Ngứa Đầu Rụng Tóc Do Đâu? Làm Sao Để Điều Trị Hiệu Quả?
Ngứa đầu rụng tóc là tình trạng thường gặp, bệnh có thể xuất hiện do nhiều yếu tố kết hợp hoặc do một triệu chứng của bệnh lý nào đó mà bạn đang mắc phải. Trong nhiều trường hợp, đầu bị ngứa và rụng tóc còn kèm theo hiện tượng sưng nề, bong tróc da thành từng mảng trông vô cùng mất thẩm mỹ. Để biết chính xác nguyên nhân cũng như cách điều trị da đầu ngứa và tóc rụng nhiều, bạn đọc có thể tham khảo thêm trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân ngứa da đầu và rụng tóc
Ngứa đầu rụng tóc là hiện tượng thường thấy, nhất là ở những người trưởng thành và có tuổi. Điều này xảy ra khi bạn gãi da đầu quá mạnh hoặc tình trạng da đầu ảnh hưởng tới cấu trúc, sức mạnh của nang tóc. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng, bởi khi bệnh lý được điều trị, tóc sẽ được mọc lại và da đầu cũng bớt ngứa hơn.
Việc bị ngứa da đầu và rụng từ 50 – 100 sợi tóc mỗi ngày là điều bình thường. Tuy nhiên, da đầu ngứa tóc rụng nhiều có thể khiến bạn lo lắng vì đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý. Vậy nguyên nhân ngứa da đầu và rụng tóc do đâu?
Do gàu
Gàu hình thành do các tuyến dầu trên da đầu hoạt động quá mức. Đây là lý do giải thích vì sao gàu thường không xuất hiện khi còn nhỏ mà tới độ tuổi thanh thiếu niên – giai đoạn lượng hoocmon tăng đột biến thì mới xảy ra hiện tượng này.
Trong khi đó lại có những ý kiến trái chiều cho rằng gàu hình thành do nhiễm trùng nấm men ở da đầu và nang tóc. Trên thực tế, gàu hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như da đầu bị kích thích quá mức bởi việc chải đầu, gội đầu, massage, ô nhiễm môi trường, thời tiết, sấy, nhuộm – duỗi tóc thường xuyên,….
Mặc dù gàu không ảnh hưởng tới sức khỏe, không lây nhiễm nhưng những mảng gàu trắng chính là yếu tố làm tăng nguy cơ bị ngứa đầu rụng tóc. Gàu có thể xuất hiện ở bất kỳ ai nhưng phát triển thuận lợi hơn ở nam giới nhiều hơn nữ, ở người có chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu vitamin B, thiếu kẽm, chất béo. Hoặc những đối tượng có làn da đầu nhờn, bị mắc bệnh thần kinh parkinson, người phục hồi sau đau tim, đột quỵ, hệ miễn dịch suy yếu,… đều có khả năng bị gàu cao.
Ngứa da đầu và rụng tóc do bị dị ứng
Ở những trường hợp nghiêm trọng, phản ứng dị ứng với thuốc nhuộm tóc có thể khiến da đầu bị viêm, gây ngứa và rụng tóc. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí ISRN Dermatology, người ta đã phát hiện có tới khoảng 1% số người bị dị ứng với PPD (paraphenylenediamine) – thành phần thường có trong thuốc nhuộm tóc.
Nếu da đầu quá nhạy cảm, cộng thêm tình trạng dị ứng PPD có thể khiến tóc rụng nhiều hơn. Lúc này nếu không được can thiệp xử lý sớm, ngoài rụng tóc, ngứa da đầu, bệnh nhân còn có nguy cơ bị hói vĩnh viễn hoặc ảnh hưởng tới hệ thần kinh, thị lực và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Ngứa da đầu rụng tóc do vảy nến
Cứ 100 người bị vảy nến thì có tới 50% trong số họ được chẩn đoán có tiến triển lên vảy nến da đầu. Người bị vảy nến trên da đầu cũng tương tự như những bệnh da liễu khác, chúng có thể gây ra các vảy trắng khô, gây viêm và rụng tóc do gãi quá nhiều hoặc làm bong các mảng vảy, mảng da,… Nghiêm trọng hơn, vảy nến da đầu có thể gây rụng tóc vĩnh viễn nên cần được tiến hành điều trị tích cực.
