Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là bệnh gì? Phải làm sao?

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống có thể là dấu hiệu cảnh báo cấu trúc xương khớp đang có những biến đổi bất thường. Việc không sớm tiến hành kiểm tra, điều trị có thể khiến người bệnh đối mặt với tình trạng teo cơ, giảm vận động. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như giúp bảo vệ bản thân một cách tốt nhất, bạn đọc đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống có thể gây ra một loạt các biến chứng khôn lường
Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống có thể gây ra một loạt các biến chứng khôn lường

Hiện tượng đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là gì?

Khớp gối là cơ quan quan trọng trong quá trình vận động, đi lại của con người. Đồng thời, đây cũng là bộ phận có tần suất hoạt động cao, chịu nhiều áp lực và dễ bị tổn thương. Theo đó, khi khớp gối hoạt động cơ học quá mức sẽ tăng nguy cơ xuất hiện các cảm giác đau nhức, khó chịu.

Đau nhức gối khi đứng lên ngồi xuống được hiểu đơn giản là hiện tượng khớp gối bị đau nhức, khó chịu khi người bệnh thực hiện các động tác đứng lên, ngồi xuống. Hiện tượng này cũng được coi là một trong các dấu hiệu biểu thị bệnh về xương khớp. Đi với dấu hiệu đặc trưng này, người bệnh còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như:

  • Khớp gối bị tê cứng, khó vận động.
  • Xuất hiện sưng tấy đỏ hoặc thậm chí phù nề biến dạng.
  • Thi thoảng nghe thấy các âm thanh lục cục phát ra từ khớp gối.
  • Khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế, thậm chí đứng không vững.
  • Cảm giác đau tăng mạnh khi người bệnh thay đổi tư thế đột ngột, xuống cầu thang hoặc vận động mạnh.
  • Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bị đau khớp gối khi chạy bộ, khi di chuyển liên tục không được nghỉ ngơi.

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là bệnh gì?

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau vì vậy người mặc không được chủ quan, xem nhẹ. Dưới đây là một số bệnh lý điển hình gây nên tình trạng này.

Đau khớp gối là dấu hiệu cảnh bảo các bệnh về xương khớp nguy hiểm

1. Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối thường gặp ở người lớn tuổi (trên 60 tuổi). Bệnh lý này xảy ra khi phần sụn khớp bị bào mòn, xơ hóa từ đó làm tăng ma sát lên các đầu xương khiến các cơn đau diễn ra. Thông thường, tình trạng đau nhức do thoái hóa khớp gối sẽ có xu hướng dịu nhẹ đi khi người bệnh có chế độ nghỉ ngơi, hạn chế đi lại tốt.

2. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là nguyên nhân gây ra một loạt các hiện tượng như đau, sưng đỏ khớp gối, đau nhức toàn thân, sốt cao, ớn lạnh… Trong đó, các biểu hiện tổn thương khớp gối có tính chất đối xứng, xảy ra ở cả hai bên khớp gối. Ngoài ra, bệnh lý này có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi từ thanh niên, trung niên và người lớn tuổi.

3. Dị tật bẩm sinh sụn chêm đĩa đệm

Khớp gối có 1 sụn chêm, có tác dụng làm phân tán lực và giảm xóc. Trong trường hợp sụn chêm che phủ toàn bộ mâm chày ngoài, cấu trúc sụn bất thường rất dễ gây tổn thương, đau nhức, kẹt cứng khi người bệnh cử động. Đây được xem là một loại dị tật bẩm sinh và bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật mới có thể điều trị khỏi hoàn toàn.

4. Khô khớp gối

Tất cả các khớp trong cơ thể bao gồm cả khớp gối đến cần một lượng dịch nhờn nhất định mới có thể hoạt một cách trơn tru. Tuy nhiên, dưới tác động của thời gian làm khả năng sản xuất dịch nhờn có xu hướng giảm xuống từ đó làm khởi phát tình trạng khô khớp.

Ngoài người cao tuổi, bệnh lý này cũng dễ xảy đến với những người ít vận động. Trong đó, biểu hiện thường thấy nhất là khớp gối khô, đau nhức, hay phát ra các âm thanh lục cục khi vận động…

5. Thiếu hụt canxi

Canxi là một trong nhân tố quyết định đến sức khỏe, chất lượng hệ thống xương khớp trong cơ thể. Khi làm lượng canxi trong cơ thể không đảm bảo, mật độ xương suy giảm sẽ làm xuất hiện các tổn thương, trạng thái đau nhức xương khớp khi cơ thể di chuyển và vận động. Nếu không kiểm soát tốt vấn đề này, người bệnh có thể đối mặt với tình trạng loãng xương.

