Viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã là bệnh da liễu mãn tính dai dẳng và rất dễ tái phát. Bệnh khiến cho da bị tổn thương, ảnh hưởng đến ngoại hình và sức khỏe của người mắc phải. Do đó, việc tìm hiểu trước những thông tin về bệnh là rất quan trọng và cần thiết giúp bạn có cách điều trị kịp thời.
Viêm da tiết bã là gì?
Viêm da tiết bã là tình trạng da bị tổn thương mãn tính, gây nên các triệu chứng khô, ửng đỏ, ngứa ngáy và bong tróc vảy. Bệnh thường xuất hiện ở những vùng da có nhiều dầu và bã nhờn. Cụ thể như mặt, ngực, nếp mũi má, da đầu… Trong một vài trường hợp, bệnh cũng có thể xảy ra ở những khu vực da dày và khô.
Viêm da tiết bã nhờn có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành. Tuy nhiên tùy theo thể trạng của mỗi người mà bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau.
Tuy viêm da dầu không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng tác động lớn đến ngoại hình khiến bạn cảm thấy tự ti khi giao tiếp. Bệnh có thể tiến triển thành mãn tính nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Nhằm khắc phục tình trạng này, bạn nên sớm phát hiện các dấu hiệu của bệnh để điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây viêm da tiết bã
Hiện nay nguyên nhân viêm da tiết bã vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên qua một vài nguyên cứu, các nhà khoa học nhận thấy bệnh có liên hệ với sự hoạt động và phát triển của nấm men Malassezia. Một khi nấm men Malassezia kết hợp cùng những phản ứng bất thường của hệ miễn dịch sẽ tạo ra viêm da dầu.
Ngoài ra, bệnh lý viêm da tiết bã nhờn còn xuất phát từ những yếu tố nguy cơ sau:
- Di truyền: Nếu cha mẹ có tiền sử bị mắc bệnh viêm da tiết bã hoặc vảy nến con sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh khác cao.
- Da dầu: Da dầu, nhờn là môi trường thuận lợi cho các nấm men Malassezia sinh sôi, nảy nở. Khi chúng hoạt động mạnh sẽ gây ra tình trạng viêm da dầu. Chính vì thế, người sở hữu làn da dầu, nhờn thường dễ mắc bệnh cao hơn bình thường.
- Thời tiết: Bệnh có xu hướng bùng phát mạnh nhất vào thời điểm mùa thu và mùa đông. Thông thường vào thời gian này, da hay bị mất nước trở nên khô ráp, bong tróc dễ nhiễm bệnh. Còn vào mùa hè, bạn sẽ ít mắc phải bệnh viêm da bã nhờn hơn. Vì lúc này, da thường khá khỏe mạnh, đủ độ ẩm và khả năng đàn hồi cao.
- Hệ miễn dịch yếu: Nguyên nhân gây viêm da bã nhờn có liên hệ mật thiết đến các hoạt động bất thường của hệ miễn dịch. Nếu hệ miễn dịch trở nên suy yếu, bệnh sẽ dễ dàng khởi phát và tiến triển nhanh chóng. Nhất là với những đối tượng mắc các bệnh HIV, ung thu, tổn thương nội tạng…
- Chế độ dinh dưỡng: Việc sử dụng quá nhiều đường, muối, gia vị cay, dầu mỡ trong món ăn hằng ngày sẽ làm da tăng tiết dầu thừa. Từ đó tạo cơ hội cho các nấm men hoạt động mạnh, kích thích viêm da tiết bã.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh như kháng sinh, thuốc corticoid, thuốc ức chế miễn dịch… có thể là yếu tố gây viêm da dầu.
- Những yếu tố khác: Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh cũng có thể xuất phát từ những yếu tố như rối loạn nội tiết tố, trần cảm, stress kéo dài. Hoặc do vệ sinh da không sạch sẽ, sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm…
Đối tượng bệnh lý
Ở trẻ sơ sinh, viêm da tiết bã da đầu thường gặp ở trẻ dưới 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, bệnh thường tự khỏi khi trẻ được 6-12 tháng. Ở người lớn, viêm da tiết bã thường gặp ở những người trẻ và người lớn tuổi, đàn ông dễ mắc bệnh hơn phụ nữ.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da đầu tiết bã hoặc khiến bệnh viêm tuyến bã tiến triển nhanh gồm:
- Da dầu (viêm da tiết bã ở đầu)
- Tiền sử gia đình bị viêm da tiết bã hoặc vảy nến
- Ức chế miễn dịch ở người ghép tạng, nhiễm HIV hoặc bị lymphoma
- Người mắc bệnh tâm thần kinh như Parkinson, trầm cảm, liệt thần kinh mặt, tổn thương cột sống, loạn động muộn và một bệnh lý di truyền như hội chứng Down.
