Top 5 cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà hiệu quả nhanh chóng nhất
Chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà là một trong những biện pháp điều trị nhận được không ít sự quan tâm từ người bệnh. Bên cạnh các phương án phổ biến như chườm lạnh hay chườm nóng, những bài thuốc dân gian đơn giản cũng được nhiều bệnh nhân áp dụng. Hãy khám phá top 5 cách trị bệnh tại nhà hiệu quả, tiện lợi nhất hiện nay trong bài viết sau đây!
5 cách chữa thoát vị đia đệm tại nhà tốt nhất
Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi các đĩa đệm nằm giữa đốt xương sống bị rách, vỡ rồi khiến phần nhân nhầy bên trong đĩa rò rỉ ra ngoài, đè lên những dây thần kinh gần đó. Bệnh gây ra tình trạng đau nhức kéo dài, thậm chí là cảm giác tê buốt, tê rần do rễ thần khi bị chèn ép.
Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm tập trung vào giải quyết triệu chứng thông qua việc sử dụng thuốc Tây y (dạng tiêm hoặc uống). Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể áp dụng thêm một số cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà dưới đây:
1. Chườm nóng
Chườm nóng là một trong các cách điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà, giúp làm giảm triệu chứng được áp dụng phổ biến nhất. Phương pháp này tận dụng tác động của nhiệt nóng lên trên bề mặt da, nhờ vào đó giúp thư giãn các cơ bắp đang co thắt lại vì đau đồng thời tăng cường lưu thông máu tại khu vực ảnh hưởng.
Chuẩn bị: 1 khăn bông dày.
Cách thực hiện:
- Đặt một cái chảo lên trên bếp lửa, sau đó cho khăn bông vào để làm nóng. Người bệnh cũng có thể sử dụng bàn là để làm nóng khăn.
- Đắp khăn bông đã làm nóng lên vùng bị bệnh thoát vị đĩa đệm. Chú ý kiểm tra nhiệt độ trước để tránh làm bỏng da.
- Thực hiện liên tục từ 15 đến 20 phút hoặc đến khi cảm giác đau nhức giảm bớt.
2. Chườm lạnh
Bên cạnh chườm nóng, chườm lạnh cũng là một cách chữa thoát vị đĩa đệm tại chỗ có hiệu quả nhanh chóng. Biện pháp này sử dụng nhiệt lạnh để tác động đến vùng bị tổn thương.
Nhiệt lạnh khiến các tế bào thần kinh cảm giác tạm thời tê liệt, nhờ vào đó mà các cảm giác đau nhức, đau buốt khó chịu được thuyên giảm đáng kể. Người bệnh có thể áp dụng cách trị thoát vị đĩa đệm tại nhà này đồng thời với chườm nóng.
Chuẩn bị: 4 đến 5 viên đá đông lạnh, 1 khăn bông dày.
Cách thực hiện:
- Dùng khăn bông bọc hết đá viên rồi cột chặt lại bằng dây chun để tạo thành một túi chườm lạnh.
- Áp túi chườm lạnh lên vùng bị đau nhức, thời gian từ 2 đến 3 phút rồi lấy ra. Đợi đến khi trên da không còn cảm giác lạnh thì tiếp tục chườm, một ngày có thể thực hiện từ 3 đến 4 lần tùy theo mức độ đau.
3. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xoa bóp
Xoa bóp hay massage là biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà dạng vật lý trị liệu được nhiều bệnh nhân ưa chuộng. Cách này có thể áp dụng với cả bệnh nhân ở giai đoạn đầu và người bệnh có mức độ đau trung bình – nặng.
Xoa bóp chủ yếu sử dụng lực tay nhằm tác động lên vùng lưng đau nhức để giúp lưu thông khí huyết cũng như khơi thông kinh mạch tắc nghẽn bên trong cơ thể.
Chuẩn bị: Dầu gió hoặc tinh dầu thực vật như bạc hà, quế, dừa,… đã hâm nóng.
Cách thực hiện:
- Đổ một ít dầu gió hoặc tinh dầu vào lòng bàn tay rồi xoa hai tay vào nhau trong khoảng 30 giây.
- Vỗ nhẹ hai tay lên vùng bị đau nhức sau đó nhẹ nhàng dùng các đầu ngón tay hoặc phần gò kim tinh để xoa bóp cho khu vực thoát vị.
- Mỗi ngày, người bệnh có thể áp dụng biện pháp này từ 1 đến 2 lần, mỗi lần kéo dài 15 đến 20 phút.
