Thuốc Giảm Đau Răng Cho Con Bú – Mẹ Bầu Có Nên Sử Dụng?
Trong thời điểm đang cho con bú việc gặp các bệnh lý về răng miệng gây đau răng nhức nhối khá phổ biến hiện nay. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, những cơn đau nhức ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hằng ngày, việc ăn uống và làm giảm chất lượng sữa cho bé. Vậy mẹ bầu có nên dùng thuốc giảm đau răng cho con bú hay không và có những loại nào an toàn được phép sử dụng? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc này cho mẹ bầu.
Đau răng khi cho con bú có nguy hiểm không?
Trước khi đi vào trả lời vấn đề có nên uống thuốc đau răng khi cho con bú hay không, các mẹ cần biết đau răng trong thời điểm này là tình trạng bệnh lý rất nguy hiểm. Phần lớn nguyên nhân gây đau răng thời điểm này là do mắc bệnh lý về răng miệng như: Mọc răng khôn, viêm lợi, sâu răng hàm, viêm nha chu,…
Khi bị bệnh trong khoang miệng của con người tăng sinh một lượng vi khuẩn lớn, chúng tấn công vào răng, nướu gây nên những cơn đau nhức vô cùng khó chịu. Đồng thời tiềm ẩn những nguy hiểm nhất định. Cụ thể như:
- Các cơn đau nhức răng khiến việc ăn uống của mẹ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Chất dinh dưỡng không được cung cấp đủ còn khiến cho chất lượng sữa mẹ bị suy giảm, nhiều trường hợp còn bị mất sữa hoàn toàn.
- Đau răng được xác định do nguyên nhân sâu răng, viêm nướu khi đang trong thời kỳ cho con bú sẽ phát triển khá nhanh, cảnh báo cho những trường hợp như: Viêm tủy, áp xe răng, viêm xương ổ răng. Nếu không đi thăm khám và có hướng điều trị sớm còn có thể có nguy cơ bị mất răng hoàn toàn.
- Đau răng do mọc răng khôn ở giai đoạn 17 – 25 tuổi có thể trùng với thời điểm mẹ bầu đang cho con bú. Nhất là với răng khôn mọc ngầm, mọc lệch có thể dẫn đến hiện tượng sốt cao kèm theo đau nhức răng khiến mẹ khó chịu.
- Các cơn đau răng xuất hiện liên tục, nhiều nhất là vào ban đêm, khi nhói lên, khi âm ỉ tạo cảm giác vô cùng khó chịu.
Có nên uống thuốc giảm đau răng cho con bú hay không?
Đau răng khi đang cho con bú rất nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều rủi ro, cho nên ngay khi phát hiện bệnh bạn nên đi thăm khám sớm, từ đó đưa ra hướng điều trị tốt nhất. Việc có nên dùng thuốc giảm đau răng cho con bú hay không còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng người.
Thông thường khi bị đau nhức răng, điều đầu tiên các mẹ bầu nghĩ đến là sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê toa. Bởi loại thuốc này không chống chỉ định cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Tuy nhiên cũng không đồng nghĩa là đối tượng này được phép sử dụng.
Việc uống thuốc giảm đau răng cho bà bầu cần được sự đồng ý và cân nhắc của bác sĩ chuyên khoa. Bởi giai đoạn cho con bú là thời điểm nhạy cảm, dùng thuốc giảm đau không đúng cách có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa và cả cơ thể đang hồi phục sau khi sinh của người mẹ.
Thực tế, vẫn chưa có câu trả lời xác minh cho vấn đề uống thuốc giảm đau răng khi đang cho con bú sẽ ảnh hưởng đến bé. Nhưng mẹ vẫn chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết.
Nguyên tắc sử dụng ở đây chính là dùng ở liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể. Tốt nhất mẹ bầu chỉ nên uống 1 lần/ ngày và phải sau khi bé đã bú cữ dài nhất hoặc là lần ăn cuối cùng trong ngày để thuốc không còn tồn đọng lại trong cơ thể chuyển vào dòng sữa mẹ.