- Dùng liệu pháp PUVA để điều trị các bệnh về da
- Thiếu ngủ, stress.
Triệu chứng viêm da tiết bã
Tùy theo từng độ tuổi và vị trí da tổn thương mà mỗi người sẽ có biểu hiện bệnh khác nhau. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến của bệnh ở trẻ nhỏ và người lớn.
Triệu chứng viêm da ở trẻ em
Viêm da tiết bã nhờn thường xảy ra ở trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng tuổi. Vùng da đỉnh đầu là nơi dễ mắc bệnh nhất. Bệnh có thể tự biến mất sau khoảng 3-12 tháng mà không cần can thiệp những biện pháp chữa trị.
Khi mắc bệnh, trẻ sẽ có các triệu chứng điển hình như:
- Xuất hiện những mảng da dày và cứng, bám chặt vào da đầu và chân tóc.
- Các mảng da có màu trắng, vàng, nâu hoặc đen phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh.
- Trẻ không cảm thấy ngứa ngáy, nóng rát, đau nhức, khó chịu khi mắc bệnh.
- Một số trẻ sơ sinh bị viêm lan xuống toàn thân, da đỏ, lên vảy tiết, dính, ẩm…
Triệu chứng viêm da dầu tiết bã ở người lớn
Bệnh viêm da tiết bã thường xuất hiện tại những vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Cụ thể như vùng da đầu, da mặt, phía sau tai, hai cánh mũi, cổ hoặc ngực… Không giống với trẻ nhỏ, bệnh lý này ở người lớn thường kéo dài và tái phát nhiều lần.
Các triệu chứng bệnh phổ biến ở người lớn gồm:
- Da xuất hiện vết ban màu đỏ hoặc hồng, có vảy bong tróc và ẩm, nhờn kết hợp.
- Bệnh xảy ra ở phần ngực, lưng, viền tóc sẽ thấy các đường viền màu đỏ tươi, vảy trắng trên bề mặt.
- Ở da đầu, người bệnh thường bị đỏ da, có nhiều vảy bong tróc dính vào chân tóc.
- Viêm da bã nhờn ở cánh mũi sẽ có biểu hiện da ửng đỏ, tiết nhiều dầu, xuất hiện vảy bong trên bề mặt.
Thông thường viêm da tiết bã sẽ không gây ngứa ngáy, đau rát cho người bệnh. Song ở một bài trường hợp khi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, người bệnh có thể cảm thấy ngứa nhẹ. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển thành mãn tính và gây ra biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng
Viêm da tiết bã (hay viêm da dầu) không phải là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, với các biểu hiện trên da, căn bệnh thường ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mĩ, gây trở ngại về tâm lý, giao tiếp và cả công việc, chất lượng cuộc sống… Ngoài ra tình trạng viêm da tiết bã có thể lan rộng khắp cơ thể do việc điều trị không đúng cách. Từ đó khiến các tổn thương và viêm nhiễm trên da nặng nề hơn và ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ.
Mặc dù ngứa không phải là triệu chứng điển hình của bệnh này, nhưng cũng không ít trường hợp bị ngứa ngáy, dẫn đến gãi nhiều và khiến vùng da bị xước hoặc bội nhiễm vi khuẩn trên da. Từ đó việc điều trị không những trở nên khó khăn hơn, mà còn có nguy cơ để lại sẹo trên da. Đặc biệt ở đối tượng là trẻ sơ sinh, viêm da tiết bã có thể nặng nề hơn, gây đỏ da toàn thân, thậm chí đe dọa tính mạng…
Bệnh có điều trị được không?
Viêm da tiết bã là một căn bệnh mạn tính. Chúng rất dễ tái phát, nhất là khi gặp điều kiện khí hậu, môi trường thuận lợi. Tuy nhiên, căn bệnh này không hẳn là không thể điều trị dứt điểm. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nhờ vào việc kiên trì điều trị, phương hướng điều trị phù hợp, đúng cách.
Chính vì thế, ngay khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh viêm da dầu, bạn cần nhanh chóng tới các cơ sở uy tín để được thăm khám kịp thời. Tại đây, bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh của từng người. Từ đó đưa ra phương hướng điều trị tốt nhất dành cho người bệnh.
