Da Mặt Bị Ngứa Và Nổi Mụn
Da mặt bị ngứa và nổi mụn là tình trạng cực kỳ phổ biến hiện nay, có thể gặp ở cả nam và nữ. Lúc này, trên da mặt xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mụn viêm, da thô ráp, có các vết rạn nứt gây mất thẩm mỹ. Do đó, việc nắm rõ nguyên nhân, cách điều trị ra sao và biện pháp phòng ngừa rất được quan tâm.
Da mặt bị ngứa và nổi mụn là bệnh gì?
Da mặt bị ngứa và nổi mụn khiến người bệnh “ăn không ngon, ngủ không yên”, cảm thấy rất tự ti, lo lắng. Các nốt mẩn đỏ và mụn viêm xuất hiện chủ yếu ở trán, gò má làm cho da sần sùi, thô ráp. Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm: Tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý da liễu sau đây:
Viêm da dị ứng
Người bệnh khi tiếp xúc với các dị nguyên như xà phòng, thực phẩm, mỹ phẩm,… sẽ gây ra dị ứng. Lúc này, tình trạng ngứa ngáy trên da mặt, đồng thời xuất hiện các đám mụn nhỏ. Viêm da dị ứng là vấn đề khá phổ biến, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm cần phải hết sức chú ý.
Viêm nang lông
Khi người bệnh thực hiện vệ sinh da sai cách, sờ tay lên mặt, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo sẽ khiến lỗ chân lông bị tắc. Khi đó, vi khuẩn và các loại nấm tấn công mạnh mẽ gây ra viêm nang lông. Da mặt bị nổi mụn nước và ngứa, viêm nhiễm, sưng đau, nếu không điều trị sớm rất dễ để lại sẹo khó phục hồi.
Nhiễm khuẩn khiến da mặt bị ngứa và nổi mụn
Một số bệnh nhiễm khuẩn như sởi, thủy đậu, chốc lở, nhiễm trùng da, nhiễm trùng nang lông,… có thể khiến da mặt bị ngứa và nổi mụn mủ. Nguyên nhân là do khi đó nội tiết tố thay đổi hoặc vi khuẩn tấn công, gây bít tắc lỗ chân lông. Những chiếc mụn chứa rất nhiều ký sinh trùng, nếu xử lý không tốt sẽ khiến mụn lây lan rất nhanh.
Zona thần kinh
Zona thần kinh là bệnh lý nhiễm trùng dây thần kinh, biểu hiện trực tiếp qua làn da. Người bệnh xuất hiện các mảng đỏ trên da chứa nhiều dịch và dễ vỡ, kèm theo triệu chứng đau nhức, ngứa rát. Bệnh lý có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Gây ảnh hưởng đến mắt, nặng hơn có thể gây mất thị lực hoặc bị mù, viêm phổi, suy giảm thính giác, viêm não, người bệnh cần phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.
Bệnh tổ đỉa
Người bị tổ đỉa sẽ xuất hiện các mụn nước dưới da, chứa nhiều dịch viêm. Khi bị tác động bởi ngoại lực sẽ tràn ra ngoài khiến da khô sạm, ngứa ngáy và sưng đau. Người bệnh cần điều trị sớm, kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học để có thể nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh này.
Nguyên nhân gây ra tình trạng da mặt bị ngứa và nổi mụn
Theo các chuyên gia, “thủ phạm” khiến da mặt bị ngứa và nổi mụn gồm:
- Vệ sinh da không đúng cách: Vệ sinh da mặt sai cách sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc gây ra mụn. Mỗi người cần chú ý cách rửa mặt và nên tẩy trang 2 lần/ngày.
- Da mặt quá khô: Cơ thể thiếu nước khiến làn da mất đi độ ẩm, ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến bã nhờn. Lỗ chân lông bị bít tắc rất dễ gây ra mụn và làm cho da bị khô ngứa mẩn đỏ.
