Da Mặt Bị Ngứa Và Khô Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Da mặt bị ngứa và khô xảy ra do những yếu tố tác động từ bên ngoài như thời tiết, bụi bẩn,… hoặc là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về da. Việc nắm rõ thông tin về dấu hiệu bệnh để phát hiện sớm, khám chữa kịp thời sẽ giúp ngăn chặn các tổn thương khó phục hồi trên da. 

Da mặt bị ngứa và khô là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết

Da mặt là vị trí nhạy cảm, rất dễ bị kích ứng gây ngứa ngáy, khô rát bởi những tác động bên ngoài. Thông thường, tình trạng này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh về da như mề đay, nấm da, nhiễm trùng, viêm da cơ địa,… thì da ngứa và khô rất lâu khỏi.

Khi da mặt bị ngứa và khô, người bệnh còn phải đối mặt với những dấu hiệu đi kèm sau:

  • Da bong tróc và căng cứng, nhất là sau khi vừa rửa mặt xong.
  • Xuất hiện một số mảng bong tróc màu trắng, đặc biệt ở xung quanh mũi, cằm và miệng.
  • Da nổi mẩn đỏ, sờ vào cảm giác sần sùi
  • Da tiết nhiều dầu, mọc mụn bọc có nhân trắng.
Da mặt bị ngứa và khô, bong tróc rất mất thẩm mỹ
Da mặt bị ngứa và khô, bong tróc rất mất thẩm mỹ

Khi đó, người bệnh cần nhanh chóng gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn chi tiết. Điều này giúp tránh những hậu quả nghiêm trọng, tránh ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này.

Nguyên nhân làm cho da mặt bị ngứa và khô

Việc nắm rõ nguyên nhân da mặt ngứa và khô cực kỳ cần thiết bởi điều này giúp bạn chủ động phòng tránh và lựa chọn cách điều trị hiệu quả nhất. Có thể thấy da mặt bị ngứa và khô xảy ra do 7 nguyên nhân chính sau đây:

  • Dị ứng thực phẩm: Cơ địa bị dị ứng với một số thực phẩm như hải sản, các loại đậu, sữa,… khiến da mặt khô rát và ngứa, đôi khi còn kèm theo các triệu chứng như nôn mửa, tụt huyết áp.
  • Dị ứng mỹ phẩm: Một số trường hợp dị ứng với các loại mỹ phẩm dưỡng da và trang điểm khiến cho mặt bị khô, ngứa ngáy khó chịu. Đặc biệt những người có làn da nhạy cảm cần hết sức chú ý trong việc lựa chọn và sử dụng mỹ phẩm.
  • Dị ứng thời tiết: Thời tiết chuyển mùa, hoặc trong những ngày hanh khô, lạnh giá khiến da mặt khô ngứa rát.
  • Bệnh viêm da cơ địa: Đây là bệnh lý phổ biến, có triệu chứng là da ngứa ngáy, khô và bong tróc. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh sẽ chuyển sang mãn tính cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe.
  • Viêm da dị ứng: Những trường hợp bị viêm da dị ứng đều có triệu chứng là nổi mẩn ngứa, da khô, bong tróc.
  • Bệnh nổi mề đay: Đây là bệnh tự miễn cực kỳ phổ biến, có ít nhất 70% người từng mắc ít nhất 1 lần. Khi đó, người bệnh sẽ đối mặt với các tổn thương trên da gồm ngứa ngáy, khô rát và các biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, rối loạn hô hấp, phù đường thở,…
  • Bệnh viêm da tiết bã:  Đây là nguyên nhân phổ biến khiến da mặt bị ngứa và khô. Da mất dần độ ẩm, nhiều dầu và bít tắc lỗ chân lông.
Da mặt bị ngứa và khô là do các bệnh lý về da như mề đay, viêm da bã dầu,...
Da mặt bị ngứa và khô là do các bệnh lý về da như mề đay, viêm da bã dầu,…

Cách chữa da mặt bị ngứa và khô

Để giải quyết nhanh chóng tình trạng da mặt bị ngứa và khô, người bệnh cần chủ động thăm khám ở bệnh viện da liễu hoặc tìm đến các chuyên gia. Khi đó, tùy thuộc vào cơ địa và mức độ nặng nhẹ, mỗi trường hợp sẽ có cách điều trị riêng.

Mẹo xử lý nhanh chóng ngay tại nhà

Khi da mặt bị ngứa và khô ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp chữa bệnh từ dân gian. Cách làm này mang đến hiệu quả khá tốt, an toàn cao, dễ thực hiện và chi phí thấp.

