Ngứa Chân Mày Cảnh Báo Bệnh Gì, Có Đáng Lo Ngại Không?

Ngứa chân mày có thể là hiện tượng da liễu bình thường và không cần điều trị. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải các bệnh lý như Zona thần kinh, viêm da cơ địa, vảy nến,…. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này. 

Nguyên nhân gây ngứa chân mày do đâu?

Ngứa chân mày phải, trái hay cả cả đôi do nhiều tác nhân gây ra, trong đó có 3 nguyên nhân sau không liên quan đến bất kỳ bệnh lý nào: 

Tác dụng phụ của làm đẹp

Xăm, thêu, điêu khắc chân mày bị ngứa, gây khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày không còn xa lạ. Nguyên nhân chính là do tác động của kim xăm gây tổn thương da hoặc dị ứng với mực xăm. Thêm vào đó, thực hiện sai kỹ thuật xăm hay chế độ ăn uống, vệ sinh sau khi làm đẹp không đúng cách cũng khiến chân mày bị ngứa. 

Tình trạng trên có thể tự biến mất sau vài ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Trường hợp ngứa ngáy kéo dài, không thuyên giảm kèm sưng ngứa là lời cảnh báo chân mày mới “trùng tu” có nguy cơ bị nhiễm trùng. Bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám và xử lý kịp thời.

Xăm, thêu, điêu khắc chân mày bị ngứa, gây khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
Xăm, thêu, điêu khắc chân mày bị ngứa, gây khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày

Do da khô thiếu ẩm 

Nhiều người chăm sóc da mặt rất chỉn chu nhưng vô tình bỏ quên phần chân mày làm vùng da này thiếu độ ẩm trầm trọng. Điều này dẫn đến hiện tượng da bong tróc, bị kích ứng gây ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra, cung cấp không đủ lượng nước cũng là nguyên nhân khiến da khô ngứa, độ ẩm quá thấp.

Do cơ địa bị dị ứng 

Dị ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngứa khắp các bộ phận trên cơ thể, trong đó có chân mày. Trường hợp nhẹ, bạn chỉ bị ngứa, nặng hơn có thể kèm nổi mẩn, phát ban hoặc sưng nề. Ngoài ra, chân mày bị ngứa còn do một vài nguyên nhân khác như thay đổi thời tiết, độ ẩm, dị ứng đồ ăn, mỹ phẩm,….

Ngứa chân mày cảnh báo bệnh gì? 

Theo nhân tướng học, chân mày là 1 trong 5 yếu tố cấu thành ngũ hành quan của con người nên khi bị ngứa, điều đầu tiên người bệnh quan tâm chính là “ngứa chân mày là điềm gì?”. Tuy nhiên, đây không phải hiện tượng bình thường mà có thể là lời cảnh báo mắc một số bệnh da liễu hoặc nội tiết, ảnh hướng đến sức khỏe sau: 

Bệnh chàm da

Bị ngứa chân mày kèm đóng vảy, nổi mẩn đỏ và tiết bã nhờn cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh viêm da Eczema – một thể nhỏ trong nhóm bệnh chàm da. Thông thường, bệnh lý này xuất hiện ở đầu, sau đó lan rộng xuống chân tóc và chân mày. 

Tính đến hiện tại, chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh nhưng theo các chuyên gia da liễu, bệnh liên quan đến tình trạng nhiễm nấm hay cơ địa dễ dị ứng. Người mắc bệnh về thần kinh hoặc bị HIV/AIDS có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn người bình thường. 

Chàm da gây ngứa xuất hiện ở đầu, sau đó lan rộng xuống chân tóc và chân mày
Chàm da gây ngứa xuất hiện ở đầu, sau đó lan rộng xuống chân tóc và chân mày

Bệnh vảy nến

Ngứa chân mày là một trong những triệu chứng của bệnh vảy nến. Ngoài dấu hiệu này, người bị vảy nến da bị dày sừng, ửng đỏ kèm vảy tiết bạc phủ trên da. Dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh lý này làm mất thẩm mỹ nghiêm trọng và có thể lan sang các bộ phận khác nếu không điều trị, chăm sóc đúng cách.

Zona thần kinh

Ngứa là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo nguy cơ mắc bệnh Zona thần kinh và thường kéo dài 1-3 ngày trước khi mụn nước phồng rộp xuất hiện. Đa số vết ngứa do bệnh Zona gây ra sẽ xuất hiện sớm và nhiều nhất ở mặt và chân mày kèm cảm giác nóng rát và mụn nước dễ vỡ. Nếu không ngăn chặn và điều trị sớm thì chúng sẽ lan rộng sang vùng da khỏe mạnh, thậm chí gây sốt và đau nhức người.