Da đầu ngứa tóc rụng nhiều do một số bệnh về dây thần kinh
Ngứa đầu rụng tóc rất dễ hình thành do một số bệnh về dây thần kinh như:
- Bệnh tiểu đường: Bệnh lý này có thể ảnh hưởng tới lượng máu trong cơ thể, làm rối loạn quá trình tiết mồ hôi ở da nên dễ khiến bạn có cảm giác ngứa da đầu.
- Bệnh zona thần kinh: Mụn nước là nguyên nhân hàng đầu khiến người mắc bệnh zona thần kinh bị ngứa da đầu, đau nhức và khó chịu. Vậy nên khó tránh khỏi việc cào gãi nhiều dẫn tới rụng tóc, trầy xước da.
Nấm da đầu
Nấm da đầu là bệnh nhiễm trùng do nấm xâm nhập vào da đầu, nang tóc gây ra hiện tượng rụng tóc. Mỗi loại vi nấm sẽ gây ra hiện tượng nhiễm trùng khác nhau, tóc có thể bị gãy ở sát bề mặt da đầu hoặc bị gãy thân trên nhưng vẫn còn phần chân tóc.
Bệnh nấm da đầu có khả năng lây lan nhanh chóng từ vùng da này tới vùng da khác. Chưa kể chúng còn có thể lây người này qua người khác và thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ. Khi bị nấm da đầu, người bệnh có thể bị phát ban, đóng vảy khô, hình thành các chấm đen gồ ghề gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
Ngứa da đầu và rụng tóc là bệnh gì? Bệnh ung thư lành tính
Hiện tượng ngứa đầu rụng tóc được cho là dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư lành tính như ung thư tế bào vảy, ung thư mô tế bào đáy,… Những bệnh ung thư này có thể làm xuất hiện những nốt sần cứng trên đầu với kích thước khoảng 3 – 10mm. Để lâu, các nốt mụn sẽ dần to ra, ngả qua màu đỏ kèm theo cảm giác ngứa ngáy, đau rát.
Tình trạng trên chính là dấu hiệu của những tổn thương tiền ung thư hay còn gọi là dày sừng quang hóa. Mặc dù vậy thì bạn cũng không nên quá lo lắng, bởi chỉ khoảng 10% người có hiện tượng này có nguy cơ mắc ung thư.
Da đầu ngứa và rụng tóc do buộc tóc quá chặt
Đây là lý do đơn giản nhất nhưng cũng phổ biến nhất mà nhiều người thường bỏ qua. Thói quen cột tóc, buộc tóc quá chặt trong thời gian dài sẽ làm tổn thương nang tóc, tác động tới dây thần kinh. Lâu dần gây nên tình trạng ngứa da đầu, rụng tóc, thậm chí là đau nhức đầu dữ dội.
Da đầu ngứa gàu rụng tóc do tiếp xúc với ánh nắng
Khi bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu sẽ khiến da đầu tiết bã nhờn, tạo điều kiện cho nấm khuẩn phát triển và hình thành nên các cơn ngứa ngáy khó chịu. Ngoài ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời, da dầu ngứa rụng tóc còn có thể bị ảnh hưởng từ khói bụi, ô nhiễm môi trường,… Vậy nên khi ra ngoài, bên cạnh việc bảo vệ da, các bạn cũng nên che chắn cho tóc, hạn chế để tóc và da đầu tiếp xúc với ánh mặt trời, khói bụi và các tác nhân có hại từ môi trường khác.
Viêm nang lông da đầu
Viêm nang lông da đầu là tình trạng nhiễm trùng các nang tóc. Bệnh xuất hiện khi vi khuẩn tụ cầu và nấm hình thành quá mức. Ngoài những nốt mụn nhỏ, khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, viêm nang lông trên da đầu còn gây rụng tóc tạm thời. Mặc dù tình trạng sẽ chấm dứt nếu được điều trị đúng cách và tích cực. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp chủ quan, điều trị sai cách khiến tóc rụng vĩnh viễn.