Thiếu hụt canxi nếu không được điều trị tốt có thể dẫn tới loãng xương
Thiếu hụt canxi nếu không được điều trị tốt có thể dẫn tới loãng xương

6. Chấn thương

Các tác động cơ học từ chấn thương có thể khiến cơ quan cấu thành ổ khớp bị tổn thương. Ở trường hợp nhẹ, khớp gối chỉ đau khi vận động hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Tuy nhiên, ở thể nặng người bệnh có thể rơi vào trạng thái đau nhức ngay cả khi bất động, khớp nóng đỏ, viêm ổ khớp… thậm chí là gặp phải tình trạng viêm khớp gối tràn dịch vô cùng nguy hiểm.

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống có nguy hiểm không?

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là tình trạng không hiếm gặp, thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, người béo phì, nhân viên văn phòng hoặc người cao tuổi. Nếu tình trạng này khởi phát do người bệnh vận động quá mức, tư thế lao động, làm việc sai cách, chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý thì hoàn toàn có thể xoa dịu, hồi phục các tổn thương thông qua chế độ nghỉ ngơi phù hợp.

Tuy nhiên, nếu hiện tượng đau nhức khớp gối này đến từ dị tật bẩm sinh hoặc các bệnh lý khác thì nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm là rất cao. Ở trường hợp này, người bệnh bắt buộc nhờ đến sự giúp đỡ của các phương pháp điều trị.

Dù trong trường hợp nào, đau khớp gối đều có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và khả năng vận động. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan, tốt nhất cần chú ý quan sát các biểu hiện bất thường và tiến hành thăm khám, kiểm tra tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

CLICK ĐỌC NGAY:

Chẩn đoán viêm khớp gối khi đứng lên ngồi xuống

Trường hợp thấy xuất hiện các triệu chứng của đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống, nghi ngờ mắc các bệnh lý về xương khớp thì người bệnh cần chủ động trong việc thăm khám và điều trị. Theo đó, trước khi tiến hành can thiệp y tế, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra để đưa ra chẩn đoán chính xác.

Chẩn đoán chính xác đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra hướng điều trị phù hợp
Chẩn đoán chính xác đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra hướng điều trị phù hợp

Một số biện pháp chẩn đoán viêm khớp gối khi đứng lên ngồi xuống thường được sử dụng là:

  • Khám lâm sàng: Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành khai thác tiền sử bệnh lý cũng như các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải để từ đó có thể xác định nguy cơ và khoanh vùng nguyên nhân gây bệnh.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Người bệnh được chỉ định thực hiện chụp X – Quang, CT, MRI, siêu âm… nhằm giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây đau xương khớp cũng như đánh giá được mức độ tổn thương.
  • Một số xét nghiệm khác: Xét nghiệm dịch khớp, xét nghiệm máu… cũng có thể được chỉ định thực hiện để xác định hoặc loại trừ một số dạng tổn thương xương khớp làm thay đổi công thức máu, ví dụ như gout, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn…

Cách điều trị bệnh hiệu quả

Dựa trên nguyên nhân cũng như mức độ tổn thương giúp người bệnh có thể đưa ra được hướng khắc phục và điều trị phù hợp. Trong đó, các biện pháp thường được sử dụng trong chữa đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là:

Khắc phục bệnh tại nhà

Với tình trạng đau khớp gối ở thể nhẹ, khớp phát do nguyên nhân sinh lý thì người bệnh hoàn toàn có thể tự khắc phục các triệu chứng tại nhà. Dưới đây là các phương pháp trị đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống tại nhà đơn giản mà người bệnh có thể tham khảo:

  • Chườm nóng/lạnh: Người bệnh tiến hành chườm nóng hoặc chườm lạnh trong vòng 15 – 20 phút, ngày 3 – 4 lần nhằm giảm tình trạng sưng đau ổ khớp.
  • Sử dụng đai bó gối: Dùng đai gối giúp làm giảm áp lực lên khớp gối, xoa dịu cảm giác đau nhức từ đó hỗ trợ phục hồi chức năng, cấu trúc khớp gối.
  • Massage: Người bệnh tiến hành massage nhẹ xung quanh đầu gối và các vùng xung quanh nhằm kích thích tuần hoàn máu, tăng sản xuất dịch tiết và giảm đau.
Khắc phục bệnh tại nhà đảm bảo tính an toàn, đem lại hiệu quả lâu dài
Khắc phục bệnh tại nhà đảm bảo tính an toàn, đem lại hiệu quả lâu dài

Lưu ý, việc điều trị tại nhà không mang lại tác dụng điều trị bệnh triệt để. Vì vậy, tốt nhất người bệnh chỉ nên sử dụng phương pháp này như một cách thức hỗ trợ điều trị viêm, sưng đau khớp gối.

Trị bệnh hiệu quả bằng Tây y

Điều trị Tây y được đánh giá cao về mức độ hiệu quả và thời gian phát huy công dụng. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc sau:

  • Nhóm thuốc giảm đau, chống viêm như Paracemol, thuốc chống viêm không chứa Steroid, thuốc giảm đau gây nghiện…
  • Nhóm thuốc chống thoái hóa, ví dụ Diacerein, Glucosamine, MSM, Chondroitin…
  • Viên bổ sung khoáng chất sử dụng trong trường hợp người bệnh thiếu canxi hoặc các vi chất cần thiết khác.
  • Thuốc chống thấp khớp, ví dụ Methotrexate, Cyclophosphamid, Azathioprin…
  • Thuốc tiêm Corticosteroid và Acid hyaluronic.

