Ngứa Nổi Da Gà Cảnh Báo Bệnh Lý Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Ngứa nổi da gà như lời cảnh báo bạn có thể đang gặp vấn đề về da liễu, gan hoặc thận. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và cản trở đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu đang gặp tình trạng thì bạn đừng bỏ lỡ bài chia sẻ dưới đây của chúng tôi!

Ngứa nổi da gà là bệnh gì?

Ngứa nổi da gà hay còn được biết đến với tên gọi sởn da gà hoặc nổi gai ốc, là tình trạng những hạt cộm nhỏ li ti xuất hiện trên da với kích thước và mật độ tương đối đồng đều. Hiện tượng này khá phổ biến, bất kỳ ai cũng gặp phải, nhất là khi gặp lạnh đột ngột hoặc sợ hãi, bất ngờ trước điều gì. Đa số trường hợp bị nổi da gà và ngứa do kích thích bên ngoài sẽ tự động biến mất khi tác nhân đi qua.

Ngứa nổi da gà hay còn được biết đến với tên gọi sởn da gà hoặc nổi gai ốc
Ngứa nổi da gà hay còn được biết đến với tên gọi sởn da gà hoặc nổi gai ốc

Tuy nhiên, nếu tình trạng này xuất hiện cùng nổi mẩn đỏ hoặc các nốt sần hoặc nổi hột và không tự mất đi thì bạn nên cảnh giác. Bởi đây có thể là lời cảnh báo của một vài bệnh da liễu hoặc nội khoa nguy hiểm sau: 

  • Nổi mề đay: Thay đổi thời tiết, khí hậu, dị ứng thực phẩm là những tác nhân gây ra nổi mề đay. Tình trạng này làm bề mặt da xuất hiện các nốt mẩn đỏ nhỏ và gây ngứa, nặng hơn có thể bị sưng mí mắt, phù toàn thân, buồn nôn, tiêu chảy,…. Dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng ngoài ý muốn. 
  • Viêm nang lông: Nếu bạn đang có dấu hiệu da nổi hột giống da gà ngứa thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bị viêm nang lông. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do tụ cầu khuẩn, làm bề mặt da nổi mụn đầu trắng hoặc mụn đỏ gây cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. 
  • Dị ứng thời tiết: Ngứa nổi da gà là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị ứng thời tiết. Trường hợp nhẹ, bề mặt da xuất hiện những mảng tấy đỏ và biến mất sau 1 khoảng thời gian. Nặng hơn, bạn có thể bị sưng rộp, ngứa ngày kèm khó thở, sổ mũi, rát họng. 
  • Viêm da cơ địa: Bị nổi da gà và ngứa là dấu hiệu dễ nhận biết của viêm da cơ địa. Cơn ngứa tăng dần từ nhẹ đến dữ dội và thường bị nặng vào ban đêm gây mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe. 
  • Các bệnh lý về gan thận: Nếu đột nhiên da nổi da gà ngứa thì bạn phải nghĩ ngay đến nguy cơ đang mắc các bệnh về gan hoặc thận. Với người bị bệnh gan, ngoài biểu hiện trên còn thêm các triệu chứng như vàng mắt, vàng da, nước tiểu sẫm và mệt mỏi. Còn với người bị thận sẽ xuất hiện thêm tình trạng mất ngủ, đau tức ngực, chóng mặt, khó thở.
  • Nhiễm khuẩn, giun sán: Ngoài các biểu hiện về đường tiêu hóa, tình trạng này khiến cơ thể mất cân bằng, gây kích ứng da và nổi mẩn đỏ như da gà. 

Bị ngứa nổi da gà nguy hiểm không?

Bị ngứa nổi da gà nguy hiểm hay không? Đây là nỗi lo của rất nhiều người đang gặp phải tình trạng trên. Thực tế, nổi da gà ngứa khắp người khá phổ biến ở mọi độ tuổi và không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Chân, tay nổi mẩn ngứa kèm mụn sần, đỏ tấy khiến người bệnh khó chịu và tự ti về thẩm mỹ, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. 

Với trường hợp ngứa nổi da gà do mắc các bệnh về thận, gan, tuyến giáp tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn, người bệnh không được chủ quan. Vì thế, khi cơ thể nổi da gà và ngứa và lâu không biến mất, bạn nên liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ, thăm khám kịp thời, tránh nhiễm trùng, sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Nổi da gà ngứa khắp người khá phổ biến ở mọi độ tuổi
Nổi da gà ngứa khắp người khá phổ biến ở mọi độ tuổi

Cách điều trị ngứa nổi da gà hiệu quả

Hiện tại, không có phác đồ điều trị ngứa nổi da gà chung bởi nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ ảnh hưởng khác nhau. Với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể áp dụng mẹo dân gian để điều trị. Còn với người bị nặng, người bệnh nên sử dụng thuốc Tây dạng gel bôi hoặc viên uống theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

Mẹo dân gian tại nhà

Đa số mẹo dân gian đều sử dụng nguyên liệu từ tự nhiên an toàn, lành tính, dễ tìm kiếm mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Theo quan niệm dân gian, người bị nổi da gà và ngứa thể nhẹ có thể áp dụng một vài mẹo sau để khắc phục: 

