Nguyên Nhân Gây Ngứa Da Đầu Và Cách Khắc Phục Dứt Điểm

Ngứa da đầu là tình trạng khá phổ biến, mặc dù phần lớn các trường hợp đều không có gì quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây có thể là triệu chứng cảnh báo của các bệnh lý mãn tính, cân được điều trị sớm để tránh nguy cơ lây nhiễm, rụng tóc, hói,… Để biết chính xác nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo ngay tại bài viết dưới đây. 

Ngứa da đầu do đâu?

Khi bị ngứa da đầu, phần lớn chúng ta đều nghĩ đó là do gàu và tìm cách trị gàu. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến da đầu ngứa ngáy còn có thể xuất phát từ các bệnh lý. Vậy nên, các bạn không nên chủ quan, hãy tìm hiểu đúng nguyên nhân để tiến hành điều trị có hiệu quả, tránh biến chứng không mong muốn. 

Không chỉ do gàu, tình trạng ngứa ngáy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
Không chỉ do gàu, tình trạng ngứa ngáy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Theo đó, tình trạng da đầu bị ngứa ngáy có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

Da dầu bị đổ dầu gây ngứa và khó chịu

Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao là nguyên nhân khiến da đầu tiết nhiều bã nhờn hơn bình thường. Cộng thêm tình trạng ô nhiễm, bụi bẩn khiến nấm, vi khuẩn có điều kiện ký sinh, phát triển và gây ngứa ngáy, khó chịu. 

Để hạn chế da đầu tiết dầu vào những ngày nắng nóng, mọi người khi ra đường ngoài che chắn cho da thì cần đội thêm mũ, che ô cẩn thận. Đồng thời nên vệ sinh mái tóc mỗi ngày, ưu tiên dùng dầu gội, dầu xả – dầu dưỡng làm sạch, cân bằng độ ẩm cho da đầu có thành phần tự nhiên. Điều này sẽ giúp tóc chắc khỏe, ngăn ngừa nguy cơ bùng phát bệnh, tránh để tình trạng ngứa ngáy thêm nghiêm trọng hơn. 

Ngoài ra, mọi người cũng không nên lạm dụng các sản phẩm làm sạch, chăm sóc da đầu vì chúng có thể gây thừa dầu, da đầu dễ bị bít tắc gây ngứa ngáy nhiều hơn. 

Ngứa ngáy da đầu do gàu

Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ ngứa ngáy da đầu. Gàu là tình trạng nhiễm nấm khuẩn có tên melissa – loại nấm hình thành, phát triển trong môi trường da đầu nhiều dầu nhờn, bụi bẩn khiến da đầu bị ngứa, thậm chí là rụng tóc nhiều. Da đầu càng nhiều gàu, tình trạng ngứa ngáy càng nghiêm trọng. Lúc này bạn thường có xu hướng giải quyết cơn ngứa bằng cách gãi. Tuy nhiên chính hành động này lại khiến các sợi tóc trở nên yếu và dễ rụng hơn. 

Chưa kể, gàu còn làm bít tắc lỗ chân lông, khiến tóc khó mọc. Để giải quyết tình trạng này, mọi người nên chọn đúng loại dầu gội, dầu xả, dầu dưỡng, gội đầu sạch sẽ thường xuyên. Đồng thời đừng quên vệ sinh mũi bảo hiểm, tránh đội mũ khi chúng còn ướt, không sử dụng nhiều hóa chất trên tóc và bảo vệ da trước tác động từ môi trường. 

Bị ghẻ

Bệnh ghẻ do một loại bỏ nhỏ gây ngứa ở người gây nên. Loại bọ này thường chui vào vào da đầu, gây ngứa ngáy đến mức bạn có thể bị mất ngủ, thức trắng cả đêm. Phần lớn những trường hợp bị ghẻ là do vệ sinh da đầu không tốt hoặc không thường xuyên thay ga giường, vỏ gối, dọn dẹp nhà cửa. Để biết bản thân có bị ghẻ hay không, mọi người nên tới các cơ sở y tế để thăm khám, dùng thuốc chữa ghẻ theo đơn kê từ bác sĩ. 

Ghẻ thường xuất hiện ở những người vệ sinh da kém
Ghẻ thường xuất hiện ở những người vệ sinh da kém

Bệnh chàm

Chàm da đầu thường phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nhưng những người trưởng thành cũng không ngoại lệ. Khi bị chàm da ở đầu, ngoài những cơn ngứa ngáy thông thường, chúng còn có thể dẫn tới nhiễm trùng da, rụng tóc, bong tróc vô cùng mất thẩm mỹ. Những dấu hiệu điển hình nhất khi bị chàm da đầu là da nổi mảng đỏ, hồng nhạt, có cảm giác như bị bỏng, rát nhẹ. Cùng với đó là cảm giác ngứa ngáy da đầu một cách dữ dội. 

