Mặt Nổi Mẩn Đỏ Không Ngứa: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa là tình trạng không hiếm gặp và khiến nhiều người lo lắng. Hiện tượng này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và có thể chữa trị theo nhiều cách. Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết về tình trạng này để bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn.

Nguyên nhân gây ra tình trạng mặt nổi mẩn đỏ không ngứa

Da mặt bị nổi mẩn đỏ không ngứa xuất hiện ở mọi đối tượng và do khá nhiều nguyên nhân gây nên. Việc tìm hiểu đúng căn nguyên gây bệnh sẽ giúp bạn biết được cách xử lý đúng và nhanh chóng nhất. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến làm khởi phát hiện tượng da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa.

Da mặt bị nổi mẩn đỏ không ngứa xuất hiện ở mọi đối tượng và do khá nhiều nguyên nhân
Da mặt bị nổi mẩn đỏ không ngứa xuất hiện ở mọi đối tượng và do khá nhiều nguyên nhân

Nguyên nhân bệnh lý

Nổi mẩn đỏ ở mặt nhưng không ngứa có thể là do các bệnh lý sau đây:

  • Bệnh mề đay: Mề đay là bệnh lý da liễu khá phổ biến ở nước ta và làm xuất những nốt đỏ trên da mặt (có thể ngứa hoặc không). Với tình trạng này, bạn cần sớm phát hiện và điều trị theo đúng hướng dẫn để tránh khiến da bị tổn thương nặng hơn.
  • Viêm da tiết bã: Viêm da tiết bã là tình trạng xuất hiện do rối loạn da, nhiều nhất ở khu vực da mặt, da đầu, hai bên cánh mũi, mí mắt…. Bệnh làm xuất hiện các nốt mẩn đỏ, vảy đỏ nhưng không ngứa và sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.
  • Bệnh lupus ban đỏ: Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa cũng có thể do bệnh lupus ban đỏ. Đây là bệnh lý tụ miễn, xuất hiện khi mô khỏe mạnh bị hệ miễn dịch tấn công. Điều này khiến chức năng của tế bào, cơ quan trong cơ thể bị rối loạn, viêm nhiễm và hình thành các nốt đỏ trên da.

Nguyên nhân do dị ứng

Tình trạng dị ứng cũng làm xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa ở mặt, gồm có:

  • Dị ứng thực phẩm: Các thực phẩm lạ, không hợp với cơ thể có thể khiến da mặt bị nổi mẩn đỏ. Nếu bệnh nặng thì bạn có thể bị đau bụng, sốt, chóng mặt, hoa mắt….
  • Thời tiết thay đổi: Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại sẽ khiến cơ thể không kịp thích nghi và làm xuất hiện các nốt đỏ.
  • Dị ứng mỹ phẩm: Mỹ phẩm kém chất lượng, chứa hoạt chất không phù hợp với da cũng khiến là da mỏng manh của bạn bị nổi mẩn đỏ, có thể bị ngứa hoặc không.
Tình trạng dị ứng cũng làm xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa ở mặt
Tình trạng dị ứng cũng làm xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa ở mặt

Da bị cháy nắng

Các chuyên gia cho biết, da bị cháy nắng cũng là nguyên nhân khiến các mảng đỏ trên da hình thành. Ngoài ra, bạn còn bị các vấn đề khác như tróc vảy, sưng đỏ da. Vậy nên khi đi ra ngoài nắng bạn cần có biện pháp che chắn phù hợp để tránh làm da bị tổn thương. Khi đi ngoài nắng về hãy thoa kem để làm dịu da ngay lập tức.

Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa còn do các nguyên nhân sau đây:

  • Một số loại thuốc gây tác dụng phụ khiến da mặt bị tổn thương.
  • Người bị tiền đái tháo đường cũng có thể nổi mẩn khắp người.
  • Da mặt bị giãn mao mạch vì chức năng gan suy giảm, bệnh vảy nến, thấp khớp, sốt phát ban,…

Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa có nguy hiểm không?

Trong nhiều trường hợp, mặt nổi mẩn đỏ không ngứa không quá nguy hiểm và có thể tự hết sau 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, nếu do nguyên nhân bệnh lý thì da mặt sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến bệnh nhân tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp và khiến da bị viêm nhiễm nguy hiểm.

Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa có nguy hiểm không - Câu tra lời là có
Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa có nguy hiểm không – Câu tra lời là có

Chính vì thế, ngay khi có những dấu hiệu của bệnh thì bạn nên có biện pháp giúp giảm ngứa, giảm đỏ da, phòng ngừa viêm nhiễm. Trong những trường hợp sau, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra kỹ hơn:

  • Vùng mẩn đỏ lan sang vùng da khác, không thuyên giảm.
  • Da có mủ, viêm nhiễm nghiêm trọng.
  • Xuất hiện các nốt mụn trắng li ti dày đặc trên da.
  • Có triệu chứng sốt, ho khan, nôn mửa, cơ thể mệt mỏi.

Hướng dẫn cách chữa da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa an toàn

Da mặt là khu vực khá nhạy cảm, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ nên trong quá trình chữa bệnh bạn cũng nên cẩn thận. Tùy theo tình trạng của da cũng như cơ địa của của bạn thân mà bạn có thể tham khảo một số cách chữa như sau:

Chữa bằng mẹo tại nhà

Trong dân gian có lưu truyền khá nhiều mẹo giúp giảm ngứa, giảm đỏ da mặt cực kỳ hiệu quả. Những cách này sẽ phù hợp với những ai bị nổi mẩn đỏ giai đoạn nhẹ, chưa có nhiều triệu chứng nguy hiểm.