Thuốc Tây trị viêm, sưng đau khớp gối đều có thể làm khởi phát các tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng. Do vậy, để đảm bảo an toàn người bệnh chỉ nên mua và dùng thuốc sau khi đã tiến hành thăm khám theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Trong một số trường hợp nặng như viêm khớp mãn tính, dị tật bẩm sinh sụn chêm… bác sĩ có thể chỉ định tiến hành can thiệp phẫu thuật nhằm phục hồi cấu trúc, chức năng khớp gối. Để hạn chế tối đa các rủi ro trong phẫu thuật hoặc di chứng hậu phẫu, người bệnh nên lựa chọn các đơn vị y khoa uy tín.

Chế độ dinh dưỡng cho người đau khớp gối

Đề điều trị viêm đau khớp gối đạt hiệu quả cao, ngoài tiến hành thăm khám với bác sĩ thì người bệnh cũng cần tìm hiểu viêm khớp nên ăn gì từ đó xây dựng được một khẩu phần ăn phù hợp. Điều này vừa đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phục hồi chức năng khớp gối vừa hỗ trợ nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch cho người bệnh.

Nhóm thực phẩm người bị viêm, sưng đau khớp gối nên bổ sung là:

  • Nhóm thực phẩm giàu Omega – 3 giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả như cá hồi, cá ngừ, cá thu…
  • Các loại nước hầm hải sản, xương động vật giúp bổ sung hàm lượng Canxi, Chondroitin và Glucosamin dồi dào giúp xương chắc khỏe.
  • Các loại ngũ cốc như lúa mì, gạo lứt, yến mạch… giúp làm chậm, ngăn chặn quá trình viêm khớp gối.
  • Rau xanh giúp bổ sung khoáng chất, vi chất cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại quá trình Oxy hóa.
  • Hoa quả tươi bổ sung vitamin giúp ngăn cản tình trạng viêm đau khớp gối.
Chế độ dinh dưỡng đóng góp rất lớn trong việc điều trị đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống
Chế độ dinh dưỡng đóng góp rất lớn trong việc điều trị đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống

Nhóm thực phẩm người bị viêm, sưng đau khớp gối không nên ăn là:

  • Đồ ăn cay nóng làm tăng tình trạng sưng đau, viêm nhiễm.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như đồ ăn nhiều dầu mỡ, thịt đỏ… khiến hàm lượng cholesterol trong cơ thể tăng làm các cơn đau dữ dội hơn.
  • Thực phẩm chứa nhiều tinh bột luyện ví dụ bột mì, bánh mì, bánh quy…
  • Đồ ăn dưa muối khiến hiện tượng viêm trở nên trầm trọng hơn.
  • Các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu bia… là nguyên nhân làm thúc đẩy quá trình viêm nhiễm.

Phòng ngừa sưng đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống

Đau khớp gối đứng lên ngồi xuống là bệnh phổ biến, dễ khởi phát, tái đi tái lại nhiều lần làm chất lượng cuộc sống của người bệnh đi xuống. Để ngăn chặn điều này, mỗi người cần chủ động trong việc tìm ra hướng phòng ngừa bệnh phù hợp cho mình.

Dưới đây là một số cách thức phòng ngừa viêm khớp gối khi đứng lên ngồi xuống được các chuyên gia khuyên thực hiện:

  • Tránh các tư thế xấu như ngồi xổm, ngồi cong lưng, bắt chéo chân… và hạn chế việc duy trì một tư thế trong thời gian quá dài.
  • Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho việc tập thể dục thể thao giúp xương cốt chắc khỏe, dẻo dai.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tránh nhịn ăn hoặc ăn uống quá mức.
  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định nhằm tránh tạo áp lực lên hệ thống xương khớp.
  • Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá… hoặc bất cứ chất kích thích nào khác có hại cho sức khỏe xương khớp.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, trở lạnh hoặc mỗi khi ra ngoài.
  • Tiến hành khám sức khỏe định kỳ, ít nhất 6 tháng/1 lần nhằm sớm phát hiện các vấn đề bất thường liên quan đến sức khỏe.

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống không phải bệnh lý hiếm gặp, quá nguy hiểm nhưng nếu để lâu có thể tiềm ẩn nguy cơ khởi phát các biến chứng khó lường. Do vậy, một khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, mỗi người cần chủ động trong việc thăm khám và tiến hành điều trị.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Array

Chia sẻ

Triệu chứng
Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Đau khớp háng khi tập yoga không phải là tình trạng hiếm gặp, thường bắt nguồn từ việc sai tư...
[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là những thang điểm và tiêu chí quan trọng giúp bác sĩ...
Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang gây nhiều phiền toái lên chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người...
Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu là do tập sai tư...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top