Cách trị ngứa đầu rụng tóc
Cách trị ngứa đầu rụng tóc ở mỗi người là khác nhau vì còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Sau khi kiểm tra và tiến hành các xét nghiệm liên quan, bác sĩ có thể chỉ định bạn áp dụng những cách điều trị sau đây:
Cách trị ngứa da đầu và rụng tóc bằng thuốc
Trong trường hợp ngứa da đầu, rụng tóc nhiều là do bệnh lý gây ra, bạn có thể được chỉ định dùng các loại thuốc điều trị như:
- Thuốc steroid dùng đường uống hoặc bôi lên da đầu để làm giảm tình trạng viêm nhiễm.
- Thuốc trị nấm dạng bôi – uống để chống lại nấm men.
- Thuốc miễn dịch giúp kích thích hoặc ức chế phản ứng miễn dịch.
- Dùng Minoxidil làm chậm quá trình rụng tóc và kích thích tóc mới mọc nhanh.
- Cấy tóc.
- Sử dụng Finasteride trị hói đầu do di truyền.
Mẹo dân gian trị da đầu bị ngứa và rụng tóc
Các mẹo dân gian trị da đầu bị ngứa và rụng tóc thường được áp dụng trong trường hợp không quá nghiêm trọng. Biện pháp này được đánh giá là an toàn, dễ thực hiện và có thể giúp tóc chắc khỏe, da đầu bớt bong tróc, ngứa ngáy hơn.
- Dùng tinh dầu bưởi và sả trị rụng tóc ngứa da đầu: Với chị em phụ nữ tóc mỏng, hay bị rụng tóc có lẽ không còn xa lạ với các loại tinh dầu bưởi. Bởi đây là loại tinh dầu nổi tiếng với công dụng kích thích mọc tóc, giúp tóc mềm mượt. Bên cạnh đó, tinh dầu sả còn giúp làm sạch, ngăn ngừa gàu, vi khuẩn gây ngứa ngáy. Ở cách này, bạn dùng vỏ bưởi tươi hoặc khô đều được, đun sôi cùng vỏ bưởi và vài củ sả đập dập. Dùng nước vừa đun pha cùng nước mát và gội đầu đều đặn 3 lần/tuần.
- Mẹo dùng bia nóng: Do được làm từ lúa mạch nên bia có chứa khoáng chất tốt cho tóc. Dùng bia để dưỡng tóc không phải mẹo chữa mới lạ, biện pháp này đã được nhiều chị em áp dụng và cho hiệu quả tốt. Bạn dùng bia đã được hâm nóng để làm ướt tóc, ủ trong khoảng 1 tiếng với khăn ấm rồi xả lại với nước nhiều lần cho sạch. Áp dụng mẹo dùng bia nóng trị ngứa đầu rụng tóc 2 – 3 lần/tuần để đạt được hiệu quả như mong muốn.
- Dùng baking soda: Mọi người có thể dùng baking soda để làm giảm rụng tóc, ngứa do đặc tính chống nấm, kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng trên da đầu. Mặt khác, baking soda còn hỗ trợ cân bằng độ pH của da đầu, làm dịu da hiệu quả. Cách thực hiện như sau: Bạn dùng 2 thìa baking soda bỏ vào bát, cho thêm ít nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Dùng hỗn hợp này thoa lên da đầu và để ủ trong 15 phút, sau đó xả sạch lại với nước là được.
- Trị ngứa da đầu và rụng tóc bằng giấm gạo, nước cốt chanh: Gàu là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngứa da đầu. Vậy nên để loại bỏ gàu, bạn có thể kết hợp giấm gạo và nước cốt chanh để giảm cảm giác ngứa ngáy, làm sạch da đầu nhanh chóng. Theo đó, bạn cần trộn giấm táo và nước cốt chanh theo tỷ lệ 1:1. Sau đó, thoa hỗn hợp lên tóc và ủ trong 1 tiếng mới xả lại với nước. Để đạt được hiệu quả trị da đầu bị ngứa, rụng tóc bạn nên áp dụng 2 – 3 lần/tuần.
- Dùng dầu dừa: Với hàm lượng axit lauric – chất béo bão hòa nên dầu dừa có tính kháng khuẩn, giúp da đầu hấp thu hiệu quả các dưỡng chất. Để góp phần cải thiện tình trạng ngứa ngáy, rụng tóc, sau khi gội đầu xong, bạn có thể thoa dầu dừa nguyên chất lên tay rồi massage nhẹ nhàng từ chân tóc để dầu dừa hấp thụ điều, hiệu quả hơn. Tần suất dùng dầu dừa trị ngứa da đầu gây rụng tóc là 2 lần/tuần.