Do viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã (viêm da tiết bã nhờn) là tình trạng viêm da phổ biến khiến da bị bong tróc, sưng đỏ và ngứa ngáy. Chứng bệnh này có thể phát triển ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, trong đó có cổ, gáy và da đầu. Khi mắc bệnh, da đầu sẽ xuất hiện gàu kèm theo hiện tượng bong tróc mảng vảy trắng trông vô cùng mất thẩm mỹ. 

Bệnh viêm da tiết bã da đầu có thể điều trị được bằng việc sử dụng dầu gội đặc trị hoặc các dược phẩm khác. Với trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc kem bôi có chứa steroid. 

Bị viêm nang lông

Viêm nang lông thường hình thành do thói quen sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc có thành phần hóa chất khiến da đầu bị ngứa. Tình trạng này rất dễ phát triển thành bệnh viêm nang lông mãn tính, không chỉ gây ngứa mà còn làm suy nhược thần kinh, stress, mất ngủ kéo dài,… 

Có chấy

Chấy cũng là nguyên nhân gây ngứa ngáy da đầu dữ dội. Nếu đang bị chấy, bạn cần nhanh chóng tiến hành loại bỏ loại sinh vật này. Bởi chấy sinh sản khá nhanh, những cơn ngứa thường do chấy cắn, bò đi bò lại trên da đầu. Chấy thường phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng có thể sinh sống, phát triển nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau. 

Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ bị chấy nhất
Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ bị chấy nhất

Mắc bệnh vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu xảy ra khi hệ thống miễn dịch tạo ra quá nhiều tế bào da phát triển trên nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, chẳng hạn như da đầu. Khi bệnh lý hình thành tại vị trí này, chúng thường có biểu hiện gần giống như bị gàu nhưng không phải. Trường hợp bị vảy nến sẽ cần nhiều thời gian điều trị và việc chữa trị cũng gặp khó khăn hơn nhiều.

Theo đó, nếu bị vảy nến da đầu, người bệnh sẽ có các biểu hiện như hình thành các mảng da bám trên da đầu, đặc biệt là phần chân tóc và gáy. Có những mảng da bong tróc màu trắng, đỏ, da khô dẫn tới tình trạng ngứa ngáy dữ dội. Nhiều trường hợp còn bị chảy máu, rò rỉ dịch, rụng tóc,… 

Dây thần kinh có vấn đề

Theo một vài nghiên cứu, tình trạng da đầu bị ngứa ngáy dữ dội không phải xuất phát từ các nguyên nhân đã nêu, mà có thể do dây thần kinh bị tổn thương. Hoặc xảy ra bất thường trong cách thức hoạt động khiến da đầu có cảm giác ngứa ngáy, đặc biệt là khi bị zona, đái tháo đường. 

Bên cạnh đó, việc rụng tóc cũng có khả năng gây ra những vết sẹo sâu làm tổn thương dây thần kinh, khiến da đầu ngứa ngáy.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân được đề cập phía trên, tình trạng da đầu ngứa ngáy còn có thể xuất phát từ những yếu tố làm tăng nguy cơ như sau: 

  • Thói quen búi tóc, tết tóc hay cột tóc đuôi ngựa quá chặt sẽ gây rụng tóc, làm tổn thương nang tóc. Tóc dễ bị rụng, mỏng đi nếu bạn thường cột tóc chặt trong thời gian dài. Các nghiên cứu cũng cho thấy việc buộc tóc chặt sẽ tác động xấu tới sợi tóc, dây thần kinh, cơ ở da đầu và khiến da đầu bị ngứa, đau nhức. 
  • Dị ứng với các sản phẩm chăm sóc da đầu, đặc biệt là những sản phẩm có chứa chất tạo mùi, chất hóa học,… 
  • Trường hợp bị parkinson, HIV, căng thẳng, stress quá mức cũng rất dễ bị ngứa ngáy da đầu. 
  • Chế độ ăn uống không phù hợp, không đủ chất, đặc biệt là thiếu vitamin D, khoáng chất sẽ làm da đầu suy yếu, dễ bị kích ứng và ngứa ngáy. 
  • Tình trạng da đầu bị ngứa ngáy còn có thể do dị ứng với các loại thuốc điều trị, rối loạn lo âu, mắc bệnh lupus hoặc do đau nửa đầu. 
  • Ung thư da đầu sẽ khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nếu bạn nghi ngờ bản thân bị ung thư da, hãy tới gặp bác sĩ da liễu ngay để được thăm khám, chẩn đoán và tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. 
Ung thư da đầu là bệnh lý khá nguy hiểm, cần được can thiệp y tế sớm
Ung thư da đầu là bệnh lý khá nguy hiểm, cần được can thiệp y tế sớm