  • Mặt nạ dưa leo: Người bệnh rửa sạch 1 quả dưa leo, thái lát mỏng rồi đắp trực tiếp lên da mặt sau khi đã rửa sạch bằng nước ấm. Thư giãn khoảng 15 phút thì rửa lại bằng nước mát.
  • Yến mạch: Trộn đều bột yến mạch và sữa chua không đường theo tỷ lệ 1:3 rồi dùng hỗn hợp đắp lên da. Sau khoảng 15 – 20 phút, người bệnh rửa mặt bằng nước ấm.
  • Nha đam: Người bệnh bị da mặt bị ngứa tróc da dùng nhựa trắng của nha đam bôi trực tiếp lên da giúp cấp ẩm, sát khuẩn và làm mềm da mặt nhanh chóng. Khi thực hiện cần chú ý loại bỏ sạch lớp vỏ xanh để tránh gây ngứa mặt.
Nha đam rất tốt cho da, không chỉ giảm ngứa mà còn cung cấp độ ẩm, dưỡng da mềm mịn
Nha đam rất tốt cho da, không chỉ giảm ngứa mà còn cung cấp độ ẩm, dưỡng da mềm mịn

Sử dụng thuốc Tây

Đa số người bệnh thường điều trị da mặt ngứa và tróc da bằng phương pháp Tây y. Bởi lẽ, cách này có hiệu quả nhanh chóng, tính tiện lợi rất cao. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần chú ý tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ da liễu. Nếu lạm dụng thuốc Tây rất dễ dẫn đến phản ứng phụ và nhờn thuốc.

  • Thuốc bôi ngoài da: Kem bôi dưỡng ẩm, bạt sừng, kháng nấm và giảm ngứa hiệu quả như Gentrisone, Kedermfa, Hydrocortisone,…
  • Thuốc uống: Bao gồm kháng sinh, thuốc kháng histamin, viên uống chứa corticoid,… có tác dụng giảm ngứa ngáy, khô da,…

Da mặt bị ngứa và khô nên ăn gì và kiêng gì?

Khi da mặt bị ngứa và khô, ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh còn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Cụ thể, những thực phẩm nên ăn và cần kiêng kị khi gặp phải tình trạng này là:

Da mặt bị ngứa và khô nên ăn gì?

Người bệnh nên bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho da, đồng thời tăng cường sức đề kháng. Cụ thể như sau:

  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin A: Đây là thành phần quan trọng cấu tạo nên tế bào da. Do đó, khi gặp phải các vấn đề về da, người bệnh cần bổ sung vitamin A bằng cách ăn các thực phẩm như gan, cá chép,…
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, gạo lứt, kê,… là những thực phẩm chứa thành phần dinh dưỡng quan trọng, giúp xoa dịu triệu chứng ngứa ngáy và viêm da.
  • Rau xanh và các loại củ: Đây là nhóm thực phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất thiết yếu cho hoạt động cơ thể nói chung và sự phát triển tế bào da nói riêng. Da mặt bị ngứa và khô, người bệnh nên ăn thêm bí ngô, cải chíp, súp lơ, cà chua, khoai lang,…
  • Trái cây tươi: Lượng vitamin dồi dào trong trái cây cực kỳ tốt cho làn da, chúng thúc đẩy tái tạo tế bào bị tổn thương nhanh chóng, tăng cường sản sinh collagen và chống oxy hóa. Một số loại trái cây nên ăn gồm bơ, cam, chuối, việt quất, đu đủ,…
  • Các loại cá biển: Cá thu, cá hồi,… chứa rất nhiều omega 3 tốt cho làn da. Nó giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, ngăn ngừa da khô nứt nẻ và ngứa ngáy. Tuy nhiên, mẹ bầu và người có tiền sử dị ứng cá biển không nên sử dụng.
  • Sữa chua: Thói quen ăn 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và làn da. Nó giúp tăng cường đề kháng, chống dị ứng da mặt, loại bỏ tế bào chết và vi khuẩn trên làn da.
Người bệnh nên ăn nhiều trái cây như cam, việt quất, dâu tây,...
Người bệnh nên ăn nhiều trái cây như cam, việt quất, dâu tây,…

Người bệnh nên kiêng gì?

Viêm da dị ứng kiêng ăn gì cũng là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bên cạnh việc bổ sung các chất dinh dưỡng trên, người bệnh cũng chú ý loại bỏ những nhóm thực phẩm sau đây ra khỏi bữa ăn hàng ngày:

  • Sữa bò: Sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò có nguy cơ gây dị ứng cao, khiến tình trạng da mặt bị ngứa và khô nghiêm trọng hơn.
  • Các loại hải sản: Tôm, mực, cua, hàu,…kích thích cơ thể sản sinh ra histamin, rất dễ bị ngứa và phát ban.
  • Đậu phộng: Đây là thực phẩm rất dễ gây dị ứng, người bệnh gặp phải các triệu chứng như da ngứa, nổi sần, chóng mặt, buồn nôn,…
  • Thực phẩm chứa nhiều đường: Lượng đường trong máu tăng cao sẽ khiến người bệnh rất dễ bị dị ứng, tình trạng da mặt bị ngứa và khô diễn ra với mức độ nặng hơn.
  • Các loại thịt đỏ: Lượng đạm trong thịt đỏ quá cao có thể thúc đẩy phản ứng histamin gây ra hiện tượng dị ứng. Các loại thịt người bệnh nên hạn chế ăn khi da mặt bị ngứa và khô gồm thịt bò, cừu, dê,…
  • Gia vị cay nóng: Khi ăn đồ cay có thể gây nóng trong người, ảnh hưởng đến việc đào thải độc tố khiến da mặt tiết ra nhiều bã nhờn hơn. Khi đó, tình trạng da mặt bị ngứa và khô càng nghiêm trọng hơn.
  • Đồ ăn chế biến sẵn: Lượng muối và chất bảo quản trong xúc xích, lạp xưởng, thịt đóng hộp,… rất cao khiến tình trạng da diễn biến xấu hơn.
  • Đồ uống có chứa cồn: Ảnh hưởng tiêu cực đến gan, làm giãn mạch máu dưới da đồng thời không tốt cho sức khỏe.