Viêm nang lông

Ngứa chân mày kèm mụn mủ có nhân trắng ở lỗ chân lông chính là dấu hiệu của bệnh viêm nang lông. Thông thường, bệnh lý này xuất hiện ở chân, tay, vùng kín nhưng vẫn nhiều trường hợp bị cả ở chân mày. Vô tình đưa tay lên gãi sẽ làm vỡ mụn, tăng nguy cơ loét da và để lại sẹo khi chữa khỏi.

Bị nấm chân mày

Nấm men là một trong những tác nhân khá phổ biến gây ra nhiều bệnh da liễu, trong đó có nấm lông mày. Người mắc bệnh lý này thường xuất hiện các triệu chứng như ngứa ngáy, ửng đỏ, da tróc vảy, lông mày rụng nhiều cùng các vết dát da hơi gồ ghề.

Nấm chân mày gây ngứa ngáy, ửng đỏ, da tróc vảy, lông mày rụng nhiều
Nấm chân mày gây ngứa ngáy, ửng đỏ, da tróc vảy, lông mày rụng nhiều

Mắc bệnh tiểu đường 

Người bị bệnh tiểu đường cũng xuất hiện triệu chứng ngứa chân mày. Nguyên nhân do nồng độ đường trong máu tăng cao làm hệ miễn dịch suy giảm khiến người bệnh dễ bị nhiễm nấm gây ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện thêm các dấu hiệu đi kèm như cân nặng giảm đột ngột, tiểu nhiều, háo nước và cơ thể mệt mỏi.

Ngứa chân mày nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ 

Trường hợp ngứa chân mày do dị ứng thời tiết hoặc kích ứng nhẹ thì không đáng lo ngại vì cơn ngứa sẽ tự biến mất trong thời gian ngắn. Còn chân mày bị ngứa do mắc các bệnh lý thì cần theo dõi, xác định nguyên nhân chính xác để điều trị sớm, tránh bệnh trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, nếu ngứa kéo dài quá 3 ngày kèm các triệu chứng sau thì người bệnh nên liên hệ bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm:

  • Cảm giác da nóng rát như bị bỏng.
  • Da khô dần bong tróc. 
  • Vùng da bị ngứa đỏ ứng kèm sưng đau, phù nề. 
  • Ngứa kéo dài về đêm làm mất ngủ thường xuyên khiến cơ thể suy nhược. 
  • Xuất hiện sốt cao, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, cân nặng tụt không kiểm soát.
Chân mày bị ngứa do mắc các bệnh lý cần đến gặp bác sĩ thăm khám
Chân mày bị ngứa do mắc các bệnh lý cần đến gặp bác sĩ thăm khám

Cách chữa ngứa chân mày hiệu quả 

Để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, trước tiên, người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân gây ngứa chân mày cũng như mức độ bệnh. Dưới đây là một vài phương pháp điều trị ngứa chân mày trái, phải hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo để áp dụng:

Điều trị tại nhà bằng mẹo dân gian

Ngứa chân mày thể nhẹ do dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm có thể được cải thiện sau khi điều trị bằng một vài mẹo dân gian sau:

  • Chườm đá lạnh: Cho một vài viên đá lạnh nhỏ vào khăn sạch, bọc lại rồi nhẹ nhàng chườm lên vùng chân mày bị ngứa. Phương pháp này giúp các mao mạch dưới da co lại, giảm bớt kích ứng và dịu cơn ngứa nhanh chóng. 
  • Dùng yến mạch: Không chỉ có công dụng làm đẹp, bột yến mạch còn giúp làm dịu cơn ngứa hiệu quả và phục hồi làn da tổn thương nhanh chóng. Chỉ cần cho yến mạch vào máy xay nhuyễn rồi trộn cùng với nước vừa đủ tạo thành hỗn hợp đặc. Sau đó, đắp trực tiếp hỗn hợp này lên vùng chân mày bị ngứa. Đến khi cảm thấy dễ chịu thì rửa sạch bằng nước.
  • Dùng lá bạc hà: Với công dụng gây tê là dịu cơn ngứa và chống viêm cực tốt, lá bạc hà cũng được dùng để chữa ngứa chân mày. Cách thực hiện khá đơn giản, đầu tiên ngâm lá bạc hà trong nước để tinh dầu ngấm ra rồi để nguội. Sau đó, sử dụng nước đó rửa trực tiếp vùng chân mày bị tổn thương. Bạn có thể thay bằng tinh dầu bạc hà nếu không tìm được lá. 
  • Sử dụng nha đam: Trong nha đam (lô hội) chứa nhiều vitamin E giúp chống viêm, làm dịu da và giảm ngứa cực hiệu quả. Bạn chỉ cần rửa sạch một nhánh nha đam, gọt sạch vỏ rồi bôi trực tiếp phần ruột lên chân mày hoặc bất kỳ vùng da nào bị ngứa. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng biện pháp này với vùng vết thương bị hở. 
  • Dùng lá trà xanh: Rửa sạch một nắm lá trà xanh rồi vò nát đun sôi cùng nước. Để nguội hoặc hòa thêm nước mát để rửa vùng chân mày bị tổn thương. Với tính sát khuẩn cao, nước trà xanh sẽ giúp làm sạch da, chống viêm nhiễm vừa dịu da, giảm cơn ngứa cực tốt. 
  • Dùng dầu dừa hoặc dầu ô liu: Những loại dầu này chứa rất nhiều dưỡng chất giúp làm dịu da, giảm ngứa rất tốt. Bạn chỉ cần bôi trực tiếp dầu dừa hoặc dầu ô liu lên chân mày, massage nhẹ nhàng khoảng 10 phút rồi rửa bằng nước ẩm thật sạch. 