- Thay đổi nội tiết tố: Đây là nguyên nhân phổ biến làm cho da bị ngứa và nổi mụn. Bởi nội tiết tố ảnh hưởng trực tiếp đến làn da, dù chỉ là một thay đổi nhỏ cũng sẽ tác động đến da.
- Dị ứng với thời tiết: Hiện tượng viêm da do dị ứng thời tiết này cực kỳ phổ biến, nhất là với những làn da nhạy cảm, mặt ngứa và nổi mụn thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa khi khí hậu thay đổi đột ngột.
- Dị ứng với mỹ phẩm: Sử dụng sản phẩm không phù hợp với đặc tính da hoặc có chất lượng không tốt sẽ khiến da mặt bị ngứa và nổi mụn. Do vậy, người bệnh cần chú ý khi chọn mua mỹ phẩm tương thích với da để tránh những hậu quả không mong muốn.
- Dị ứng thực phẩm: Khi không may ăn phải các loại thực phẩm mà cơ địa bị dị ứng, người bệnh sẽ có hiện tượng da mặt bị nổi mụn nước và ngứa.
- Môi trường bị ô nhiễm: Sống và làm việc trong môi trường có nhiều yếu tố độc hại sẽ khiến da mặt bị ngứa và nổi mụn, đồng thời ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Da mặt ngứa và nổi mụn khi nào nên gặp bác sĩ?
Da mặt bị ngứa và nổi mụn sẽ khiến người bệnh khó chịu vì ngứa ngáy và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Rất nhiều trường hợp rất tự ti, stress, nghiêm trọng hơn là trầm cảm khi không may gặp phải tình trạng này. Nếu không phát hiện sớm và điều trị triệt để, các triệu chứng có thể lan rộng và trở nên nghiêm trọng.
Do vậy, người bệnh cần chủ động theo dõi tình trạng da, hãy nhanh chóng gặp bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Da bị mụn trên 2 tuần ngay cả khi đã thực hiện vệ sinh, chăm sóc và áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà.
- Nổi mụn kèm theo các dấu hiệu như sốt, sụt cân, mệt mỏi,…
- Tình trạng ngứa ngáy không dứt, khiến người bệnh khó chịu và mất tập trung.
- Các nốt mụn bị vỡ ra, có nguy cơ nhiễm trùng.
Chi tiết các phương pháp điều trị hiệu quả
Da mặt bị ngứa và mụn rất dễ gây nhiễm trùng và để lại sẹo vĩnh viễn nếu không biết cách điều trị. Người bệnh tuyệt đối không được làm trầy xước da mặt, đồng thời lựa chọn phương pháp phù hợp.
Điều trị bằng thuốc Tây
Dùng thuốc uống và kem bôi là cách điều trị phổ biến nhất khi da bị ngứa và nổi mụn. Phương pháp này cho hiệu quả nhanh chóng, tính tiện lợi rất cao, tuy nhiên tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng. Người bệnh cần phải khám da trước và thực hiện đúng hướng dẫn mà bác sĩ đưa ra.
- Kem bôi chứa corticoid: Giảm nhanh triệu chứng da bị ngứa và nổi mụn. Tuy nhiên, thuốc có thể làm mỏng da nên bác sĩ chỉ kê đơn khi thực sự cần thiết.
- Thuốc mỡ kháng sinh: Giúp giảm viêm, ức chế vi khuẩn P. acnes khi da mặt bị ngứa và nổi mụn trứng cá.
- Thuốc ức chế calcineurin: Hoạt chất Pimecrolimus, Tacrolimus trong thuốc sẽ tiêu diệt tế bào lympho T, khắc phục nhanh chóng tình trạng ngứa da mặt nổi mụn.
- Thuốc kháng histamin H1: Có 2 dạng là thuốc uống và kem bôi, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp.
Thuốc Tây trị viêm da cơ địa tuy cho hiệu quả nhanh nhưng rất dễ gây ra tác dụng phụ và khiến da bị yếu, teo da, dễ lão hóa,.. sau khi điều trị. Do vậy, người bệnh tuyệt đối không lạm dụng.