Triệu chứng khi bị ngứa da đầu

Ngứa da đầu thường là ngứa rát, ngứa ran hoặc đau. Bên cạnh đó, người bị ngứa ngáy da đầu còn có những triệu chứng đi kèm như:

  • Da đầu khô, nhạy cảm.
  • Có mảng hói da đầu.
  • Vết loét đầy mủ.
  • Sốt nhẹ.
  • Sưng da đầu.
  • Viêm loét da đầu.
  • Đỏ da đầu. 
  • Vảy – mảng trên da đầu. 

Cách điều trị ngứa da đầu hiệu quả

Sau khi đã biết nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa ngáy da đầu, tùy theo tình trạng cụ thể để áp dụng theo các cách điều trị sau đây: 

Điều trị bằng mẹo dân gian

Các biện pháp điều trị bằng mẹo dân gian thích hợp với những trường hợp bị ngứa da đầu nhẹ, không phải xuất phát từ yếu tố bệnh lý. Dưới đây là top các cách điều trị đơn giản, dễ áp dụng tại nhà:

  • Sử dụng nha đam: Trường hợp hay bị ngứa da đầu, mọi người nên dùng 1 nhánh nha đam đã được gọt vỏ. Lấy phần thịt bên trong thoa đều lên da đầu trong 20 phút rồi gội lại đầu với nước ấm. Nha đam có tính mát, giúp cấp ẩm, kháng khuẩn, dưỡng tóc, trị ngứa ngáy da đầu hiệu quả nên bạn có thể áp dụng thường xuyên. 
  • Sử dụng giấm táo: Sau khi gội đầu xong, bạn dùng khoảng 3 muỗng cà phê giấm táo pha với 1 ly nước ấm để tạo thành hỗn hợp massage da đầu. Thực hiện trong vòng 20 phút rồi xả lại tóc, da đầu với nước là xong. Trong giấm táo có chứa axit axetic nên sẽ giúp kháng khuẩn, chống viêm, làm sạch da đầu hiệu quả. 
  • Dùng vỏ bưởi và sả: Ngứa da đầu gội gì? Do có chứa nhiều vitamin, hoạt chất kháng khuẩn, trị nấm nên vỏ bưởi – sả có thể làm giảm tình trạng ngứa ngáy da đầu hiệu quả, an toàn. Chưa kể 2 nguyên liệu này còn cung cấp các tinh chất giúp tóc chắc khỏe, hạn chế tình trạng xơ rối, gãy rụng. Theo đó, bạn lấy phần vỏ bưởi, 3 củ sả, vài lát chanh rồi đun sôi với khoảng 1 lít nước. Chờ cho nước nguội bớt thì dùng để gội đầu với tần suất tuần 3 lần. 
Dùng vỏ bưởi và sả giúp tóc chắc khỏe, hạn chế tình trạng ngứa ngáy hiệu quả
Dùng vỏ bưởi và sả giúp tóc chắc khỏe, hạn chế tình trạng ngứa ngáy hiệu quả
  • Dùng chanh: Nếu bạn đang băn khoăn với câu hỏi “ngứa da đầu phải làm sao” thì có thể sử dụng ngay mẹo chữa này. Vắt 1 quả chanh lấy nước pha cùng 1 ly nước ấm. Sau đó dùng vỏ chanh vừa vắt thoa nhẹ nhàng lên tóc, tiếp tục dùng nước chanh đã pha để massage nhẹ nhàng nhằm làm sạch gàu, vi khuẩn, vi nấm gây ngứa ngáy. Sau 3 phút, bạn gội sạch lại đầu với nước là được. Bởi chanh có tính axit tự nhiên nên có khả năng diệt khuẩn, nấm. Đồng thời giúp cung cấp vitamin, khoáng chất dưỡng tóc, cân bằng độ pH. Tuy nhiên, ngứa da đầu và cách chữa trị này không nên áp dụng quá thường xuyên vì có thể khiến da đầu bị tổn thương. 
  • Dầu dừa: Đây cũng là một trong những nguyên liệu có khả năng cải thiện tình trạng ngứa ngáy da đầu hiệu quả. Không những thế, dầu dừa còn giúp cấp ẩm, nuôi dưỡng tóc bóng mượt, chắc khỏe. Để thực hiện, bạn dùng 10ml dầu dừa massage trực tiếp lên da đầu và tóc, khoảng 30 phút sau gội lại với dầu gội như bình thường. 
  • Mẹo dùng tinh dầu tràm trà: Mỗi lần gội đầu, bạn pha vài giọt giấm táo vào dầu gội thường dùng rồi gội đầu như bình thường. Với đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, tinh dầu tràm trà có thể hỗ trợ tiêu diệt các loại virus, vi nấm gây nên tình trạng ngứa ngáy ở da đầu. 

