Ngứa Dưới Da Là Do Bệnh Gì, Có Nguy Hiểm Không, Điều Trị Thế Nào?
Ngứa dưới da là triệu chứng điển hình của nhiều bệnh lý khác nhau như bệnh chàm, bệnh lý về gan thận, rối loạn thần kinh, dị ứng,…. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng mang lại cảm giác, ngứa ngáy khó chịu, thậm chí để lại biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin về tình trạng này và cách chữa trị phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo!
Ngứa dưới da là gì? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Ngứa dưới da còn được gọi với tên ngứa trong da là tình trạng tổn thương cấu trúc da từ bên trong gây ngứa râm ran. Đây không phải là một bệnh lý mà khởi phát ngứa từ trong da thịt khiến người bệnh khó chịu, thường xuyên gãi mạnh hoặc cào xước da để thỏa mãn cơn ngứa. Tùy theo nguyên nhân và mức độ mà tình trạng ngứa ngáy sẽ kéo dài 1-2 tiếng hoặc dài hơn.
Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng người bị ngứa dưới bề mặt da không nên chủ quan, nếu gặp các triệu chứng sau nên gặp bác sĩ thăm khám:
- Cảm giác ngứa dưới da lan khắp toàn thân.
- Thời gian ngứa ngáy kéo dài 2 tuần và không thuyên giáp khi sử dụng các mẹo điều trị tại nhà.
- Giấc ngủ và mức độ tập trung bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Ngứa râm ran dưới da kèm sốt, giảm cân, mệt mỏi, táo bón triền miên,….
Sau khi chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp và lộ trình điều trị phù hợp. Vì thế, để nhanh chóng cải thiện tình trạng ngứa trong da, người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Ngứa dưới da là dấu hiệu của bệnh gì?
Người ngứa trong da là bệnh gì? Trả lời chính xác được câu hỏi này, người bệnh sẽ dễ dàng lựa chọn được phương pháp điều trị hợp lý, mang lại hiệu quả cao. Theo các chuyên gia, tình trạng ngứa dưới da cảnh báo bạn đang có nguy cơ mắc các bệnh lý sau:
- Bệnh Celiac:Bệnh Celiac xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn thực phẩm với vi khuẩn khiến lớp màng trong ruột bị phá hỏng. Nếu bệnh lý này không được điều trị đúng cách sẽ gây ra ngứa râm ran dưới da và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh của người bệnh, thậm chí tăng nguy cơ vô sinh.
- Bệnh cường giáp, suy giáp: Tuyến giáp bị suy yếu sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết tố và quá trình trao đổi chất bị trì trệ. Hậu quả dẫn đến cơ thể dễ bị rơi vào tình trạng mệt mỏi, ngứa ngáy trong da, cân nặng thay đổi thất thường. Đặc biệt, nữ giới sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và ảnh hưởng chức năng sinh lý đối với nam giới.
- Bệnh liên quan gan thận: Gan, thận là 2 cơ quan quan trọng của cơ thể, giữ vai trò chuyển hóa, thanh lọc và đào thải chất độc hại trong cơ thể. Một trong hai cơ quan này gặp vấn đề, suy yếu làm độc tố tích tụ trong cơ thể lâu ngày sẽ đào thải qua da. Điều này khiến người bệnh ngứa ngáy trong da thịt. Ngoài ra, những người gặp vấn đề về gan, thận còn gặp các triệu chứng khác đi kèm như táo bón, tiểu nhiều, chán ăn, vàng da,….
- Do dị ứng: Dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng ngứa nổi hạt dưới da hay ngứa trong da. Khi bị các tác nhân dị nguyên như nước hoa, thực phẩm, bụi bẩn,… xâm nhập vào cơ thể sẽ sản sinh ra các hoạt chất trung gian gây dị ứng. Đây chính là căn nguyên gây ngứa ngáy dưới da điển hình. Ngứa dưới da có thể gặp trong nhiều trường hợp như dị ứng đồ ăn, dị ứng hóa chất, viêm da dị ứng,…
- Bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh: Nhắc đến nguyên nhân gây ngứa dưới da không thể bỏ qua các bệnh lý thần kinh như chèn ép thần kinh, thần kinh ngoại biên trong tiểu đường, HIV,…. Người bệnh mắc các bệnh trên không chỉ ngứa ngáy mà còn bị tê bì và có cảm giác châm chích dưới da như kim đâm.
- Các bệnh lý về máu và ung thư: Nếu không may mắc các bệnh lý về máu như thiếu máu, thiếu sắt,… thì cơ thể sẽ dễ xuất hiện cảm giác ngứa râm ran dưới da. Bên cạnh đó, bệnh nhân bị ung thư cũng có thể rơi vào tình trạng này do ảnh hưởng của quá trình xạ trị.
- Tác dụng phụ của thuốc: Nhiều trường hợp người bệnh bị ngứa do tác dụng phụ của những loại thuốc đang uống hàng ngày. Chỉ cần trong thuốc chứa thành phần cơ thể bị dị ứng sẽ khiến da nổi mẩn đỏ, ngứa cả trong lẫn ngoài da, kèm theo cảm giác châm chích khó chịu và buồn nôn. Vì thế, người bệnh nên xem kỹ thành phần thuốc trước khi uống cùng với sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng trên xảy ra.