Trong quá trình sử dụng các mẹ cần phải theo dõi các tác dụng phụ của thuốc đối với trẻ như: Thấy bé ngủ nhiều hơn bình thường, quấy khóc, khó chịu,… Các mẹ tránh sử dụng các loại thuốc tác dụng kéo dài, thuốc phóng thích kéo dài hay thuốc ở các dạng kết hợp, thay vào đó bạn chỉ nên dùng thuốc tác dụng ngắn hạn. Đặc biệt luôn tuân thủ các khuyến cáo sử dụng mà bác sĩ đã đưa ra trước khi sử dụng.
Một số loại thuốc giảm đau răng cho phụ nữ cho con bú
Trong trường hợp bác sĩ đồng ý để phụ nữ cho con bú sử dụng thuốc giảm đau, sẽ có hai loại bạn được sử dụng. Cụ thể là thuốc nhóm thuốc không kê toa Paracetamol và thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Thuốc NSAIDs gồm hai loại nhỏ là: Ibuprofen và Diclofenac. Cụ thể thông tin từng loại thuốc như sau:
Paracetamol (Acetaminophen)
Paracetamol là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt không kê đơn được biết đến nhiều nhất và sử dụng cho các đối tượng khác nhau. Paracetamol không có tính kháng viêm, không ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và hệ tim mạch. Thuốc chỉ dành cho những trường hợp đau từ nhẹ đến vừa và khá an toàn.
Paracetamol tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như viên nén, dạng uống, gel, siro, gói bột, và dạng tiêm. Tùy từng tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp cho bệnh nhân. Liều dùng với phụ nữ đang cho con bú khoảng 1.000mg/ ngày (một viên sau 8 giờ).
Ibuprofen
Ibuprofen là thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid. Thuốc hoạt động bằng cách giảm đau, ngăn ngừa cơ thể tự sản xuất ra chất tự nhiên gây viêm nhiễm. Ibuprofen cũng thuộc nhóm không kê toa nhưng thường sẽ được bác sĩ chỉ định, người bệnh không nên tự ý mua và dùng.
Ibuprofen tồn tại ở hai dạng là viên nén và hỗn dịch để uống trực tiếp.Thông thường liều dùng thuốc là 240ml cho 6 giờ. Tuy nhiên với phụ nữ mang thai thời gian cách lần dùng cơ thể lâu hơn từ 8 – 10 giờ để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa của bé. Trong trường hợp dùng thuốc Ibuprofen liên tục trong 10 ngày nhưng không thuyên giảm tình trạng bệnh cần quay trở lại bệnh viện để thăm khám.
Diclofenac
Diclofenac cũng thuộc nhóm kháng viêm, giảm đau không chứa steroid. Thuốc được chỉ định cho nhiều trường hợp khác nhau như các bệnh lý về răng miệng, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp,… Thuốc tồn tại dưới 2 dạng chính là dạng uống và dạng tiêm. Tùy từng tình trạng bác sĩ sẽ áp dụng loại thuốc cho phụ nữ sau sinh khác nhau.
Liều dùng Diclofenac với người lớn khoảng 50 – 100mg/ 1 – 2 lần/ ngày. Đối tượng từng có tiền sử dị ứng với diclofenac, aspirin hoặc một số loại thuốc kháng viêm không steroid từ trước không được chỉ định sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau đảm bảo an toàn và hiệu quả
Trong quá trình các mẹ sử dụng thuốc giảm đau răng cho con bú cần chú ý một vài vấn đề. Điều mày để đảm bảo sự an toàn, sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé:
- Trên thực tế, các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm đau trong giai đoạn cho con bú chưa được ghi nhận một cách cụ thể. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên không nên tự ý sử dụng, nên đến những cơ sở y tế thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh lý và có hướng điều trị tốt nhất.
- Sử dụng đúng liều lượng, đúng loại thuốc được chỉ định, không lạm dụng uống quá nhiều sẽ gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.
