Ngứa Da Cảnh Báo Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả?
Ngứa da là một tình trạng phổ biến gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, có hoặc không đi kèm với các biểu hiện như mẩn đỏ, nổi sần, sưng tấy. Ngứa da có thể do tiếp xúc với các tác nhân dị ứng bên ngoài môi trường song cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm.
Ngứa da là gì? Cảnh báo bệnh gì?
Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm: Da là một hàng rào bao phủ khắp mặt ngoài cơ thể, có tác dụng bảo vệ các cơ quan bên trong và ngăn chặn các tác nhân có hại từ môi trường. Thường ngày, đôi khi trên da xuất hiện vài cơn ngứa là phản ứng tự vệ của cơ thể đối với sự kích thích nào đó, khiến làn da có cảm giác ngứa ngáy, da mẩn đỏ, sưng tấy…
Tùy vào cơ địa mỗi người cơn ngứa có thể khu trú tại một vùng da hoặc lan rộng khắp các vị trị trên cơ thể. Ngứa da có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý da liễu hoặc bệnh lý nội khoa.
Cảnh báo các bệnh ngoài da
Đa số các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn ngoài da đều là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến viêm da:
- Nổi mề đay: Khi bị nổi mề đay, da xuất hiện các nốt hoặc đám mẩn đỏ kích thước to nhỏ khác nhau gây ngứa ngáy dữ dội, bệnh có thể giảm dần và tự biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày. Với những trường hợp cấp tính tiến triển thành mãn tính, người bệnh có thể mất nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm để điều trị các cơn ngứa do mề đay gây ra.
- Viêm da: Viêm da hay còn được gọi là chàm, viêm da cơ địa, eczema,… là những tổn thương ngoài da do rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch, do dị ứng hoặc do di truyền. Bệnh có nhiều hình thức và xuất hiện ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau với biểu hiện chung là da ngứa ngáy, sưng đỏ, khô rát.
- Bệnh vảy nến: Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết vảy nến thông quá các triệu chứng da ngứa, bong tróc, đóng vảy đục. Nguyên nhân gây nên tình trạng này thường là do sự bất thường trong chu kỳ sống của tế bào da, dẫn đến tăng sinh lớp sừng non, phát sinh những tế bào chết (vảy sừng).
- Bệnh nấm da: Các loại nấm da hay gặp là hắc lào, lang ben… do sự tấn công của các loại vi khuẩn nấm như Malassezia Furfur, Trichophyton, Microsporum hay Epidermophyton. Tùy loại nấm gây bệnh khác nhau các triệu chứng cũng sẽ khác nhau.
Cảnh báo các bệnh nội khoa
Một số trường hợp ngứa da là biểu hiện của bệnh bên trong cơ thể, ví dụ như:
- Bệnh gan, thận: Gan và thận là 2 cơ quan đảm nhận chức năng chuyển hóa và đào thải độc tố của cơ thể. Các loại ngứa da thường xảy ra khi người bệnh viêm gan, ung thư gan, xơ gan, suy giảm chức năng thận…. khiến quá trình thải độc bị đình trệ dẫn đến các biểu hiện ngứa ngáy, nổi mụn, phát ban…
- Các vấn đề về tế bào máu: Các cơn ngứa rát da thường xuất hiện sau khi tắm nước ấm hoặc nước nóng gây ra bởi các bệnh về máu như thiếu máu, thiếu sắt, đa hồng cầu…. khiến da dễ bị ngứa, khô rát, nổi mẩn đỏ.
- Bệnh tiểu đường: Bệnh nhân tiểu đường có nồng độ đường huyết trong máu tăng cao, lâu dần sẽ làm mạch máu bị tổn thương, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu đến các tế bào da, lúc này các vùng da sẽ khô, ngứa ngáy, thiếu dưỡng chất.
