Thoái Hóa Đĩa Đệm

Thoái hóa đĩa đệm khiến cấu trúc cột sống chịu nhiều ảnh hưởng đồng thời đem đến cho người bệnh cảm giác đau nhức khó chịu kéo dài dai dẳng. Trong trường hợp không được điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp và nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn đọc nên trang bị cho bản thân những kiến thức liên quan đến tình trạng này để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe.

Thoái hóa đĩa đệm là gì?

Cột sống về cơ bản được cấu tạo từ các đốt xương sống, xen giữa chúng là những đĩa đệm làm nhiệm vụ nâng đỡ và giảm độ xóc khi di chuyển hoặc vận động mạnh. Theo thời gian, các bộ phận trên cơ thể dần chịu tác động của quá trình lão hóa, trong đó có cả đĩa đệm, dẫn đến hiện tượng hao mòn và thoái hóa đĩa đệm.

Đĩa đệm hao mòn theo thời gian dẫn đến hiện tượng thoái hóa
Đĩa đệm hao mòn theo thời gian dẫn đến hiện tượng thoái hóa

Đối tượng chủ yếu mắc phải tình trạng này là người cao tuổi, người lao động chân tay như công nhân, thợ xây,… hoặc một số người có công việc đặc thù dễ ảnh hưởng đến cột sống như vận động viên, nhân viên văn phòng,… Thoái hóa có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống nhưng phổ biến nhất là vùng thắt lưng, thoái hóa đĩa đệm L5 – S1 và thoái hóa đốt sống cổ. 

Đây được xem là tình trạng luôn tiến triển, điều này có nghĩa là không có biện pháp điều trị dứt điểm hoàn toàn. Người bệnh chỉ có thể dùng thuốc, luyện tập, ăn uống khoa học nhằm hạn chế tối đa những triệu chứng khó chịu cũng như nguy cơ biến chứng về lâu dài.

Nguyên nhân của thoái hóa đĩa đệm

Các nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa đĩa đệm có thể kể đến là:

  • Sự lão hóa: Sự lão hóa được coi là nguyên nhân hàng đầu. Thời gian trôi đi, những đĩa đệm vốn đã chịu tác động từ hoạt động thường ngày của cơ thể cũng trở nên yếu hơn và dần mất đi cấu trúc ban đầu. Lão hóa thường diễn ra ở độ tuổi 30 – 40 và ảnh hưởng mạnh mẽ nếu người bệnh không có các biện pháp bảo vệ sức khỏe hợp lý và kịp thời.
  • Chấn thương vùng cột sống: Bên cạnh sự lão hóa, chấn thương vùng cột sống cũng khiến nguy cơ đĩa đệm bị thoái hóa gia tăng cao hơn. Tác động của ngoại lực (ví dụ: Tai nạn xe cộ) lên cột sống có thể khiến các đốt xương xô lệch và bao cơ xơ bên ngoài đĩa đệm bị rách vỡ tương tự như biểu hiện thoát vị đĩa đệm. Dù sau đó cơ thể có hồi phục thì di chứng để lại trên đĩa đệm vẫn gây ra nhiều ảnh hưởng về sau. 
  • Béo phì: Những người bị béo phì được coi là có khả năng mắc phải thoái hóa cột sống thắt lưng cao hơn bình thường. Lý do rất đơn giản, khi cân nặng ngày càng gia tăng thì áp lực đè nén lên cột sống thắt lưng cũng tăng thêm. Hậu quả là cấu trúc đĩa đệm bị ảnh hưởng, trở nên mất cân bằng và ngày càng thoái hóa đi.
  • Lối sống ít vận động: Dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với các nguyên nhân kể trên thì lối sống ít vận động vẫn có thể gây ra tác động tiêu cực đến đĩa đệm. Khi con người hạn chế vận động thể chất, lưu lượng máu cùng các dưỡng chất đến nuôi dưỡng đĩa đệm cũng bị tiêu giảm. Theo thời gian, tình trạng này khiến đĩa đệm yếu dần và mất đi những chức năng vốn có.
Lối sống lười vận động làm gia tăng nguy cơ thoái hóa đĩa đệm
Lối sống lười vận động làm gia tăng nguy cơ thoái hóa đĩa đệm