- Sử dụng giấm táo: Giấm táo với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, chống nấm nên có khả năng làm giảm cảm giác ngứa ngáy, khô da dầu. Ngoài ra, giấm táo cũng có chứa nhiều dưỡng chất giúp nuôi dưỡng, phục hồi tóc hư tổn. Các bạn có thể pha giấm táo với nước ấm, sử dụng như dầu xả sau khi gội đầu. Sử dụng tuần 2 lần khi mới bắt đầu và giảm xuống 1 lần/tuần khi thấy da đầu – tình trạng rụng tóc cải thiện.
Biện pháp phòng ngừa bệnh ngứa da đầu và rụng tóc
Để phòng tránh tình trạng ngứa đầu rụng tóc, mọi người cần thay đổi từ những thói quen hàng ngày. Cụ thể như sau:
- Đầu tiên mọi người cần giữ gìn vệ sinh cơ thể, gội đầu tuần 2 – 3 lần, không nên gội đầu quá nhiều vì điều này có thể làm mất độ ẩm tự nhiên của da đầu. Từ đó khiến da đầu bị khô, làm tăng cảm giác ngứa ngáy và rụng tóc không kiểm soát được.
- Chọn những loại dầu gội, dầu xả, kem ủ tóc lành tính, được chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên. Không dùng những sản phẩm có mùi hương quá nồng hoặc có chứa thành phần hóa học vì có thể khiến da đầu bị kích ứng, tóc gãy rụng, yếu đi và dễ rụng hơn.
- Khử trùng các vật dụng trung gian có khả năng tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn sinh sôi gây bệnh như mũ bảo hiểm, lược, chăn, gối,… Cách làm này sẽ giúp hạn chế tình trạng ngứa da đầu, phòng tránh nguy cơ tái phát, ngăn bệnh lây nhiễm từ người này qua người khác.
- Tránh dùng chung khăn tắm, khăn lau người, khăn quấn tóc với những người khác. Các bệnh lý da liễu như vảy nến, viêm da tiết bã nhờn có thể lây lan xuống mặt, da cổ hoặc lây ngược lên. Đồng thời, mọi người cũng cần thường xuyên giặt khăn mặt, nên phơi khăn dưới trời nắng to để diệt khuẩn, loại bỏ nấm hiệu quả.
- Tránh buộc tóc, tết tóc quá chặt, tốt nhất bạn nên thả tóc hoặc buộc lỏng để không khiến tóc bị tổn thương hoặc làm da đầu bị đau, ngứa ngáy.
- Chăm chỉ massage da đầu mỗi ngày bằng cách lấy một tí dầu dưỡng xoa lên lòng bàn tay rồi bóp nhẹ lên tóc – da đầu.
- Không để tóc còn ướt khi đi ngủ vì rất dễ bị nấm da đầu.
- Dành thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, để tâm trạng thư giãn, tránh bị căng thẳng, stress. Bởi đầu óc căng thẳng quá mức có thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, làm ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến bã nhờn khiến dầu nhờn tiết ra nhiều gàu, gây viêm da đầu.
- Mọi người cũng nên hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ ăn vặt vì đây là những thực phẩm có chứa lượng dầu mỡ cao khiến gan và các cơ quan nội tạng khác phải làm việc với công suất cao. Từ đó khiến việc thải độc, thanh nhiệt cơ thể gặp vấn đề, dầu nhờn sẽ phát triển mạnh mẽ và gây nên các bệnh lý da liễu.
- Thăm khám ngay khi có các triệu chứng rụng tóc và ngứa da đầu kéo dài mãi không khỏi.
Trên đây là những thông tin liên quan tới tình trạng ngứa đầu rụng tóc và cách xử lý phù hợp. Nếu da đầu không chỉ ngứa mà còn bị đau nhức, xuất hiện tình trạng vảy trên da đầu, gây ảnh hưởng tới giấc ngủ thì bạn nên nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám, điều trị. Đồng thời cũng nên chú ý hơn tới việc vệ sinh cơ thể, da đầu và nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng, phòng tránh bệnh lý, nguy cơ rụng tóc tốt hơn.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!