- Bệnh cường giáp hoặc suy giáp: Tuyến giáp có ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể do đây là cơ quan quan trọng giúp điều hòa nội tiết, quá trình trao đổi chất và sự phát triển bình thường của cơ thể. Khi tuyến giáp bị ảnh hưởng, da là một trong những cơ quan đầu tiên chịu ảnh hưởng với các biểu hiện như ngứa, phát ban, mẩn đỏ… Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, suy giảm chức năng sinh lý, bướu cổ…
- Bệnh virus: Các virus như lậu, giang mai, herpes, HIV… có thể gây ra tình trạng da ngứa ngáy, khô rát, nứt nẻ, bong tróc, mụn nhọt…
- Bệnh giun sán: Độc tố của một số loại ký sinh trùng như giun, sán… trong cơ thể có thể tác động da gây khó chịu, châm chích, ngứa ngáy. Một số loại giun còn đặc tính điển hình là gây ngứa hậu môn vào ban đêm.
Những đối tượng nào dễ mắc bệnh? Biểu hiện triệu chứng
Ngứa ở da có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào, tuy nhiên có những đối tượng có nguy cơ cao hơn:
- Đối tượng bị suy yếu khả năng đề kháng, miến dịch, thường là người già, trẻ nhỏ, người có cơ thể ốm yếu.
- Phụ nữ có thai.
- Người có cơ địa dị ứng, có tiền sử mắc bệnh cơ địa như dị ứng thời tiết, hen suyễn, viêm mũi dị ứng….
- Người nhiễm HIV, mắc bệnh ung thư, bạch cầu, suy giảm chức năng gan…
- Người sinh sống, làm việc trong môi trường bụi bẩn, ô nhiễm, phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại mỗi ngày.
Ngứa da có thể chỉ khu trú tại một vùng da nhỏ như cánh tay, chân, cổ, ngực hoặc bất kỳ bộ phận nào có thể tiếp xúc với tác nhân gây ngứa với các dấu hiệu ngứa dễ thấy:
- Da ngứa ngáy khó chịu: Người bệnh ngứa tại một hoặc nhiều vùng da bất kỳ và muốn đưa tay lên gãi. Những cơn ngứa có thể dài hoặc ngắn, dữ dội hoặc râm ran khác nhau tùy cơ địa người bệnh.
- Xuất hiện nốt nổi mẩn đỏ: Bên cạnh cơn ngứa, các nốt mẩn đỏ sẽ xuất hiện tại vùng da bị tổn thương với kích thước và hình dạng to nhỏ khác nhau..
- Nổi mụn nước: Ngứa da thường đi kèm với nổi mụn nước trong những trường hợp mắc bệnh lý liên quan như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, viêm da tiết bã,…Mụn nước thường mọc rải rác hoặc tập trung tại tay, chân, lưng, ngực… Nếu người bệnh dùng tay gãi sẽ làm các mụn nước này bị vỡ ra, cơn ngứa lan tỏa sang các vùng da xung quanh và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Tình trạng da: Da khô, nứt nẻ, ngứa da tróc vảy, có mảng bong tróc.
Nhưng cũng có trường hợp ngứa da không đi kèm thay đổi bất thường. Thỉnh thoảng các cơn ngứa có thể tồn tại rất lâu và một lúc nào đó trở nên dữ dội. Người bệnh càng gãi, càng ngứa, hình thành một vòng xoắn bệnh lý khó điều trị dứt điểm nếu không tìm được nguyên nhân chính xác.
Nguyên nhân gây ngứa da điển hình nhất
Có nhiều nguyên nhân có thể gây tình trạng ngứa da ở người bệnh, các nguyên nhân đó đến từ:
- Dị ứng: Thời tiết, hóa chất, nhiệt độ, hóa mỹ phẩm là nguyên nhân có thể gây kích ứng da và gây ngứa. Dị ứng thực phẩm cũng có thể gây nên các triệu chứng ngoài da như mẩn đỏ, ngứa ngáy. Thông thường những người có cơ địa dễ bị dị ứng sẽ đều mẫn cảm với các dị nguyên, hóa chất bên ngoài.