Giải pháp điều trị bệnh viêm da tiết bã
Dựa theo vị trí vùng da tổn thương và cơ địa của từng người các bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị bệnh phù hợp. Một số phương pháp điều trị viêm da tiết bã nhờn thường được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng như:
Chữa viêm da dầu tiết bã bằng thuốc Tây y
Thuốc Tây y là cách điều trị viêm da tiết bã phổ biến được nhiều người sử dụng. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc bôi để ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh. Đồng thời cải hiện hệ miễn dịch cho da. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, diện tích vùng da tổn thương rộng, bác sĩ có thể kết hợp hai dạng thuốc bôi và uống.
Những loại thuốc thường được dùng để chữa viêm da dầu bao gồm:
- Thuốc kháng nấm dạng bôi: Thuốc chứa hoạt chất nhóm azol có tác dụng kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của nấm. Với những người bị viêm da do nấm Malassezia các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc chứa Selenium và Zinc pyrithion.
- Thuốc bạt sừng: Loại thuốc này giúp làm sạch vảy bong tróc trên da. Đồng thời kiềm dầu thừa và ngăn ngừa tăng sinh tế bào sừng. Cụ thể các hoạt chất Acid salicylic, Propylene glycol, Acid lactic trong thuốc có tác dụng làm bong vảy hữu hiệu
- Thuốc bôi chứa corticoid: Thường được các bác sĩ chỉ định dùng trong đợt bệnh bùng phát mạnh. Người bệnh chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn từ 1-3 tuần. Tuyệt đối không lạm dụng, bởi chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe.
- Thuốc kháng nấm dạng uống: Trường hợp bị viêm da tiết bã mức độ nặng, tổn thương diện rộng sẽ được chỉ định dùng nhóm thuốc này. Thuốc giúp ức chế hoạt động của nấm men, giảm triệu chứng bệnh và ngăn chặn biến chứng. Thuốc có thể làm giảm khả năng chuyển hóa của gan, gây tác động xấu đến chức năng sinh lý nam. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng thuốc khi có sự cho phép của các bác sĩ.
- Thuốc kháng sinh: Các bác sĩ có thể dùng thuốc kháng sinh đường uống với những trường hợp viêm da nặng. Thuốc sẽ giúp điều trị bệnh và ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm da.
Áp dụng các bài thuốc Đông y trị viêm da tiết bã nhờn
Các bài thuốc Đông y chữa viêm da bã nhờn là sự kết hợp những thảo dược quý từ tự nhiên. Do đó, chúng rất an toàn cho người bệnh, không gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bạn đọc có thể áp dụng những bài thuốc Đông y trị viêm da tiết bã hoặc dấu hiệu viêm da cơ địa hiệu quả dưới đây:
Bài thuốc điều trị viêm da dầu từ kim ngân hoa
- Bài thuốc này có công dụng làm sạch vùng da tổn thương, ngăn ngừa tăng tiết bã nhờn và bong vảy. Đồng thời kháng khuẩn, chống viêm nhiễm bảo vệ da hiệu quả.
- Chuẩn bị: 30g kim ngân hoa (nhẫn đông) và húng trám, kinh giới 15g, rau má 15g, lá khế 15g.
- Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị rồi thả vào nồi đun sôi trong vòng 10 phút. Để nước nguội bớt, sử dụng bông y tấm thấm nhẹ những vùng da bị tổn thương. Mỗi ngày thực hiện đều đặn phương pháp trên từ 2 – 3 lần sẽ thấy hiệu quả điều trị.
Bài thuốc dùng cây sài đất chữa viêm da bã nhờn
- Cây sài đất giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Chúng làm giảm sưng viêm, đào thải độc tố cho cơ thể. Vì vậy, loại thảo dược này có khả năng chữa viêm da tiết bã rất hữu hiệu.
- Chuẩn bị: 100g sài đất; 20g các loại thảo dược kim ngân hoa, thổ phục linh (dây khum), kinh giới, ké đầu ngựa, cam thảo đất, bồ công anh, ngưu tâm thảo.
- Cách thực hiện: Đem sắc các nguyên liệu thành thuốc uống. Mỗi ngày sử dụng 1 thang sẽ thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Bài thuốc chữa bệnh bằng bồ công anh
- Bài thuốc này làm giảm các triệu chứng của bệnh như da ửng đỏ, bong tróc vảy, tiết dầu thừa… Đồng thời giúp kháng khuẩn, chống viêm, thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.
- Chuẩn bị: 40 gam bồ công anh
- Cách thực hiện: Đem bồ công anh rửa sạch cho vào nồi cùng 1 lít. Đun dưới lửa nhỏ đến khi nước còn một nửa thì tắt bếp bắc ra. Để nguội rồi sử dụng. Người bệnh cần uống đều đặn từ 2-3 lần/ngày để thấy hiệu quả chữa trị.
