực hiện đầy đủ các bước skincare da mặt mỗi ngày tẩy trang, rửa mặt, dùng toner, serum, kem dưỡng ẩm…
- Không nên nuôi chó, mèo hoặc động vật có lông trong phòng ngủ, tốt nhất không nên nuôi trong nhà.
- Hạn chế tiếp xúc môi trường khói bụi, ô nhiễm, sau khi tiếp xúc nên rửa ngay khi có thể để giảm thiểu tác động của dị nguyên lên da.
Bệnh viêm da dị ứng ở mặt kéo theo nhiều hệ lụy về sau nếu như không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Vì vậy mỗi người nên hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc da mặt hàng ngày. Khi nhận thấy có triệu chứng cần nhanh chóng xác định nguyên nhân và loại bỏ để bệnh không có cơ hội tái phát trở lại.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Array
Viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi bệnh hoàn toàn, khỏi bằng cách nào, có tự hết không hay phải tiến hành điều trị y tế là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân đang mắc bệnh lý này. Để bệnh sớm được kiểm soát, rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế những rủi ro không mong muốn, các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây. Viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi? Viêm da dị ứng hình thành khi da bị kích ứng với các chất gây dị ứng...
Xem chi tiếtDị ứng mỹ phẩm là tình trạng da bị mẩn đỏ, sẩn ngứa, mề đay, thậm chí là mọc mụn mủ khi tiếp xúc với các thành phần có trong mỹ phẩm. Vậy dị ứng mỹ phẩm có tự hết không, dấu hiệu nhận biết dị ứng là gì, các xử lý ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này để có thêm thông tin hữu ích trong việc chăm sóc da. Dấu hiệu nhận biết dị ứng mỹ phẩm Trước khi đi giải đáp câu hỏi dị ứng mỹ phẩm có tự...
Xem chi tiếtKhi thời tiết chuyển mùa là thời điểm nhiều người bị ốm và hay bị dị ứng. Dị ứng thời tiết là bệnh da liễu liên quan tới hệ miễn dịch của cơ thể. Vậy trường hợp bị dị ứng thời tiết có nguy hiểm không, dị ứng thời tiết có biểu hiện gì, cần làm gì khi gặp tình trạng này? Để giải đáp vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo thêm những nội dung hữu ích trong bài viết dưới đây. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Dị ứng thời tiết là hiện tượng xảy...
Xem chi tiếtDị ứng da mặt bao lâu thì khỏi là băn khoăn của rất nhiều người. Trên thực tế sẽ không có câu trả lời chính xác bởi thời gian khỏi bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, cách chữa, cách chăm sóc,... Giải đáp bị dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi? Dị ứng da mặt là tình trạng da mặt bị bong tróc, mẩn đỏ ngứa ngáy. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này có thể do da bị tác động và nhạy cảm với bụi bẩn, mỹ phẩm, thời tiết, nguồn nước...
Xem chi tiếtViêm da dị ứng là bệnh lý da liễu rất phổ biến và có thể bắt gặp ở bất cứ đối tượng hay lứa tuổi nào. Bệnh mặc dù không gây ra các biến chứng nghiêm trọng nhưng lại tác động xấu tới tinh thần, sức khỏe và cuộc sống của người mắc. Bên cạnh đó, nhiều người còn đặt ra câu hỏi viêm da dị ứng có lây không, phải làm gì mới điều trị hiệu quả? Bài viết dưới đây của Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 sẽ giúp bạn giải đáp vấn...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!