- Khô da: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng ngứa da. Nếu tại vùng da bị ngứa không thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường thì có thể bạn đã bị khô da. Khô da kéo dài có thể khiến da ngứa, sần sùi, bong tróc, nứt nẻ…
- Bệnh da liễu: Các bệnh như vảy nến, thủy đậu, viêm da cơ địa… hoặc bệnh lý nội khoa như suy gan, suy thận, thiếu máu,… có thể gây nên các triệu chứng bên ngoài, trong đó có ngứa da, mụn nước,… Các bệnh này nếu không được chữa trị tận gốc sẽ rất dễ tái phát nhiều lần, gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Dược chất: Trong các trường hợp mẫn cảm, phản ứng của cơ thể với các thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc giảm đau, an thần có thể gây nên tình trạng phát ban và ngứa ngáy ngoài da. Dị ứng thuốc đặc biệt nguy hiểm, người bệnh nếu mắc bệnh nên đặc biệt cẩn thận khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ có thai có thể gặp các dấu hiệu ngứa ở bụng, đùi, ngực và cánh tay do sự thay đổi cấu trúc và độ đàn hồi của da theo các chu kỳ thai sản. Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh lý ngoài da.
- Côn trùng cắn: Vết cắn và chất độc của côn trùng có thể làm xuất hiện ngứa da tại một vị trí nhất định trên cơ thể đồng thời đi kèm các dấu hiệu như sưng đỏ, phát ban tại vị trí vết cắn.
- Sơ sài trong vệ sinh cá nhân: Đây là một nguyên nhân khá phổ biến, xảy ra do tình trạng không khí ứ đọng bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn tại các lỗ chân lông từ đó gây kích ứng và bứt rứt da. Đặc biệt ở trẻ nhỏ hiếu động, chưa có ý thức bảo vệ cơ thể. Lúc này, bố mẹ đặc biệt cần chú ý vệ sinh cơ thể cho trẻ mỗi ngày, đặc biệt là vào mùa hè.
- Nguyên nhân khác: Căng thẳng, stress, thay đổi nội tiết tố đột ngột,… cũng có thể là nguyên nhân khiến ngứa ngáy ngoài da. Tuy nhiên, những tình trạng này có thể tự khỏi mà không cần sử dụng các biện pháp điều trị chuyên khoa.
Khi nào người bệnh nên tìm gặp bác sĩ? Cách khắc phục
Ngứa da không phải bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nếu có những dấu hiệu sau, người bệnh cần được đi khám bác sĩ ngay lập tức vì có thể bạn đang mắc một bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm nào đó:
- Ngứa kèm theo nổi mẩn kéo dài liên tục trên 14 tuần không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Đã sử dụng các biện pháp điều trị ngứa tại nhà nhưng không hiệu quả, thậm chí, mức độ ngứa càng nghiêm trọng hơn, da sưng đỏ và có dấu hiệu viêm nhiễm.
- Người bệnh có các triệu chứng: Sốt cao, toàn thân mệt mỏi, mỏi cơ, giảm cân, tiểu tiện bất thường…
- Những cơn ngứa kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, cản trở công việc, học tập, người bệnh mất ăn mất ngủ.
- Ngứa da không biết rõ nguyên nhân.
Các cách điều trị ngứa da đều dựa trên sự kết hợp cải thiện tình trạng ngứa ngoài da cùng điều trị nguyên nhân gây ngứa.
Dùng thuốc Tây y
Phương pháp điều trị ngứa da bằng cách dùng thuốc Tây y có hiệu quả nhanh chóng, giúp người bệnh giảm cơn ngứa ngay sau khi sử dụng thuốc chỉ 1 – 2 lần. Thuốc được chia làm 2 nhóm:
Nhóm thuốc điều trị triệu chứng:
- Thuốc kháng Histamin: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm ngứa, giảm kích ứng ngoài da theo cơ chế ức chế sự giải phóng và làm giảm tác dụng của các hoạt chất trung gian Histamin. Các thuốc kháng Histamin phổ biến trên thị trường như Loratadine, Fexofenadine, Diphenhydramin, Cetirizine… khá an toàn. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như buồn nôn, buồn ngủ, chóng mặt, tăng nhịp tim, ho, táo bón,….