- Trong trường hợp, mẹ bầu uống thuốc giảm đau nhưng xuất hiện những biểu hiện bất thường như đau đầu, choáng váng, sốt cao, buồn nôn, tác sữa,… cần ngưng sử dụng và đến cơ sở y tế để thăm khám và có cách giải quyết.
- Lưu ý những mẹ cho con bú từng có tiền sử của bệnh gan cần báo cho bác sĩ và xin ý kiến có được sử dụng hay không.
- Không dùng thuốc trị sâu răng khi cơ thể mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Trong giai đoạn cho con bú, bác sĩ khuyến cáo các mẹ không được dùng Aspirin. Các thành phần trong Aspirin có thể gây hội chứng Reye cho bé.
Trên đây là những thông tin về vấn đề thuốc giảm đau răng cho con bú, các loại thuốc được phép và lưu ý khi sử dụng. Các mẹ sau sinh cần đặc biệt chú ý và áp dụng cho bản thân mình một cách tốt nhất.
ArrayBọc răng sứ là phương pháp giúp khắc phục nhược điểm như răng thưa, sâu răng, khấp khểnh, lệch lạc… Tuy nhiên, hiện nay răng sứ có nhiều loại khác nhau khiến khách hàng hoang mang về chất lượng. Vậy nên bọc răng sứ loại nào tốt nhất và tiêu chí lựa chọn như thế nào? Các tiêu chí lựa chọn nên bọc răng sứ loại nào tốt Để biết chính xác nên bọc răng sứ loại nào tốt nhất bạn cần dựa vào một số tiêu chí cụ thể sau đây: [caption id="attachment_15935" align="aligncenter" width="768"] Xem xét các tiêu...
Xem chi tiếtRăng cấm đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn trước khi đi xuống dạ dày. Khi răng cấm bị mất đồng nghĩa với việc khả năng ăn nhai cũng bị ảnh hưởng, đồng thời nó cũng gây ra nguy cơ mắc phải bệnh lý nha khoa. Lúc này, việc phục hình răng đã mất chính là giải pháp giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng đạt hiệu quả nhất. Vậy trồng răng cấm bao nhiêu tiền hiện nay? Trồng răng cấm bao nhiêu tiền phụ thuộc vào yếu tố nào? Rất nhiều người băn khoăn vì...
Xem chi tiếtHiện nay, trồng răng sứ đang là phương pháp nha khoa thẩm mỹ được khá nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Trong đó, đại đa số khách hàng đều thắc mắc trồng răng sứ giá bao nhiêu 1 chiếc. Bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng hiểu yếu tố ảnh hưởng tới giá và chi phí trồng răng sứ cụ thể từ A đến Z. Yếu tố nào ảnh hưởng tới trồng răng sứ giá bao nhiêu 1 chiếc? Với câu hỏi trồng răng sứ giá bao nhiêu 1 chiếc sẽ có 4 yếu tố tác động tới mức...
Xem chi tiếtHiện tại răng bạn bị hô khiến cho việc giao tiếp không được tự tin. Bạn muốn niềng răng để cải thiện tình trạng này, nhưng lại băn khoăn vì không biết niềng răng hô không nhổ răng có được không? Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời cho vấn đề này. Niềng răng hô có cần nhổ răng không? Đối tượng thực hiện Niềng răng hô không cần nhổ răng là phương pháp bác sĩ sử dụng các khí cụ để đưa răng về đúng vị trí như mong muốn mà không phải nhổ...
Xem chi tiếtSố lượng nha khoa mọc lên ngày càng nhiều, điều đó khiến cho khách hàng băn khoăn không biết bọc răng sứ ở đâu tốt và chất lượng. Ngay sau đây sẽ là một số tiêu chí lựa chọn nha khoa uy tín và 12 địa chỉ bạn có thể tham khảo để việc bọc răng sứ đạt hiệu quả cao nhất. Tiêu chí lựa chọn nha khoa bọc răng sứ tốt nhất Trong quá trình lựa chọn nha khoa bọc răng sứ uy tín, bạn cần chú ý tới một số yếu tố sau đây: [caption id="attachment_15926" align="aligncenter" width="768"]...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!