  • Xông mặt: Bạn dùng lá sả, bưởi, lá trầu không đun cùng nước sạch, sau đó sử dụng để xông hơi da mặt. Cách này giúp các lỗ chân lông giãn nở, đẩy lùi bụi bẩn và giảm nhanh tình trạng đỏ da.
  • Bột yến mạch: Bột yến mạch khi kết hợp cùng sữa chua không được sẽ rất tốt cho da mặt bị mụn, mẩn đỏ, mẩn ngứa. Bạn có thể dùng hỗn hợp này đắp mặt mỗi tuần 3 lần trước khi đi ngủ để da mặt khỏe hơn.
  • Nha đam: Nha đam chứa nhiều chất kháng viêm tự nhiên tốt cho những ai bị mẩn đỏ da. Bạn hãy xay phần thịt nha đam rồi dùng đắp lên mặt 20 phút trước khi đi ngủ sẽ thấy da mặt cải thiện đáng kể.
ột yến mạch khi kết hợp cùng sữa chua không được sẽ rất tốt cho da mặt bị mẩn đỏ
ột yến mạch khi kết hợp cùng sữa chua không được sẽ rất tốt cho da mặt bị mẩn đỏ

Sử dụng thuốc Tây y

Nếu vùng da mặt bị tổn thương nghiêm trọng, có dấu hiệu viêm loét thì bạn nên đi khám và dùng các loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Các thuốc được dùng phổ biến cho bệnh nhân bị nổi mẩn đỏ không ngứa gồm có:

  • Sử dụng thuốc ức chế Leukotriene như Montelukast.
  • Thuốc chứa corticoid giúp giảm ngứa, giảm viêm da (không lạm dụng).
  • Thuốc kháng sinh giúp giảm khó chịu như: Diphenhydramine, Chlorpheniramine,….
  • Một số loại thuốc kháng sinh như: Fexofenadine, Loratadine, Clemastine, Cetirizine,….
  • Sử dụng các loại kem bôi, kem dưỡng ẩm có nguồn gốc từ tự nhiên cũng giúp giảm mẩn đỏ da.

Mặc dùng thuốc Tây y cho hiệu quả nhanh chóng và khá dễ mua nhưng có thể khiến da bị bào mòn hoặc gây ra nhiều tác dụng phụ khác. Vậy nên bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình chữa trị.

Những lưu ý giúp phòng ngừa mặt nổi mẩn đỏ không ngứa

Mặt nổi mẩn đỏ không ngứa khiến người bệnh rất khó chịu, đặc biệt là trở nên ngại giao tiếp, mang tâm lý tự ti. Vậy nên bạn cần có lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh cũng như đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.

Bạn hạn chế đưa tay sờ vào mặt hay gãi mạnh để tránh nhiễm trùng
Bạn hạn chế đưa tay sờ vào mặt hay gãi mạnh để tránh nhiễm trùng
  • Bạn không nên tự ý mua thuốc uống, thuốc bôi mà chưa có chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa.
  • Khi bị đỏ da, nên hạn chế dùng tay chạm lên da hoặc cào, gãi quá mạnh vì rất dễ khiến da bị nhiễm trùng, tổn thương.
  • Bạn hãy rửa mặt bằng nước ấm, khăn mặt nên được giặt và phơi ở nơi thoáng mát để tránh vi khuẩn trú ngụ.
  • Chăn, ga, gối cũng nên được giặt giũ thường xuyên, giữ không gian sống luôn thoáng mát, sạch sẽ.
  • Nên dùng sữa tắm, sữa rửa mặt dịu nhẹ, có chiết xuất chính từ những thành phần tự nhiên để tránh bị kích ứng.
  • Không nên tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, hóa chất, các chất tẩy rửa, lông động vật.
  • Nếu trang điểm, bạn cần tẩy trang thật kỹ và nên dùng những mỹ phẩm chất lượng, nguồn gốc rõ ràng.
  • Tăng cường uống nước lọc, bổ sung rau xanh, hoa quả để giúp khỏe mạnh hơn, ngăn các tác nhân xấu tác động và gây dị ứng.
  • Cuối cùng, bạn hãy đi khám tại bệnh viện da liễu uy tín để được bác sĩ hướng dẫn các cách chữa phù hợp, tránh tự ý chữa bệnh vì có thể khiến tổn thương lan rộng.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về tình trạng mặt nổi mẩn đỏ không ngứa. Có thể nói, dù không quá nguy hiểm nhưng hiện tượng này cũng gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy nên bạn cần chú ý vệ sinh da mặt, giữ lối sống lành mạnh, chữa bệnh theo hướng dẫn để làn da nhanh chóng phục hồi.

Array

Chia sẻ

Triệu chứng
Sốt Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Trẻ Em Và Những Điều Bố Mẹ Cần Biết

Sốt Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Trẻ Em Và Những Điều Bố Mẹ Cần Biết

Sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em là dấu hiệu cảnh báo con nhỏ đang gặp vấn đề sức...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top