- Thuốc Corticoid: Với những bệnh nhân có tình trạng ngứa dữ dội, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc bôi chứa Corticoid, loại thuốc này có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, chống dị ứng theo cơ chế ức chế miễn dịch. Tuy nhiên lạm dụng Corticoid có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm như tăng huyết áp, tăng cân, loãng xương thậm, teo da, mỏng da, tăng đường huyết, tăng nguy cơ nhiễm trùng,…
- Thuốc kháng sinh: Kháng sinh ở dạng bôi hoặc dạng uống được dùng trong các trường hợp ngứa da do nhiễm trùng hoặc có biến chứng nhiễm trùng.
- Thuốc chống nấm: Thuốc này cũng được dùng ở cả dạng bôi và uống trong các trường hợp ngứa da do nhiễm nấm ngoài da.
- Kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm giúp cung cấp nước, làm dịu da, giảm kích ứng, khô rát từ đó làm giảm ngứa da hiệu quả.
Nhóm thuốc điều trị căn nguyên:
Với những căn nguyên gây bệnh khác nhau, những loại thuốc được sử dụng cho người bệnh cũng sẽ khác nhau. Do vậy, khi ngứa da, người bệnh nên đến các cơ sở khám bệnh để được chẩn đoán nguyên nhân gây ngứa và mua thuốc theo đơn của bác sĩ, không tự ý mua và sử dụng.
Mẹo dân gian chữa ngứa da hiệu quả
Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn, người bệnh có thể tự cải thiện những cơn ngứa của mình tại nhà bằng các mẹo dân gian:
- Chườm lạnh: Lấy một tấm vải mỏng hoặc sử dụng túi chườm chuyên dụng để bọc đá lạnh. Vệ sinh sạch vùng da, chườm trong khoảng 10 – 15 phút. Phương pháp này có thể áp dụng ngay khi có triệu chứng ngứa ngáy và lặp lại nhiều lần đến khi cảm thấy dễ chịu hơn.
- Sử dụng nha đam: Chuẩn bị 1 – 2 lá nha đam tươi, lột vỏ, lấy phần thịt trắng bên trong. Dùng phần thịt này bôi trực tiếp lên vùng da bị ngứa mỗi ngày.
- Sử dụng trà xanh: Lấy một nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch, đun sôi với nước. Dùng nước này, pha loãng với nước lạnh đến nhiệt độ thích hợp để tắm trong nhiều ngày để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
- Sử dụng lá hương nhu: Lấy một nắm lá hương nhu rửa sạch, ngâm với muối trong khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước. Lấy phần lá này chà nhẹ nhàng lên vùng da bị ngứa để giảm cảm giác ngứa.
Hầu như những bệnh nhân bị ngứa da mức độ nhẹ đều sẽ có xu hướng sử dụng các mẹo dân gian để trị ngứa. Tuy nhiên, nếu các đối tượng có cơ địa dễ kích ứng nên cân nhắc sử dụng.
Bởi lẽ, trong các loại lá tự nhiên vẫn chứa một lượng độc tố riêng nên có thể gây dị ứng với một số đối tượng. Nếu không hiểu rõ cơ địa của mình mà sử dụng bừa bãi, đây có thể là nguyên nhân gây ngứa ngáy nặng hơn. Tốt hơn hết, vẫn nên hỏi ý kiến chuyên gia, bác sĩ trước khi có ý định sử dụng.
Ngứa da nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trọng việc cải thiện tình trạng ngứa da. Với những người hay bị ngứa da, có những nhóm thực phẩm nên và không nên ăn dưới đây cần nắm rõ:
Bị ngứa da nên ăn gì?
- Rau xanh và trái cây tươi: Đây là nhóm thực phẩm rất giàu các vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể, phát triển một làn da khỏe mạnh, đẩy lùi các tác nhân gây bệnh hiệu quả.
- Thực phẩm giàu Omega – 3: Omega – 3 có trọng cá hồi, óc chó, cá thu, các trích, hàu, cá cơm… giúp tăng cường các quá trình thải độc da, cải thiện các triệu chứng ngứa, viêm ngoài da hiệu quả.
- Thực phẩm có tính kháng khuẩn: Tỏi, hành, nghệ, mật ong… cũng nên được bổ sung đầy đủ trong chế độ ăn của người bị ngứa da.
Bị ngứa da kiêng ăn gì?