Ngoài ra, ở một số trường hợp ngứa da mặt nổi mụn, bác sĩ sẽ áp dụng quang trị liệu bằng tia cực tím để điều trị các nốt mụn. Phương pháp này cho hiệu quả rất tốt, tuy nhiên chi phí khá cao, người bệnh nên cân nhắc trước khi thực hiện.
Khắc phục da mặt bị ngứa và nổi mụn bằng mẹo dân gian
Khi các nốt mụn mới xuất hiện, người bệnh có thể thực hiện các mẹo dân gian do ông cha ta truyền lại. Cách này có ưu điểm là sử dụng 100% nguyên liệu từ tự nhiên, rất quen thuộc với đời sống. Bên cạnh đó, cách thực hiện khá đơn giản lại gần như không mất chi phí.
Một số gợi ý nên tham khảo và thực hiện khi da mặt bị ngứa và nổi mụn là:
- Chườm đá lạnh: Người bệnh dùng một chiếc khăn sạch, bọc lấy viên đá lạnh rồi chườm nhẹ nhàng lên da mặt. Điều này sẽ giúp da mặt bị giảm kích ứng, lỗ chân lông được thu nhỏ, đồng thời ngăn ngừa tiết bã nhờn hiệu quả.
- Nước ấm và muối: Pha chút muối cùng với nước ấm để rửa mặt giúp làm sạch da, sát khuẩn và giảm ngứa. Người bệnh nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ để da mặt được thông thoáng sạch sẽ.
- Chanh mật ong: Dùng nước cốt chanh tươi và mật ong thoa đều lên da, giữ nguyên lớp mặt nạ trong 15 – 20 phút rồi rửa mặt bằng nước sạch.
Các cách trên có thể làm dịu làn da và giảm ngứa ngáy. Tuy nhiên, nếu đã thực hiện mà không mang lại hiệu quả, người bệnh cần tìm gặp bác sĩ da liễu để tránh tình trạng da nghiêm trọng hơn.
Khám chữa da mặt bị ngứa và nổi mụn ở đâu tốt?
Hiện nay, tình trạng da mặt bị ngứa và nổi mụn mủ ngày càng nhiều. Dù là vì nguyên nhân gì, người bệnh cũng nên thăm khám để có hướng xử lý phù hợp. Dưới đây là 5 bệnh viện có chuyên khoa da liễu được đánh giá tốt về chất lượng và dịch vụ người bệnh có thể tham khảo:
Bệnh viện da liễu Trung Ương
Bệnh viện da liễu Trung Ương là địa chỉ hàng đầu hiện nay người bệnh bị ngứa da nổi mụn không nên bỏ qua. Các chuyên gia, bác sĩ giỏi sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm. Sau khi khám xong, người bệnh sẽ mua thuốc ở nhà thuốc bệnh viện.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 15A Phương Mai, tp. Hà Nội.
- SĐT: 024.32222944 & 1900 6951
- Website: http://www.dalieu.vn
Bệnh viện da liễu Hà Nội
Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ giỏi, tận tâm, trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật khám chữa bệnh tiên tiến cam kết sẽ mang đến dịch vụ tốt nhất. Do đó, số lượng người đến khám và điều trị tại bệnh viện khá đông, người bệnh bị viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc,…. nên đến sớm để lấy số.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 79B Nguyễn Khuyến, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội hoặc số 20 Bế Văn Đàn, Hà Đông, Hà Nội (cơ sở 2) và khoa Điều trị Nội trú Quốc Oai, Quốc Oai, Hà Nội (cơ sở 3).
- SĐT: 0903.479.619
- Website: http://benhviendalieuhanoi.com
Bệnh viện Bạch Mai
Khoa da liễu bệnh viện Bạch Mai địa chỉ không thể không nhắc đến khi người bệnh muốn thăm khám da mặt bị ngứa và nổi mụn. Khoa ứng dụng các kỹ thuật cao, cùng với sự hỗ trợ của thiết bị hiện đại nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của người bệnh.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 78 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
- SĐT: 8424 3869 3731.