Lưu ý, trước khi áp dụng các mẹo này, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ và lau khô phần chân mày bị ngứa. Hơn nữa, đa số nguyên liệu của phương pháp dân gian đều từ tự nhiên, an toàn, lành tính nhưng hiệu quả rõ rệt khá chậm nên người bệnh cần kiên trì thực hiện đến khi cơn ngứa biến mất.

Dầu dừa chứa nhiều dưỡng chất giúp làm dịu da, giảm ngứa
Dầu dừa chứa nhiều dưỡng chất giúp làm dịu da, giảm ngứa

Sử dụng thuốc Tây y

Trường hợp ngứa chân mày do các bệnh lý, bạn nên liên hệ bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và sử dụng thuốc Tây y để điều trị. Tùy vào từng bệnh, bạn sẽ dùng loại thuốc phù hợp để giảm ngứa. Cụ thể:

  • Tiểu đường: Người bị bệnh tiểu đường thường được chỉ định điều trị bằng cách tiêm Insuline, uống thuốc ổn định đường huyết.
  • Vảy nến: Bệnh lý này thường được điều trị bằng các loại kem chứa corticoid, mỡ bôi Salicylic hoặc áp dụng liệu pháp ánh sáng với người bị nặng. 
  • Viêm nang lông: Thuốc chứa Benzoyl peroxide, thuốc kháng sinh dạng bôi sẽ được kê đơn cho người bị viêm nang lông.
  • Viêm da: Các loại thuốc bôi chứa corticoid, Medrol, kẽm oxide 10%, Hexamidine, Chlorhexidine giúp giảm ngứa chân mày do viêm da hiệu quả. 
  • Bệnh Zona: Người bị Zona nên dùng thuốc uống kết hợp kem bôi chứa hoạt chất kháng virus hoặc Acyclovir để làm dịu cơn ngứa.
  • Nấm da: Dùng các loại thuốc bôi trị nấm theo sự tư vấn – hướng dẫn từ bác sĩ.

Lưu ý, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám cụ thể, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và không tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, tuân thủ đơn kê của bác sĩ, không tự ý tăng/giảm liều hoặc bỏ thuốc và dừng thuốc lập tức ngay khi xuất hiện phản ứng phụ. 

Những lưu ý khi chân mày bị ngứa

Để nhanh chóng cải thiện tình trạng ngứa chân mày và ngăn ngừa tái phát, bạn cần lưu ý một vài điều dưới đây:

  • Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể (tối đa 2 lít) để giữ độ ẩm cho da, tránh bị khô và kích ứng gây ngứa. 
  • Thường xuyên vệ sinh mặt sạch sẽ, không bỏ qua bước tẩy da chết, loại bỏ bụi bẩn làm tắc nang lông chân mày gây ngứa. 
  • Giữ gìn chăn, ga, gối, đệm sạch sẽ để vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập. 
  • Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da từ thiên nhiên, thành phần lành tính, không chứa hóa chất độc hại cũng như chất tẩy mạnh. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giờ giấc sinh hoạt hợp lý để tăng sức đề kháng cho cơ thể. 

Hi vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngứa chân mày. Nếu không may gặp phải tình trạng này thì bạn đừng chủ quan, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để xác định nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Array

Chia sẻ

Triệu chứng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top