- Các thực phẩm dễ gây dị ứng: Bao gồm các loại hải sản (tôm, cua, sò, …), thịt đỏ, đậu phộng, lạc,… để tránh tình trạng ngứa trầm trọng hơn.
- Thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán: Các loại thực phẩm này chứa nhiều đường muối, dầu mỡ, chất bảo quản sẽ làm cản trở quá trình thải độc và làm tăng gánh nặng cho gan, thận.
- Những chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc, nước có ga, nước tăng lực… là đồ uống làm có thể làm tăng tình trạng kích ứng da, cần được hạn chế.
Phương pháp phòng ngừa ngứa da hiệu quả
Ngứa da là một bệnh phổ biến, do vậy người bệnh có thể chủ động phòng ngừa tình trạng ngứa da bằng các biện pháp dưới đây:
- Tránh cào gãi, tác động mạnh lên vùng da bị ngứa ngáy để giảm nguy cơ nhiễm trùng da.
- Sử dụng nước nước mát hoặc nước muối loãng để tắm rửa, hạn chế sử dụng nước quá nóng.
- Mặc quần áo làm từ chất liệu tự nhiên như cotton, rộng rãi, thoáng mát, hạn chế ma sát.
- Tránh xa các tác nhân có thể là nguyên nhân gây dị ứng hoặc kích ứng da như phấn hoa, mỹ phẩm, hóa chất, lông động vật, bụi bẩn,…
- Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc và làm sạch da có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, an toàn cho da, hạn chế các loại có mùi. Sử dụng bột giặt hoặc nước giặt có nguồn gốc an toàn. Cân nhắc khi sử dụng các loại sữa tắm, kem dưỡng thể, dầu gội, dầu xả, nước hoa,… sản phẩm có hương liệu.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài, phải tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, khi lau dọn, vệ sinh nhà cửa.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hạn chế để mồ hôi tích tụ gây bít tắc lỗ chân lông.
- Xây dựng thực đơn ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Uống nhiều nước và thường xuyên sử dụng các sản phẩm có tác dụng thanh lọc cơ thể như trà xanh, nước vối…
- Xây dựng thời gian biểu hợp lý, cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi, vận động để tránh căng thẳng, stress quá mức gây suy giảm sức đề kháng.
- Nếu bị ngứa dai dẳng và không rõ nguyên nhân, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.
Đa số các tình trạng ngứa da đều không quá nguy hiểm và có thể cải thiện ngay sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị. Rất mong qua bài viết của chúng tôi bạn đọc đã biết thêm được về ngứa da và có phương án bảo vệ sức khỏe bản thân một cách tốt nhất.
ArrayBình luận (55)
Nhất nam an bì thang này dùng có phức tạp ko nhỉ. Thấy mấy thuốc nguồn gốc dược liệu thường phải đun sắc cầu kì tốn thời gian lắm
Ko đâu chị ơi. Liệu trình nhất nam an bì thang gồm thuốc uống, thuốc bôi, thuốc rửa khắc phục triệu chứng ngứa, viêm da nhanh chóng. Thuốc uống còn tác động sâu đến các căn nguyên trong cơ thể nữa. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ điều chỉnh các dạng thuốc dùng cho phù hợp mà
Bác hàng xóm nhà tôi còn mãn tính 20 năm mề đay mẩn ngứa mà dùng nhất nam an bì thang khỏi hẳn đấy. Nói chung là thuốc tốt rất nhiều người tin dùng luôn
Dễ dùng mà, tiện dụng mà đơn giản. Trong thuốc có phối hợp toàn dược liệu tốt cho da thanh nhiệt giải độc rồi. Cứ lấy thuốc và dùng theo hướng dẫn thôi. Bên trung tâm da liễu đông y này hướng dẫn kĩ càng lắm cứ yên tâm
Ngứa da thì các cụ hay dùng trà xanh hay hương nhu để làm sạch cho giảm cảm giác ngứa đấy. Cơ mà mình ko có nhiều thời gian chuẩn bị nên cứ dùng nhất nam an bì thang thôi, trong bài thuốc tích hợp rất nhiều dược liệu quý vừa chữa bệnh vừa tránh đc tái phát luôn