Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ

Thoát vị đĩa đệm cổ thường gây ra những cơn đau nhức, tê mỏi kéo dài ở khu vực cổ, vai và gáy. Người bệnh nếu không có biện pháp xử lý kịp thời rất dễ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến với sức khỏe cũng như hoạt động thường ngày. Bạn đọc muốn tìm hiểu và quan tâm đến tình trạng bệnh lý này không nên bỏ qua thông tin tổng hợp trong bài viết sau.

Thoát vị đĩa đệm cổ là gì?

Cột sống của con người được hình thành từ 33 đốt xương sống, trong đó có 7 đốt tạo nên cột sống cổ (C1 – C7). Nằm giữa mỗi đốt xương sống là các đĩa đệm với cấu trúc đàn hồi giúp nâng đỡ cũng như hạn chế ma sát trong quá trình vận động và di chuyển. Nếu những đĩa đệm này trượt ra khỏi vị trí ban đầu của chúng rồi chèn lên dây thần kinh gần đó sẽ gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ.

Thoát vị đĩa đệm cổ xảy ra khi đĩa đệm trượt ra khỏi vị trí ban đầu
Thoát vị đĩa đệm cổ xảy ra khi đĩa đệm trượt ra khỏi vị trí ban đầu

Tình trạng này thường liên quan mật thiết đến vấn đề tuổi tác và sự lão hóa, vì thế đối tượng dễ mắc bệnh là người cao tuổi trong khoảng 50 đến ngoài 60. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ bị thoát vị do chấn thương hoặc những tổn thương cấu trúc cột sống khác.

Bệnh có thể phát triển âm thầm trong một thời gian dài với các triệu chứng gây nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Người bệnh vì vậy tốt nhất nên đi kiểm tra sức khỏe ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường để được điều trị sớm nhất.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát vị đĩa đệm cổ có thể liên quan đến một số vấn đề sau đây:

  • Thoái hóa: Không ai có thể thoát khỏi tình trạng thoái hóa, nhất là khi cơ thể bắt đầu già đi. Theo thời gian, những đĩa đệm ban đầu khỏe mạnh dần dần trở nên hao mòn và suy yếu hơn. Hậu quả là đĩa đệm dễ bị tổn thương hơn, có thể gặp phải tình trạng rách, vỡ hoặc trượt ra khỏi vị trí giữa các đốt xương. Tuổi tác càng gia tăng đồng nghĩa với việc nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm càng lớn hơn.
  • Căng thẳng hoặc chấn thương vùng cổ: Các chấn thương vùng cổ nghiêm trọng hoặc những hoạt động thể chất khiến cột sống cổ căng thẳng cũng làm gia tăng nguy cơ đĩa đệm bị thoát vị. Nguyên nhân là vì chúng tác động mạnh đến cấu trúc cột sống, gây xô lệch đốt xương và khiến đĩa đệm tổn thương, rách vỡ lớp bảo vệ bên ngoài.
  • Các nguyên nhân khác: Bên cạnh những yếu tố thường gặp kể trên, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cũng có thể liên quan đến một số những vấn đề khác như di truyền, lối sống ít vận động, sai tư thế, béo phì.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường gặp có thể kể đến là:

  • Đau nhức ở vùng cổ gáy. Đây có thể xem là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh. Cơn đau tùy theo từng trường hợp bệnh nhân mà có thể có mức độ biểu hiện khác nhau, từ đau âm ỉ đến đau buốt khó chịu. Đôi khi những cơn đau lan rộng xuống hai bả vai hoặc cánh tay.
  • Cảm giác tê rần, tê ngứa xuất hiện ở cầu vai, cánh tay và bàn tay. Tình trạng này xảy ra nếu đĩa đệm thoát vị chèn lên những dây thần kinh gần đốt sống cổ. Nếu nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị yếu sức, mất sức cánh tay, bàn tay, khiến việc cầm, giữ đồ vật khó khăn hơn.
Người bệnh thường cảm thấy đau nhức ở cổ gáy
Người bệnh thường cảm thấy đau nhức ở cổ gáy

Trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn lên cả tủy sống chạy bên trong ống sống cổ, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác như:

  • Khả năng giữ thăng bằng suy giảm, đi loạng choạng và khó để đứng vững.
  • Cảm giác tê buốt như điện giật chạy dọc theo sống lưng, lan xuống hai tay và hai chân.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Bệnh lý thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không?

Tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ không có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nếu người bệnh không điều trị sớm. Theo các bác sĩ, đĩa đệm bị thoát vị có thể gây ra những hậu quả sau:

  • Cử động tay và ngón tay khó khăn: Biến chứng đầu tiên khi dây thần kinh tủy sống vùng cổ bị chèn ép bởi đĩa đệm chính là việc cử động tay và ngón tay khó khăn hơn. Nguyên nhân là vì những dây thần kinh này chạy dọc theo cánh tay, đảm nhận nhiệm vụ cảm nhận và cử động. Trong những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị liệt cả hai cánh tay và đối mặt với nguy cơ tàn phế.
  • Chất lượng cuộc sống ảnh hưởng: Những cơn đau mãn tính bất kể ngày hay đêm khiến cuộc sống người bệnh bị suy giảm chất lượng nhanh chóng. Không những vậy, thoát vị đĩa đệm ở cổ còn có thể khiến việc lưu thông máu lên não ảnh hưởng, từ đó dẫn đến tình trạng thường xuyên đau nhức đầu, trí nhớ kém và cơ thể mệt mỏi, uể oải khó chịu.

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cổ được thực hiện thông qua một bài kiểm tra thể chất tổng quát. Các bác sĩ sẽ bắt đầu hỏi về triệu chứng và yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số động tác như cúi đầu, xoay cổ,… để xem xét kỹ hơn. Sau đó, họ tiếp tục chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm hình ảnh như:

  • X-quang: Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát đường viền cột sống và loại bỏ những nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức cổ gáy khác.
  • Chụp cắt lớp: Chụp cắt lớp sử dụng tia X ở các góc độ khác nhau nhằm ghi lại hình ảnh tủy sống và cấu trúc xung quanh nó. Từ đó, các chuyên gia nhận định tình trạng tổn thương hiện tại ở cột sống cổ.
  • MRI: MRI cũng được sử dụng phổ biến trong việc chẩn đoán. Phương pháp này sử dụng sóng vô tuyến và từ trường, gửi tín hiệu hình ảnh thu được về máy tính. MRI cho phép quan sát rõ nét đĩa đệm thoát vị, ví dụ như vị trí và mức độ tổn thương của dây thần kinh.
Các bác sĩ thường khám tổng quát trước khi thực hiện kiểm tra hình ảnh
Các bác sĩ thường khám tổng quát trước khi thực hiện kiểm tra hình ảnh

Điều trị thoát vị đĩa đệm cổ

Việc điều trị thoát vị đĩa đệm cổ nên được bắt đầu càng sớm càng tốt. Để cải thiện tình trạng khó chịu mà các triệu chứng gây ra, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp sau đây:

Bài thuốc dân gian

Các bài thuốc dân gian có thành phần chính là thảo mộc tự nhiên, thích hợp sử dụng với hầu hết người bệnh. Tuy không thể điều trị dứt điểm nhưng những bài thuốc này giúp hỗ trợ tối đa cho sức khỏe của bệnh nhân.