Triệu chứng của thoái hóa đĩa đệm

Người bệnh thoái hóa đĩa đệm thường có một số dấu hiệu sau đây:

  • Đau nhức: Đa số các trường hợp đều gặp phải triệu chứng đau nhức dai dẳng. Tuy nhiên, vị trí cơn đau còn phụ thuộc vào nơi xảy ra thoái hóa. Ví dụ như thoái hóa đĩa đệm thắt lưng khiến lưng dưới, mông, hai bắp đùi đau nhức trong khi đĩa đệm thoái hóa ở cột sống cổ khiến gáy và cánh tay khó chịu.
  • Cảm thấy khó khăn trong vận động: Hầu hết các bệnh xương khớp liên quan đến đĩa đệm đều khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong quá trình vận động, đĩa đệm thoái hóa cũng không ngoại lệ. Ví dụ: Người bệnh thường thấy nhức nhối vùng thắt lưng khi cúi hay xoay người. Tình trạng này có thể nặng thêm nếu người bệnh không hoạt động trong thời gian dài hay ngồi một chỗ quá lâu.
  • Tê tay, chân: Trên cột sống có nhiều dây thần kinh cảm giác chạy qua. Chính vì vậy, khi đĩa đệm thoái hóa chèn lên những dây thần kinh này, người bệnh có thể gặp phải tình trạng tê chân, tê tay. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, triệu chứng này phát triển thành dạng nặng hơn, nghĩa là người bệnh cảm thấy yếu sức, mất sức ở tứ chi.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH:

Thoái hóa đĩa đệm cột sống có nguy hiểm không?

Rất nhiều người bệnh thắc mắc không biết liệu thoái hóa đĩa đệm có gây nguy hiểm hay không. Theo các chuyên gia, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng và khiến đĩa đệm hỏng hoàn toàn. Trong trường hợp này, người bệnh dễ có khả năng gặp phải các biến chứng như:

  • Đau mãn tính: Đĩa đệm vốn nâng đỡ và giảm xóc cho đốt xương. Thế nhưng, khi nó mất đi cấu trúc ban đầu, khoảng cách giữa đốt xương sống thu hẹp lại, thậm chí là va chạm vào nhau. Điều này gây ra những cơn đau lưng mãn tính rất dữ dội và khó chịu.
  • Tính linh hoạt của cột sống suy giảm: Hậu quả dễ nhận thấy nhất khi đĩa đệm thoái hóa không được điều trị chính là khả năng vận động linh hoạt của cột sống bị suy giảm. Người bệnh khó có thể thực hiện được những tư thế như cúi người, xoay người,… khiến sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày bị ảnh hưởng.
Tính linh hoạt của cột sống có thể bị suy giảm nghiêm trọng khi đĩa đệm thoái hóa
Tính linh hoạt của cột sống có thể bị suy giảm nghiêm trọng khi đĩa đệm thoái hóa

Chẩn đoán thoái hóa đĩa đệm

Để chẩn đoán thoái hóa đĩa đệm, các bác sĩ thường áp dụng những biện pháp sau:

  • Kiểm tra tổng thể: Việc kiểm tra tổng thể nhằm xác định vị trí ảnh hưởng cũng như các triệu chứng người bệnh đang gặp phải. Nếu người bệnh từng có chấn thương cột sống, các bác sĩ có thể sẽ hỏi thêm một số vấn đề liên quan khác. Họ cũng thường yêu cầu người bệnh thực hiện các động tác dễ tác động đến cột sống để xem xét kỹ hơn.
  • Các loại kiểm tra hình ảnh: Sau khi đã tiến hành kiểm tra tổng thể, người bệnh cần thực hiện thêm một số loại kiểm tra hình ảnh khác, ví dụ như MRI, CT, X-quang,…  kết quả thu được vừa giúp loại bỏ những nguyên nhân khác gây ra triệu chứng đau nhức vừa giúp nhận định mức độ tổn thương hiện tại của đĩa đệm, phân biệt với hẹp ống sống và các bệnh lý liên quan đến thoát vị khác.