Top các bệnh viện chữa bệnh da mặt bị khô rát

Hiện nay, tình trạng da mặt bị ngứa và khô ngày càng phổ biến. Việc lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng tốt được rất nhiều người quan tâm. Dựa vào các yếu tố như trình độ bác sĩ, cơ sở vật chất, công nghệ thăm khám…, dưới đây là top các bệnh viện tốt nhất người bệnh không nên bỏ qua.

Bệnh viện da liễu Trung Ương

Không thể không nhắc đến bệnh viện da liễu Trung ương khi gặp các vấn đề về da, Đây là bệnh viện lớn và cực kỳ nổi tiếng, rất nhiều người tin tưởng lựa chọn và có phản hồi tốt. Tuy nhiên, số lượng người đến khám chữa bệnh khá đông, hãy đủ động liên hệ trước để không phải chờ đợi lâu.

các dịch vụ ngoài giờ vào cả sáng thứ 7 và sáng chủ nhật như sau:

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 024.32222944 & 1900 6951
  • Website: http://www.dalieu.vn
  • Thời gian làm việc: Khám trong giờ hành chính, từ 6h15 – 16h30 thứ 2 đến chủ nhật.

Bệnh viện da liễu Hà Nội

Bệnh viện da liễu Hà Nội là nơi làm việc của các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, vừa giỏi chuyên môn vừa có kinh nghiệm cao. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật khám chữa bệnh tiên tiến. Khi đến đây, người bệnh sẽ được xét nghiệm, phân tích da và tư vấn đề phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 79B Nguyễn Khuyến, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội hoặc số 20 Bế Văn Đàn, Hà Đông, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0903.479.619
  • Website: http://benhviendalieuhanoi.com
  • Thời gian làm việc: Khám từ 6h30 – 17h30 thứ 2 – thứ 6 hoặc khám theo yêu cầu 6h30 – 17h30 thứ 7 và chủ nhật.

Bệnh viện Bạch Mai

Đây là một trong những bệnh viện lớn nổi tiếng nhất Hà Nội hiện nay. Khoa da liễu của bệnh viện tiếp đón rất đông người đến thăm khám và điều trị các bệnh về da. Đội ngũ bác sĩ của bệnh viện rất giỏi, cơ sở vật chất hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 78 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 8424 3869 3731
  • Fax: 8424 3869 1607
  • Website: http://bachmai.gov.vn/
  • Thời gian làm việc: 6h30 – 17h30 thứ 2 – Thứ 7.
Đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị
Đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Phòng khám số 1 thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là nơi làm việc của các chuyên gia, bác sĩ da liễu hàng đầu hiện nay. Cơ sở vật chất của bệnh viện được trang bị đầy đủ, hiện đại. Các bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm với chất lượng khám và điều trị bệnh tại đây.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng – quận Đống Đa – HN
  • Điện thoại: 1900 6422
  • Thời gian làm việc: Các buổi sáng từ Thứ 2 – Thứ 7.

Ngăn ngừa da mặt bị ngứa và khô đơn giản, hiệu quả

Để ngăn ngừa tình trạng da mặt bị ngứa và khô tái phát cũng như giảm thiểu biến chứng có thể xảy ra, người bệnh cần chú ý một số điều sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với mỹ phẩm có tính tẩy mạnh, độ pH cao. Người bệnh nên khám da để được tư vấn các sản phẩm phù hợp nhất và chú ý tìm mua ở những địa chỉ uy tín, bán hàng chính hãng.
  • Làm sạch da đúng cách. nên sử dụng nước mát và các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên.
  • Rửa tay trước khi thực hiện thao tác lên mặt để tránh vi khuẩn gây hại.
  • Che chắn kỹ, dùng kem chống nắng mỗi khi cần ra ngoài.
  • Giặt sạch khăn mặt, chăn gối thường xuyên.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Duy trì một thói quen sinh hoạt lành mạnh, không thức khuya và stress quá mức.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng đề kháng và giúp cơ thể đào thải độc tố tốt hơn.

Da mặt bị ngứa và khô không chỉ gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang đối mặt với một số bệnh lý. Việc nhận định đúng đắn mức độ nguy hiểm của tình trạng này giúp người bệnh chủ động thăm khám, đồng thời lựa chọn giải pháp phù hợp để làn da luôn sáng mịn, khỏe mạnh.

Array

Chia sẻ

Triệu chứng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top