Trị ngứa da đầu bằng thuốc

Trường hợp ngứa da đầu dữ dội, da đầu hay bị ngứa lại dù đã áp dụng các biện pháp điều trị bằng mẹo dân gian nhưng vẫn không đạt hiệu quả. Lúc này, mọi người cần dùng thuốc hoặc liệu pháp chuyên dụng để cải thiện. Việc dùng thuốc cần có sự tư vấn, hướng dẫn từ bác sĩ để tránh nguy cơ bị rụng tóc, làm tổn thương da đầu. 

Thông thường, với những đối tượng bị ngứa da đầu nghiêm trọng, bác sĩ có thể khuyến nghị bệnh nhân nên dùng kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ. Hoặc dùng dầu gội chuyên dụng như dầu gội chống gàu, chống nấm, điều trị chấy rận (nếu có). Thậm chí là dùng kem có chứa corticosteroid nếu có dấu hiệu bị chàm da, viêm da dị ứng, viêm da tiết bã,… 

Biện pháp phòng ngừa tình trạng ngứa da đầu

Để phòng tránh tình trạng ngứa da đầu, các bạn cần nắm được một vài lưu ý sau:

  • Đầu tiên hãy đảm bảo da đầu luôn sạch sẽ, tuy nhiên không cần gội đầu quá thường xuyên. Bạn chỉ cần gội đầu với tần suất 3 – 4 lần/tuần là được. Việc gội đầu càng nhiều sẽ khiến da đầu càng khô, càng dễ gây ngứa ngáy, khó chịu. 
  • Nên chọn dầu gội lành tính, an toàn và nhẹ dịu với da đầu. Tốt nhất hãy ưu tiên những dòng sản phẩm được chiết xuất từ các nguyên liệu tự nhiên, không chứa thành phần hóa học. 
  • Sau khi gội đầu xong, hạn chế dùng máy sấy ở nhiệt độ quá nóng. Bởi nhiệt độ quá nóng vừa dễ làm tóc dễ khô xơ, lại khiến da đầu trở nên nhạy cảm hơn. 
  • Không nên để đầu ướt đi ngủ để tránh bị nấm da đầu. 
Không để tóc ướt đi ngủ để tránh bị nấm
Không để tóc ướt đi ngủ để tránh bị nấm
  • Thường xuyên giặt khăn tắm, khăn quấn lau tóc và phơi chúng ở nơi có ánh nắng mặt trời nhằm tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn hiệu quả. 
  • Tránh tiếp xúc cơ thể, dùng chung đồ cá nhân như khăn tắm, vỏ gối, mũ bảo hiểm, lược để ngăn lây lan chấy hoặc các bệnh lý da liễu khác. 
  • Hạn chế uống, nhuộm, tẩy tóc hay tạo kiểu nhiều.
  • Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, giàu vitamin, khoáng chất và hạn chế ăn đồ cay nóng. Bởi có rất nhiều trường hợp bị ngứa da đầu khi ăn đồ nóng nên bạn cần hết sức lưu ý. 
  • Tránh để da đầu tiếp xúc với nhiệt độ cao, kể cả khi đi ra ngoài trời nắng. 
  • Cần tuân thủ theo kế hoạch điều trị nếu đang mắc bệnh rối loạn tự miễn dịch, vảy nến hay những bệnh lý khác. 
  • Nếu tình trạng ngứa ngáy không biến mất trong vài ngày, kèm theo hiện tượng rụng tóc, đau, lở loét, ngứa ngáy dữ dội thì cần tới bệnh viện thăm khám. 

Ngứa da đầu là vấn đề thường gặp và chúng thường không quá nghiêm trọng. Các bạn chỉ cần tìm ra nguyên nhân để xử lý, đồng thời thực hiện theo những lưu ý được đề cập trong bài viết là được. Trong trường hợp mắc bệnh lý ở vùng da đầu, hãy tới bệnh viện để được thăm khám, điều trị và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

Array

Chia sẻ

Triệu chứng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top