Điều trị thoái hóa đĩa đệm

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà liệu pháp điều trị sẽ được đưa ra. Người bệnh có thể lựa chọn và áp dụng một số các biện pháp sau:

Các bài thuốc dân gian

Dù các bài thuốc không có khả năng điều trị triệt để, người bệnh vẫn có thể sử dụng chúng như các phương pháp hỗ trợ. Chúng gồm có:

  • Bài thuốc từ hạt đu đủ: Hạt đu đủ nên sử dụng của quả hơi chín, sau khi lấy ra thì đem rửa sạch và loại bỏ lớp màng trắng bên ngoài. Người bệnh giã nát phần hạt thu được, vắt kỹ cho hết nước thừa rồi đắp phần bã lên vùng lưng bị đau nhức do thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng. Thời gian đắp thuốc từ 15 đến 20 phút mỗi ngày.
  • Bài thuốc từ cây cỏ xước: Cây cỏ xước sau khi thu hái đem rửa sạch bằng nước muối loãng. Bỏ nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi, thêm nước lạnh ngập phần lá rồi đun sôi. Bệnh nhân dùng nước thuốc thu được ngâm chân hàng ngày, mỗi lần ngâm khoảng 30 phút. Thực hiện đều đặn để làm giảm tình trạng tê buốt và yếu sức ở chân do thoái hóa đĩa đệm thắt lưng.
  • Bài thuốc lá ngải cứu: Lá ngải cứu đem giã nát, sau đó thêm vào một chén nhỏ rượu trắng và đem sao khô. Cho phần thuốc đắp này vào một chiếc khăn mặt rồi dùng chườm lên trên khu vực cảm thấy đau nhức. Người bệnh nên áp dụng bài thuốc đều đặn, mỗi ngày 1 lần nhằm gia tăng hiệu quả điều trị.
Bài thuốc hạt đu đủ giúp bệnh nhân cải thiện nhanh chóng tình trạng đau nhức
Bài thuốc hạt đu đủ giúp bệnh nhân cải thiện nhanh chóng tình trạng đau nhức

Tây y điều trị thoái hóa đĩa đệm

Các biện pháp Tây y được sử dụng trong điều trị bệnh đĩa đệm thoái hóa gồm có:

  • Sử dụng thuốc chống viêm NSAIDS: Đối với những bệnh nhân có triệu chứng đau nhức vừa và nhẹ thì sử dụng thuốc chống viêm NSAIDS là lựa chọn hàng đầu. NSAIDS bao gồm nhiều loại thuốc khác nhau, ví dụ như acetaminophen hay ibuprofen. Chúng tác động đến các hormone gây viêm trong cơ thể, bệnh nhân nhờ đó mà cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Sử dụng thuốc giảm đau kê đơn: Nếu tình trạng đau nhức nghiêm trọng hơn hay các thuốc NSAIDS không có hiệu quả, người bệnh nên dùng thuốc giảm đau kê đơn. Những loại thuốc giảm đau này có các hoạt chất chống viêm tác động mạnh, giúp cải thiện nhanh tình trạng khó chịu. Người bệnh có thể tham khảo thuốc codein, thuốc prednisone,…
  • Phẫu thuật: Trong trường hợp các biện pháp bảo tồn nêu trên không phát huy tác dụng, phẫu thuật có thể sẽ được tiến hành. Phẫu thuật gồm hai loại chính là thay đĩa đệm nhân tạo và nối đốt sống. Mục đích chính của phương pháp này là loại bỏ đĩa đệm đã bị hư hỏng không thể phục hồi cũng như đảm bảo chức năng cột sống không bị ảnh hưởng xấu thêm nữa.