4. Các bài tập thể chất tại nhà
Các bài tập rèn luyện thể chất là cách chữa thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc được rất nhiều chuyên gia khuyến khích. Việc thực hiện các hoạt động thể dục ở mức độ phù hợp có thể giúp tăng cường sức mạnh cho các cơ bắp nâng đỡ cột sống cũng như giảm áp lực lên xương sống. Chúng cũng giúp người bệnh giảm đau nhức và cải thiện khả năng linh hoạt cho cột sống, ngăn chặn nguy cơ thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.
Bài tập số 1: Căng giãn vùng cổ
Đây là bài tập được áp dụng với các trường hợp bị thoát vị ở vùng cổ gáy. Bài tập gồm các bước thực hiện như sau:
- Người bệnh có thể ngồi thẳng lưng trên ghế hoặc đứng thẳng trong khi thực hiện bài tập. Chú ý thả lỏng phần cổ, vai và gáy.
- Từ từ ngửa cổ lên trên, tầm mắt hướng thẳng lên trời. Giữ tư thế này khoảng 15 giây thì cúi thấp phần cổ xuống sao cho cằm càng gần ngực càng tốt. Cúi đầu khoảng 15 giây thì trở về tư thế ban đầu.
- Tiếp tục bài tập bằng cách nghiêng đầu sang trái, chú ý không so vai, giữ nguyên trong 30 giây. Thực hiện tương tự với bên phải trong 30 giây.
Bài tập số 2: Đầu gối chạm ngực
Với những bệnh nhân thoát vị tại vùng thắt lưng, bài tập đầu gối chạm ngực là cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà mang lại hiệu quả tích cực nhất. Bệnh nhân có thể tiến hành theo những bước dưới đây:
- Nằm duỗi thẳng trên thảm tập yoga hoặc trên giường. Nếu vùng lưng dưới cảm thấy khó chịu, người bệnh có thể kê thêm một chiếc khăn bông ở bên dưới.
- Hít vào một hơi sâu, co phần chân bên trái lại, dùng tay kéo sát đầu gối trái lại gần ngực. Trong khi thực hiện động tác này, chú ý chân phải luôn duỗi thẳng.
- Giữ nguyên khoảng 30 giây thì hạ chân trái xuống, thực hiện tương tự với chân phải. Mỗi set tập khoảng 5 lần cho mỗi bên chân.
5. Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm
Các bài thuốc dân gian tuy không phải phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mới nhất và hiện đại nhất nhưng lại luôn nhận được sự tín nhiệm từ nhiều bệnh nhân. Cách chữa này sử dụng chủ yếu là các loại thảo dược tự nhiên nên thường ít gây kích ứng hay tác dụng phụ. Bên cạnh đó, chúng cũng thích hợp dùng hỗ trợ cải thiện triệu chứng trong nhiều trường hợp bệnh nhân khác nhau.
Những cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng thảo dược hiệu quả nhất có thể kể đến là:
Bài thuốc từ lá ngải cứu
Nhắc đến các bài thuốc xương khớp dân gian, sẽ là một thiếu sót lớn nếu không kể đến lá ngải cứu. Theo các tài liệu nghiên cứu Đông y và thuốc Nam, lá ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm và khả năng cầm máu, giảm viêm, giảm đau cũng như chống nôn mửa đặc biệt hiệu quả.
Chuẩn bị: 100g lá ngải cứu tươi, 1 chén con giấm trắng.
Cách thực hiện:
- Lá ngải cứu sau khi được rửa sạch thì cho vào cối và giã nát. Thêm vào phần lá ngải 1 chén con giấm trắng rồi tiếp tục giã từ 6 đến 10 phút.
- Cho hỗn hợp thu được vào nồi và đun nóng lên. Dùng hỗn hợp thuốc lá ngải đắp lên khu vực thoát vị gây đau nhức, mỗi ngày nên sử dụng cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm này từ 1 đến 2 lần.
XEM THÊM:
Bài thuốc từ bột nghệ
Bột nghệ cũng là một vị thuốc Nam sở hữu đặc tính chống viêm mạnh mẽ. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, trong bột nghệ có chứa hoạt chất curcumin. Đây là một hoạt tính có khả năng giảm viêm sưng và đau nhức hiệu quả, nhất là với những bệnh lý như đau xương khớp, thoát vị, đau bao tử,…
Chuẩn bị: 1 thìa cà phê bột nghệ, 1 thìa cà phê mật ong, 250ml nước ấm.
Cách thực hiện:
- Hòa tan bột nghệ và mật ong trong 250ml nước ấm.
- Uống hỗn hợp này hàng ngày, tốt nhất là vào buổi sáng sớm trước khi ăn sáng.
Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ nha đam
Nha đam là một trong những loại thảo dược có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, ví dụ như làm đẹp da, nhuận tràng hay giảm đau nhức xương khớp. Theo các nghiên cứu gần đây, nha đam chứa nhiều khoáng chất vi lượng như kẽm, mangan,… và các loại vitamin K, A, D, E có khả năng chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ.