Ngoài các bệnh lý trên, ngứa dưới da còn có thể xuất hiện do một vài nguyên nhân khác như: ‘
- Thường xuyên stress, mệt mỏi quá mức.
- Phụ nữ mang thai bị rối loạn nội tiết tố hoặc ứ mật sản khoa.
- Bị nhiễm trùng.
- Độ ẩm da thấp hoặc da quá khô.
- Do bị ký sinh trùng tấn công như bọ chét, rệp,….
Những cách chữa trị ngứa dưới da
Như đã đề cập ở trên, ngứa dưới da không đơn giản là do mắc các bệnh về da liễu mà còn là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm. Tùy vào từng tác nhân gây ngứa mà người bệnh sẽ điều trị bằng các biện pháp khác nhau như mẹo dân gian hoặc thuốc tây y dạng bôi/uống.
Mẹo dân gian điều trị tại nhà
Nếu chỉ đơn giản ngứa râm ran trong vài tiếng 1–2 tiếng và không lặp lại thì người bệnh có thể áp dụng mẹo dân gian tự điều trị tại nhà để giảm ngứa. Để mức độ ngứa không tăng nhanh khiến da tổn thương và để lại sẹo, bạn nên chữa trị ngay khi xuất hiện triệu chứng. Một số cách trị ngứa trong da tại nhà có thể tham khảo như:
- Uống đủ nước: Thiếu nước là một trong những nguyên nhân gây cảm giác ngứa dưới da khiến da khô. Vậy nên việc uống nước đều đặn từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để cấp ẩm cho da vô cùng cần thiết.
- Dùng bột yến mạch hoặc Baking Soda: Pha một chút bột yến mạch hoặc baking soda cùng nước ấm rồi tắm sẽ giúp da cải thiện tình trạng ngứa từ trong da thịt và kích thích khả năng phục hồi tế bào bị tổn thương.
- Tắm hoặc ngâm bằng lá thảo dược: Sử dụng lá trà xanh, lá tía tô hoặc lá trầu không rửa sạch, đun nước tắm sẽ giúp cải thiện tình trạng ngứa râm ran dưới da do dị ứng hoặc các bệnh lý khác.
- Chườm đá: Phụ nữ mang thai có cảm giác ngứa ngáy trong da có thể dùng đá lạnh, gói trong khăn bông sạch rồi chườm trực tiếp lên da để giảm ngứa.
Mặc dù nguyên liệu sử dụng điều trị tại nhà dễ tìm kiếm, lành tính nhưng mang lại hiệu quả chậm. Vì thế, người bệnh cần kiên nhẫn, không dừng giữa chừng khi sử dụng các mẹo dân gian để giảm ngứa trong da.
Dùng thuốc Tây y
Nếu chữa tại nhà một thời gian mà tình trạng ngứa không thuyên giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và kê đơn thuốc Tây y phù hợp để điều trị. Một số loại thuốc điều trị ngứa trong da được dùng phổ biến nhất hiện nay gồm:
- Thuốc/kem bôi ngoài da: Người bị ngứa dưới da có thể sử dụng thuốc bôi chứa corticoid như Phenergan, Dibetalic, Gentrisone hoặc thuốc thuộc nhóm kháng Histamin như Nytol, Benadryl cùng một vào loại dung dịch sát khuẩn ngoài da khác theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc dạng uống: Thuốc kháng Histamin viên uống như Loratadin, Cetirizin, Diphenhydramin hay nhóm thuốc Glucocorticoid đều hỗ trợ cải thiện nhanh tình trạng ngứa từ trong da thịt.
Lưu ý, trước khi sử dụng, bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám để tìm nguyên nhân chính xác cũng như xác định mức độ và diện tích vùng ngứa. Đồng thời, trong quá trình uống thuốc, người bệnh phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng/giảm liều hoặc đổi thuốc, dừng thuốc giữa chừng.
Một vài cách phòng tránh và giảm ngứa dưới da
Để phòng tránh và hạn chế tình trạng ngứa dưới da nhất có thể, bạn đọc nên thực hiện một vài biện pháp cơ bản sau:
- Lựa chọn trang phục thoải mái, chất liệu nhẹ mát, thấm hút mồ hôi tốt và không mặc đồ quá bó sát cơ thể liên tục.
- Hạn chế sử dụng chất hóa học để kích thích da.
- Luôn giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh stress và mệt mỏi thường xuyên.
- Giữ gìn vệ sinh da sạch sẽ, sử dụng kem dưỡng ẩm để cân bằng da, tuyệt đối không để da bị khô.
- Lựa chọn những loại mỹ phẩm phù hợp với tính chất da.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân như chất hóa học, bụi bẩn,….
- Uống nhiều nước và cân bằng độ ẩm cho da, đặc biệt vào thời tiết hanh khô.
Có thể thấy, ngứa dưới da không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng sẽ gây bất tiện và khó chịu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Hi vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về tình trạng này và lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp. Đặc biệt, khi vừa ngứa râm ran trong da vừa kèm theo triệu chứng lạ, người bệnh nhất định phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ, thăm khám.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!