- Fax: 8424 3869 1607.
- Website: http://bachmai.gov.vn/.
Bệnh viện Da liễu TP HCM
Bệnh viện Da liễu TP HCM là bệnh viện da liễu đầu ngành phía Nam trực thuộc Sở Y tế TP HCM. Bệnh viện chuyên khám và điều trị chuyên sâu cho các nhiều trường hợp da liễu khác nhau. Đây là nơi làm việc của các chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm và đang giảng dạy tại các trường đại học y tại TP HCM.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: số 2 đường Nguyễn Thông, phường 6, quận 3, thành phố HCM.
- SĐT: 028 3930 8131
Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM
Khoa Da liễu – Thẩm mỹ da tại Bệnh viện Đại học Y dược luôn ứng dụng các kỹ thuật điều trị mới được cập nhật bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của bệnh viện luôn được trang bị đầy đủ, hiện đại nhất. Tại đây người bệnh sẽ được các bác sĩ thăm khám kỹ càng, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: tầng 1, phòng 17-20 tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố HCM số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP HCM
- SĐT: 028 3855 4269
Lời khuyên cho người bị ngứa da mặt và nổi mụn
Để hỗ trợ điều trị nhanh nhất đồng thời ngăn ngừa tình trạng da mặt bị ngứa và nổi mụn tái phát, người bệnh chú ý thực hiện điều sau:
- Rửa mặt thật sạch, thường xuyên tẩy trang kể cả khi bạn không trang điểm.
- Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da mặt phù hợp với đặc tính da, có tính dịu nhẹ.
- Kiểm tra kỹ nguồn gốc, thành phần, hạn sử dụng các loại mỹ phẩm trước khi dùng.
- Hạn chế tác động của các yếu tố môi trường lên da mặt bằng cách che chắn kỹ trước khi ra đường, thường xuyên dùng kem chống nắng.
- Uống đủ nước mỗi ngày, đồng thời bổ sung thêm các loại nước ép trái cây tốt cho da.
- Chế độ dinh dưỡng cho người bị da ngứa và nổi mụn đó là tăng cường thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây.
- Người bị da mặt bị nổi mụn và ngứa nên kiêng các thực phẩm gây dị ứng như tôm, cua, ghẹ…, hạn chế thức ăn cay, nhiều dầu mỡ, đồng thời không uống đồ có cồn, tránh chất kích thích.
- Chế độ sinh hoạt lành mạnh, chú ý nghỉ ngơi đầy đủ và thường xuyên rèn luyện thể lực.
- Nên đi soi da thường xuyên để được các bác sĩ da liễu tư vấn cách chăm sóc phù hợp.
Da mặt bị ngứa và nổi mụn tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nó gây ra những phiền phức về thẩm mỹ và cảm xúc. Người bệnh cần chủ động phòng ngừa, thường xuyên theo dõi da để phát hiện sớm và điều trị ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Array
Bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân khá phổ biến và dễ gặp phải khi thay đổi thời tiết hoặc giao mùa. Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng các cơn ngứa khiến người bệnh cảm giác khó chịu, bứt rứt. Vậy làm thế nào để giảm cơn ngứa hiệu quả? Cần lưu ý gì khi mắc phải? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ tất tần tật thông tin liên quan đến tình trạng trên để bạn đọc dễ dàng nắm bắt. Bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân nguy hiểm...
Xem chi tiếtLột da tay bị ngứa phải làm sao là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi tình trạng này gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh. Theo dõi bài viết này để có được câu trả lời đầy đủ, chính xác do các chuyên gia da liễu giải đáp. Lột da tay bị ngứa là do đâu? Trước khi tìm hiểu vấn đề “Lột da tay bị ngứa phải làm sao?” người bệnh nên nắm rõ những nguyên nhân dẫn tới tình trạng lột da tay bị ngứa. Da khô:...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!