Bệnh nhân thoái hóa đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân thoái hóa đĩa đệm cần được xây dựng một cách cân bằng, hợp lý và khoa học. Cụ thể như sau:

Các loại thực phẩm cần bổ sung

Người bệnh nên tích cực bổ sung vào thực đơn các thực phẩm như:

  • Đậu hạt với nguồn protein thực vật tốt cho hệ thống xương khớp và tim mạch, ví dụ như đậu đỏ, đậu Hà Lan,…
  • Thịt cá biển giàu omega-3 và các axit béo cơ thể dễ hấp thụ, ví dụ: Cá mú, cá chim, cá ngừ,…
  • Rau xanh và trái cây có màu đậm nhằm bổ sung các hoạt chất chống oxy hóa, ví dụ: Bông cải, rau diếp, táo, lựu, nho đen, việt quất,…

Thực phẩm kiêng ăn

Người bệnh bên cạnh đó cũng cần chú ý hạn chế sử dụng những thực phẩm sau:

  • Đồ ăn chế biến từ các loại thịt đỏ như bò, đùi gà, dê, cừu, lợn,…
  • Đường và những thức uống đóng hộp có lượng đường hóa học và phẩm màu cao như nước có gas, soda, nước trái cây,…
  • Thực phẩm tinh bột đã qua tinh chế như gạo trắng, bánh mì ruột trắng, mỳ Ý,…

Phòng tránh thoái hóa đĩa đệm

Các biện pháp giúp phòng tránh tình trạng thoái hóa đĩa đệm hiệu quả gồm có:

  • Tăng cường bổ sung trong bữa ăn hàng ngày các loại chế phẩm từ sữa, thịt cá, thịt ức gà, rau xanh và hoa quả tươi. Mọi người cũng nên uống đầy đủ nước hàng ngày, tốt nhất là tiêu thụ 2 lít/ngày.
  • Tích cực tham gia hoạt động ngoài trời, hoạt động thể dục thể thao như chạy marathon, đi bộ, đạp xe,… Những bộ môn này vừa giúp tăng cường sức khỏe xương khớp vừa giúp phòng chống các bệnh lý tim mạch, mỡ máu, tiểu đường.
  • Tránh ngồi một chỗ, một tư thế trong thời gian dài mà không vận động. Thay vào đó, mọi người nên dành khoảng 15 phút thư giãn cơ bắp và cột sống sau khi đã ngồi làm việc, học tập 45 phút đến 1 tiếng đồng hồ.
  • Có lối sống lành mạnh, khoa học và hợp lý. Mọi người nên hạn chế thức quá khuya, sử dụng rượu bia, chất kích thích hoặc thuốc lá đồng thời dành thời gian đi khám sức khỏe 6 tháng một lần.
Tăng cường thể dục thể thao giúp phòng tránh thoái hóa đĩa đệm hiệu quả
Tăng cường thể dục thể thao giúp phòng tránh thoái hóa đĩa đệm hiệu quả

Bị thoái hóa đĩa đệm nên chữa ở đâu?

Người bệnh thoái hóa đĩa đệm nên đến thăm khám và điều trị tại các cơ sở sau:

  • Bệnh viện E Hà Nội: Bệnh viện E Hà Nội là đơn vị y tế tuyến I trực thuộc Bộ Y tế, vì vậy người bệnh có thể yên tâm về cơ sở vật chất và chất lượng điều trị. Bệnh viện hiện nay có các chuyên khoa xương khớp, chấn thương chỉnh hình và phẫu thuật phục vụ đầy đủ nhu cầu thăm khám tình trạng đĩa đệm thoái hóa của mỗi bệnh nhân. Địa chỉ đơn vị: Số 89 Trần Cung, P. Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy – Điện thoại: 081.846.7686.
  • Bệnh viện Đà Nẵng: Đối với các bệnh nhân sinh sống tại khu vực miền Trung có thể lựa chọn thăm khám tại Bệnh viện Đà Nẵng. Đây là bệnh viện có quy mô lớn nhất thành phố Đà Nẵng với đội ngũ nhân viên, y bác giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao. Địa chỉ bệnh viện: 124 Hải Phòng, P. Thạch Thang, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng – Điện thoại: 0236.3821.118.

Bài viết hy vọng đã mang đến cho bạn đọc thêm nhiều thông tin bổ ích và cần thiết liên quan đến bệnh lý thoái hóa đĩa đệm. Đây là bệnh lý nguy hiểm, do vậy người bệnh không nên chủ quan coi thường khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu ban đầu như tê nhức hay đau mỏi. Thay vào đó, bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

CLICK ĐỌC NGAY: 13 thuốc thoát vị đĩa đệm hiệu quả được các bác sĩ khuyên dùng

Chia sẻ

Chia sẻ
Bỏ qua
Top