Chuẩn bị: 50g nha đam tươi.
Cách thực hiện:
- Dùng dao cắt bỏ lớp da cứng bên ngoài của nha đam sau đó đem phần thịt nha đam xay nhuyễn.
- Tiếp tục dùng rây lọc để loại bỏ phần xác và giữ lại phần nước cốt của nha đam.
- Đem phần nước cốt này đắp lên vùng bị thoát vị, mỗi ngày 2 đến 3 lần là được.
Bài thuốc từ dây đau xương
Giống như tên gọi của mình, dây đau xương là vị thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà hiệu quả được nhiều bệnh nhân áp dụng. Theo y học cổ truyền, dây đau xương hay còn gọi là khoan cân đằng, có vị đắng, tính mát và khả năng khu phong, hoạt lạc, trừ thấp, giảm đau nhức xương khớp.
Chuẩn bị: 20g dây đau xương.
Cách thực hiện:
- Dây đau xương sau khi sơ chế thì đem giã nát rồi đắp lên vùng bị đau nhức. Thời gian đắp thuốc kéo dài khoảng 10 đến 15 phút mỗi ngày.
- Người bệnh áp dụng phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm này từ 1 đến 2 lần/ngày.
Bài thuốc từ gạo lứt
Nếu người bệnh muốn tìm một bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà không mất nhiều thời gian đồng thời có tác dụng bổ trợ cho sức khỏe toàn thân thì không thể bỏ qua gạo lứt. Gạo lứt thuộc loại ngũ cốc nguyên hạt với hàm lượng vitamin K và IP6 cao. Đây đều là các hoạt chất chống viêm có khả năng giảm đau nhức xương khớp hiệu quả.
Chuẩn bị: 150g gạo lứt.
Cách thực hiện:
- Gạo lứt dùng nước lạnh rửa sạch sau đó phơi thật khô.
- Sao vàng gạo bằng chảo nóng đến khi hạt gạo giòn và xốp là được.
- Người bệnh đem gạo lứt đã rang nghiền thành bột và dùng uống hàng ngày với nước ấm. Mỗi lần dùng khoảng 1 đến 2 thìa cà phê bột gạo.
Bài thuốc từ cây chìa vôi
Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ cây chìa vôi đã được ông cha ta áp dụng từ lâu như một biện pháp giảm đau tại chỗ hiệu quả nhanh chóng. Theo Đông y, vị thuốc này có tính mát, vị ngọt, tác dụng chính là thanh nhiệt, tiêu độc, giảm đau nhức do các bệnh xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm, thoái hoá cột sống,…
Chuẩn bị: 30g cây chìa vôi, 1 thìa cà phê muối hột.
Cách thực hiện:
- Giã nát cây chìa vôi, thêm vào muối hột và trộn đều.
- Sử dụng hỗn hợp đã chuẩn bị để đắp lên khu vực bị đau nhức do thoát vị đĩa đệm, thời gian đắp thuốc từ 15 đến 20 phút mỗi ngày.
Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Trong khi sử dụng các biện pháp chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà, người bệnh nên chú ý một số các vấn đề sau đây:
- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước đó, nhất là khi đang điều trị theo phác đồ của bác sĩ và có sử dụng các loại thuốc Tây y.
- Đối với các bài thuốc dân gian cần chọn lựa nguyên liệu đảm bảo nguồn gốc và vệ sinh an toàn. Trong quá trình sử dụng nếu gặp phải tác dụng phụ hay dị ứng thì cần liên hệ ngày với bác sĩ.
- Các biện pháp tại nhà thường chỉ có khả năng hỗ trợ là chính, chúng không thể điều trị tận gốc nguyên nhân bệnh. Vì vậy, nếu chúng không mang lại hiệu quả như mong muốn, người bệnh nên ngừng áp dụng.
- Tăng cường luyện tập rèn luyện sức khỏe và xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Đừng quên uống nhiều nước và tiêu thụ các loại rau xanh, trái cây mỗi ngày.
Chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời nếu người bệnh biết cách áp dụng chúng với mức độ hợp lý. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình điều trị an toàn và có kết quả tích cực, người bệnh nên dành thời gian trao đổi trước với bác sĩ cũng như nhờ chuyên gia giải đáp các thắc mắc trong quá trình sử dụng biện pháp tại nhà.
ArrayĐỪNG BỎ LỠ:
- 13 thuốc thoát vị đĩa đệm hiệu quả được các bác sĩ khuyên dùng
- Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì để người bệnh nhanh hồi phục?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!