Mẹo dân gian điều trị viêm da dầu hiệu quả
Ngoài Đông y và Tây y, mẹo dân gian cũng là cách được nhiều bệnh nhân dùng để điều trị viêm da tiết bã nhờn. Những mẹo dân gian thường rất đơn giản, dễ chuẩn bị và thực hiện.
Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa bệnh viêm da tiết bã mang lại hiệu quả cao gồm:
Dùng mật ong để chữa viêm da dầu
Mật ong có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm vô cùng hữu hiệu. Các chất chống oxy hóa trong mật ong giúp làm lành những vùng da tổn thương, tăng sức đề kháng cho da. Không chỉ vậy chúng còn chứa hàm lượng axit hữu cơ tự nhiên giúp tẩy đi các tế bào chết.
Cách thực hiện: Vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương. Dùng bông y tế thoa đều mật ong lên vị trí viêm da. Giữ yên trong khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Điều trị viêm da tiết bã bằng nha đam
Các thành phần trong nha đam sẽ kiểm soát được những vi nấm gây bệnh, hạn chế viêm da lan rộng. Đồng thời cải thiện tốc độ hồi phục tổn thương và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Cách thực hiện: Chuẩn bị một nhánh nha đam tươi, dùng dao tách lấy phần thịt bên trong. Đem thịt nha đam rửa sạch loại bỏ bụi bẩn và mủ vàng, sau đó cho vào máy xay nhuyễn. Dùng gel nha đam đắp lên vùng da tổn thương để yên 15 phút rồi rửa lại bằng nước.
Sử dụng dầu cám gạo trị bệnh
Dầu cám gạo chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, làm mềm da, cung cấp độ ẩm cho da. Chúng còn giúp làm giảm cảm giác ngứa ngáy cho người bệnh bị viêm da dị ứng, tiết bã hoặc viêm da cơ địa..
Cách thực hiện: Lấy một lượng dầu cám gạo vừa đủ, bôi trực tiếp lên vị trí da nhiễm bệnh. Massage nhẹ nhàng khoảng 10 phút cho tinh chất dầu thẩm thấu vào da. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Áp dụng các bài thuốc Đông y trị viêm da tiết bã nhờn
Bên cạnh việc điều trị bệnh viêm da tiết bã bằng phương pháp tây y hay các phương pháp trong dân gian thì các bài thuốc đông y hiện nay được nhiều người tìm đến và sử dụng hơn cả. Nhờ đặc tính điều trị kết hợp cả trong lẫn ngoài, các bài thuốc đông y có công dụng điều trị tận gốc bệnh và ngăn ngừa không cho bệnh tái phát, và đặc biệt không để lại tác dụng phụ sau này.
Phòng tránh bị viêm da tiết bã như thế nào?
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và tăng hiệu quả điều trị, bạn đọc cần lưu ý các biện pháp phòng ngừa viêm da tiết bã sau:
- Hạn chế tối đa sử dụng nhiệt và hóa chất lên da dầu. Luôn giữ thân thể sạch sẽ và khô ráo.
- Người bệnh cần cẩn thận khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm. Tìm hiểu kỹ càng các thành phần để ngăn ngừa gây hại cho làn da.
- Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm lành tính, dịu nhẹ để cải thiện tình trạng khô da. Tránh sử dụng các sản phẩm chứa cồn bởi chúng làm khô, bào mòn bề mặt da.
- Che chắn, bảo vệ da bằng dù, mũ, áo khoác khi ra đường. Đặc biệt là trong những môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi…
- Sử dụng kem dưỡng ẩm 2-3 lần/ngày khi thời tiết lạnh, hanh khô. Điều này sẽ giảm thiểu tình trạng tăng tiết bã nhờn, làm mềm da hiệu quả.
- Nâng cao sức đề kháng và hệ thống miễn dịch bằng cách nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Tránh sử dụng thức ăn chứa nhiều đường, chất béo, gia vị cay, dầu mỡ và rượu bia. Bổ sung hoa quả tươi, rau xanh vào thực đơn hằng ngày để nâng cao sức khỏe.
- Tắm nắng từ 5 – 10 phút mỗi buổi sáng sớm để tăng cường sức đề kháng cho da.
- Thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng bằng việc tập yoga, đọc sách, nghe nhạc.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan nhất về bệnh viêm da tiết bã. Đây là một bệnh lý thường kéo dài dai dẳng và dễ tái phát. Tuy nhiên, nếu biết chăm sóc đúng cách, kết hợp điều trị tích cực, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh. Vì thế ngay khi thấy dấu hiệu của bệnh, bạn đọc nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ dẫn cách điều trị phù hợp nhất.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!