  • Bài thuốc cây chìa vôi: Cây chìa vôi có nhiều công dụng tốt với sức khỏe xương khớp như giảm đau, giảm viêm và cải thiện chứng tê buốt. Người bệnh dùng kết hợp chìa vôi với cỏ ngươi, cỏ xước, tầm gửi dền gai, đem sắc thuốc uống hàng ngày. 
  • Bài thuốc đắp từ lá ngải: Lá ngải vị đắng, tính ấm, có tác dụng giảm đau, tiêu sưng và trị vết thương hở chảy máu hiệu quả. Người bệnh đem lá ngải đi giã nát, thêm vào một ít giấm trắng rồi sao nóng. Hỗn hợp sau đó dùng đắp lên vùng gáy đau nhức, mỗi ngày ít nhất 1 lần. 
  • Bài thuốc từ xương rồng: Theo dân gian, xương rồng vị đắng, tính lạnh, thích hợp dùng trong điều trị viêm đau khớp, tiêu hóa và viêm da. Bệnh nhân dùng xương rồng giã nhuyễn cùng với muối hột, sau đó đem hơ nóng hỗn hợp và chườm lên vùng cổ gáy bị đau nhức là được. 

Tây y chữa thoát vị đĩa đệm vùng cổ

Các biện pháp Tây y điều trị hiệu quả hiện nay gồm có:

  • Thuốc uống: Với những bệnh nhân ở giai đoạn khởi phát, các thuốc giảm đau liều nhẹ như naproxen hay ibuprofen có thể sẽ hữu ích. Còn đối với tình trạng đau nhức nặng hơn, các bác sĩ thường kê đơn một số loại có tác dụng mạnh như thuốc giảm đau gây nghiện (Oxycodone-acetaminophen, codeine) hoặc thuốc giảm đau thần kinh (Amitriptyline, pregabalin).
  • Thuốc tiêm: Thuốc tiêm thường được sử dụng ở những bệnh nhân không thuyên giảm triệu chứng dù đã dùng thuốc giảm đau đường uống theo đơn kê. Steroid tiêm ngoài màng cứng giúp giảm sưng, giảm đau nhức nhanh chóng đồng thời cũng khiến khả năng vận động của bệnh nhân trở nên linh hoạt hơn.   
  • Phẫu thuật: Đa phần người bệnh sẽ nhận thấy hiệu quả từ thuốc điều trị trong vòng 4 đến 6 tuần sau đó. Tuy nhiên, nếu điều này không xảy ra, bệnh nhân có thể phải cân nhắc đến phẫu thuật. Loại hình phẫu thuật được lựa chọn dựa theo tình trạng cụ thể của cột sống cổ. Hiện nay thường dùng nhất là cắt bỏ đĩa đệm, nối đốt sống và thay đĩa nhân tạo.
Người bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có thể dùng thuốc giảm đau đường uống để điều trị
Người bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có thể dùng thuốc giảm đau đường uống để điều trị

Bị thoát vị đĩa đệm cổ nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Người bệnh thoát vị đĩa đệm cổ nên có chế độ dinh dưỡng tuân thủ một số vấn đề sau:

Thực phẩm nên ăn

Trong thực đơn cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên tăng cường thêm:

  • Rau xanh chứa nhiều vitamin A và C như cà rốt, bí đao, cải kale,… 
  • Các loại thịt cá biển ít cholesterol, ví dụ như cá hồi, cá nhám,…
  • Trái cây quả mọng giàu vitamin và chất chống viêm: Dâu tây, cherry, nam việt quất,…
  • Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, ít tinh bột tinh chế như yến mạch, đại mạch, gạo lứt,…
Người bệnh nên tăng cường tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt
Người bệnh nên tăng cường tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt

Thực phẩm kiêng ăn

Các chuyên gia khuyến nghị bệnh nhân nên hạn chế ăn:

  • Thịt động vật chứa nhiều đạm béo và cholesterol như thịt cừu, thịt heo,…
  • Mỡ động vật và một số loại dầu thực vật nhiều omega-6 như dầu đậu nành, đầu hạt cải,..
  • Thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối, đường hoặc các chất phụ gia khác như thịt hộp, bánh kẹo, nước ngọt có gas,…
  • Thức uống có thành phần cồn như rượu vang, bia tươi, rượu gạo nấu,…

Cách phòng tránh hiệu quả

Việc phòng tránh thoát vị đĩa đệm cổ có thể được thực hiện thông qua những biện pháp như:

  • Luôn ngồi và đứng thẳng lưng. Hạn chế thực hiện các động tác gây căng thẳng cho vùng cổ như ngửa đầu hay cúi đầu quá lâu.
  • Khi chơi các môn thể thao dễ gây chấn thương hoặc thể thao mạo hiểm, hãy chú ý bảo vệ cho vùng cổ của bản thân.
  • Tích cực thực hiện những bài tập thể dục đơn giản cho vùng cổ. Điều này giúp thư giãn cột sống cổ, tăng cường lưu thông máu và giảm đau mỏi hiệu quả.
  • Không sử dụng thuốc lá và uống nhiều rượu bia. Thuốc lá cũng như chất chứa cồn có thể gây ra tình trạng xơ vữa động mạch và phá hỏng cấu trúc đĩa đệm cột sống cổ.
  • Giữ lối sống lành mạnh, khoa học bằng cách uống đủ nước, ăn nhiều rau củ quả và tập thể dục hàng ngày. 
Hút thuốc lá không tốt cho sức khỏe cột sống và đĩa đệm
Hút thuốc lá không tốt cho sức khỏe cột sống và đĩa đệm

Khám chữa thoát vị đĩa đệm cổ ở đâu tốt?

Người bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có thể tham khảo các địa chỉ sau:

  • Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn: Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn được người dân thủ đô đánh giá cao về chất lượng khám chữa cũng như dịch vụ. Đối với những bệnh về cột sống hay đĩa đệm, người bệnh có thể tìm đến thăm khám tại khoa Chấn thương chỉnh hình, Phẫu thuật thần kinh và Phục hồi chức năng của bệnh viện. Bệnh viện nằm ở số 12 đường Chu Văn An, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội. Điện thoại: 024.3823.3075 – 024.3823.3073.  
  • Bệnh viện YHCT Xương Khớp Quân Dân 102: Bệnh viện YHCT Xương Khớp Quân Dân 102 cũng là một địa chỉ khám chữa thoát vị đĩa đệm vùng cổ uy tín. Bệnh viện sử dụng liệu pháp Đông – Tây kết hợp theo 3 giai đoạn: Điều trị triệu chứng, điều trị từ gốc và nâng cao sức đề kháng. Bệnh viện hiện nay có 2 cơ sở chính: Hà Nội – Tầng 2, số 7 ngõ 8/11, Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Từ Liêm (0888.598.102) và TP. HCM – 179 Nguyễn Văn Thương, phường 25, quận Bình Thạnh (0888.698.102).
  • Bệnh viện Nhân Dân 115: Người bệnh khu vực phía Nam và nội thành TP. HCM có thể đến thăm khám tại bệnh viện Nhân Dân 115. Đây là bệnh viện đa khoa tuyến đầu với chuyên khoa Cơ xương khớp tiếp nhận và điều trị cho nhiều ca bệnh phức tạp. Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, P. 12, Q. 10, TP. HCM. Điện thoại: 028.3865.2368 – 028.3865.4139 – 028.3865.5110.
  • Nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Bên cạnh bệnh viện nói trên, người bệnh cũng có thể điều trị tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Đây là đơn vị khám chữa bệnh chuyên về Đông y dược liệu cổ truyền với nhiều bài thuốc quý có tuổi đời 150 năm. Nhà thuốc hiện có hai cơ sở, một tại Hà Nội ở 37A ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình (024.6253.6649 – 0963.302.3490) và một ở TP. HCM là số 100 đường D1, P.25, Q. Bình Thạnh (0938.449.768 – 0932.088.186).

Thoát vị đĩa đệm cổ nên được điều trị sớm để phòng tránh những nguy cơ gây hại đến sức khỏe và đời sống. Người bệnh cũng cần chú ý xây dựng cho bản thân thói quen tăng cường thể dục thể thao, hạn chế các thực phẩm nhiều đường, tinh bột cũng như sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn giúp cơ thể bình phục nhanh chóng và hiệu quả. 

BÀI VIẾT HỮU ÍCH:

Chia sẻ

Cách chữa
Chia sẻ
Bỏ qua
Top