  • Chườm bằng đá lạnh: Dùng một vài viên đá nhỏ, bọc trong khăn vải mỏng sạch và áp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương vài phút. Nhiệt độ của đá sẽ làm giảm tình trạng sưng tấy và xung huyết vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng với người bị nổi da gà do dị ứng thời tiết hoặc tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.
  • Dùng nha đam: Rửa sạch vài nhánh nha đam, gọt bỏ vỏ rồi thoa trực tiếp phần thịt lên vùng da tổn thương. Sau khoảng 10-15 phút, bạn rửa lại da bằng nước sạch. Các loại vitamin, axit amin và nước trong nha đam giúp cấp ẩm, dưỡng và phục hồi vùng da tổn thương. 
  • Đun nước tắm bằng lá bạc hà: Với công dụng sát trùng, làm sạch da và loại bỏ tác nhân gây bệnh, lá bạc hà được khuyên dùng để điều trị tình trạng da nổi hột giống da gà ngứa. Cách làm vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch một nắm lá bạc hà rồi đun nước tắm hàng ngày. 
  • Dùng baking soda: Nếu vùng da bị tổn thương kích thước nhỏ thì người bệnh có thể pha baking soda với nước theo tỷ lệ 3:1 để tắm hoặc ngâm, giúp sát khuẩn nhẹ và cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

Chú ý, sử dụng mẹo dân gian chữa nổi da gà ngứa khắp người mang lại hiệu quả từ từ nên người bệnh phải kiên trì, thực hiện đều đặn theo chỉ dẫn. 

Nha đam giúp cấp ẩm, dưỡng và phục hồi vùng da nổi da gà ngứa
Nha đam giúp cấp ẩm, dưỡng và phục hồi vùng da nổi da gà ngứa

Sử dụng thuốc Tây y

Sau một thời gian điều trị bằng mẹo dân gian, nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm thì người bệnh nên sử dụng thuốc Tây y đặc trị theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc/nhóm thuốc bôi và thuốc uống được khuyên dùng gồm: 

  • Thuốc bôi chứa Corticoid: Nhóm thuốc này hỗ trợ chống viêm, chống dị ứng cực hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng thuốc này trong thời gian ngắn vì dễ gây tác dụng phụ.
  • Thuốc bôi kháng sinh: Loại thuốc này thường được sử dụng cho người bị nổi da gà và ngứa do viêm nang lông, giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. 
  • Dung dịch DEP: Được nhiều người ưu tiên sử dụng để cải thiện tình trạng ngứa và hạn chế tổn thương da do bệnh ghẻ. Mỗi ngày bôi dung dịch DEP 2-3 lần sẽ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và giúp bệnh nhanh khỏi. 
  • Thuốc bôi chứa BHA hoặc AHA: Là nhóm thuốc thường dùng cho người bị dày sừng nang lông, hỗ trợ bào mòn lớp sừng dày trên da. 
  • Thuốc kháng Histamin H1: Thuốc có tác dụng làm giảm tình trạng da nổi hột giống da gà nhưng dễ gây buồn ngủ và mất tập trung nên người bệnh cân nhắc thời gian uống phù hợp. 

Lưu ý, người bệnh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng/giảm liều hoặc thay đổi thuốc đột ngột. Đồng thời, trong quá trình sử dụng, nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường thì phải dừng thuốc ngay lập tức, tránh sự cố ngoài ý muốn. 

Tình trạng bệnh không thuyên giảm, bạn nên sử dụng thuốc Tây y theo chỉ định bác sĩ
Khi tình trạng bệnh không thuyên giảm, bạn nên sử dụng thuốc Tây y theo chỉ định bác sĩ

Phương pháp phòng ngừa và chăm sóc khi bị ngứa nổi da gà

Để tránh bị ngứa nổi da gà hoặc tái phát lại, người bệnh cần chú ý một vài vấn đề quan trọng sau: 

  • Sử dụng các loại trang phục làm bằng chất liệu cotton vừa thoáng mát vừa thoải mái. 
  • Uống đủ lượng nước theo khuyến cáo của bác sĩ dinh dưỡng. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tăng cường rau xanh trong các bữa ăn và hạn chế đồ dầu mỡ, nhiều đường, muối,…
  • Có chế độ sinh hoạt hợp lý, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi để cơ thể không bị căng thẳng quá mức. 
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường sống sạch sẽ. 
  • Nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ bị bệnh phải đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để thăm khám. 

Với trường hợp không may đang gặp tình trạng trên, người bệnh cần phối hợp hài hòa giữa phương pháp điều trị và cách chăm sóc. Một vài biện pháp chăm sóc da bị mẩn ngứa, nổi da gà ngứa bạn có thể tham khảo như: 

  • Vệ sinh vùng da tổn thương bằng nước sạch hoặc dung dịch làm sạch dịu nhẹ. 
  • Mặc quần áo thoải máu, hạn chế ma sát vào vùng da bị ngứa. 
  • Không gãi lên khu vực da tổn thương, thay vào đó có thể dùng thuốc bôi làm dịu cơn ngứa. 
  • Bổ sung nước, các loại nước trái cây để tăng sức đề kháng và hỗ trợ dưỡng ẩm da. 
  • Tránh tiếp xúc với dị nguyên, mặc quần áo ấm khi thay đổi thời tiết đột ngột. 

Với những thông tin chia sẻ ở trên, chúng tôi hi vọng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm cũng như cách điều trị ngứa nổi da gà. Nếu xuất hiện các triệu nguy hiểm kèm theo và không thuyên giảm khi uống thuốc thì người bệnh phải liên hệ ngay với cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời.

Array

Chia sẻ

Triệu chứng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top