Viêm Da Tiết Bã Ở Tai: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Viêm da tiết bã ở tai là một trong những vấn đề da liễu phổ biến, gây ra cảm giác khó chịu như ngứa, bong tróc da và da nhờn. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến vùng da quanh tai mà còn gây tác động đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng hay các cách điều trị viêm da tiết bã ở tai sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn tình trạng này, từ đó ngăn ngừa các biến chứng và tái phát trong tương lai.

Viêm da tiết bã ở tai là gì?

Viêm da tiết bã (Seborrheic dermatitis) là một tình trạng da mãn tính, trong đó các tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, gây ra tình trạng viêm và bong tróc da. Tình trạng này có thể xảy ra ở nhiều vùng trên cơ thể, trong đó vùng tai là một trong những vị trí phổ biến.

Hình ảnh viêm da tiết bã ở tai
Hình ảnh viêm da tiết bã ở tai

Viêm da tiết bã ở tai là một tình trạng mãn tính liên quan đến sự rối loạn của tuyến bã nhờn và sự phát triển quá mức của nấm men trên da. Mặc dù không nguy hiểm, nhưng viêm da tiết bã gây ra nhiều khó chịu nên cần điều trị sớm và kết hợp với chăm sóc da đúng cách để kiểm soát bệnh lý hiệu quả.

Triệu chứng viêm da tiết bã ở tai

Viêm da tiết bã ở tai thường gây ra một số triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến cả bên trong và xung quanh ống tai. Cụ thể như sau:

  • Ngứa: Đây là triệu chứng phổ biến và khó chịu nhất khiến người bệnh muốn gãi liên tục. Cảm giác ngứa do viêm da tiết bã có thể từ nhẹ đến dữ dội.
  • Đỏ da: Vùng da trong và xung quanh ống tai bị đỏ, viêm. Tình trạng đỏ có thể lan rộng ra vùng da xung quanh tai.
  • Bong tróc da: Da ở ống tai trở nên khô, bong tróc thành các mảng nhỏ, có màu trắng hoặc vàng nhạt.
  • Đóng vảy: Hình thành các vảy màu vàng hoặc nâu, bám chặt vào da trong ống tai và vùng da xung quanh.
  • Cảm giác nóng rát: Một số người có thể cảm thấy nóng rát trong tai.
  • Chảy dịch: Nếu viêm nhiễm nặng, có dấu hiệu bị bội nhiễm vi khuẩn, tai có thể chảy dịch màu vàng hoặc trắng, đôi khi có mùi hôi.
  • Ù tai: Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị ù tai hoặc cảm giác đầy tai.
  • Nghe kém tạm thời: Vảy hoặc dịch tiết tích tụ trong ống tai có thể gây tắc nghẽn, dẫn đến nghe kém tạm thời.

Nguyên nhân gây viêm da tiết bã ở tai

Mặc dù nguyên nhân chính xác gây viêm da tiết bã ở tai vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn, nhưng có một số yếu tố được cho là đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh:

  • Sự hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn, làm tăng tiết dầu (bã nhờn), dẫn đến tình trạng da nhờn và viêm.
  • Nấm men Malassezia khi phát triển quá mức có thể gây kích ứng và làm viêm da. Đặc biệt ở những vùng da có nhiều tuyến bã nhờn như da đầu, mặt và tai. Sự phát triển quá mức của nấm này có thể liên quan đến tình trạng viêm da tiết bã.
  • Yếu tố di truyền có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển viêm da tiết bã. Nếu trong gia đình có người thân mắc các bệnh liên quan đến da thì nguy cơ mắc bệnh này ở các thành viên khác có thể tăng lên.
  • Những người có hệ miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như người mắc bệnh HIV, tiểu đường hoặc bệnh Parkinson, có nguy cơ cao hơn mắc viêm da tiết bã.
Người có hệ miễn dịch suy yếu có thể mắc bệnh lý này
Người có hệ miễn dịch suy yếu có thể mắc bệnh lý này
  • Thay đổi hormone, nhất là trong thời kỳ dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh có thể làm thay đổi hoạt động của tuyến bã nhờn, gây viêm và bong tróc da.
  • Thời tiết lạnh, khô hoặc ẩm ướt đều có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm da tiết bã. Môi trường khô có thể làm mất độ ẩm của da, trong khi thời tiết ẩm ướt có thể tạo điều kiện cho nấm men Malassezia phát triển mạnh hơn.
  • Căng thẳng và lo âu kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn có thể tác động đến hệ miễn dịch, làm cho các triệu chứng của viêm da tiết bã trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Chế độ ăn uống thiếu vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất cần thiết có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc viêm da tiết bã.
  • Một số sản phẩm chăm sóc da hoặc mỹ phẩm có thành phần gây kích ứng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm da tiết bã ở tai.

Cách chẩn đoán viêm da tiết bã ở tai

Chẩn đoán viêm da tiết bã ở tai thường dựa trên các yếu tố sau:

Khám lâm sàng

  • Quan sát triệu chứng: Bác sĩ sẽ quan sát kỹ vùng tai, bao gồm cả ống tai ngoài, để kiểm tra các triệu chứng điển hình của viêm da tiết bã như đỏ da, bong tróc, đóng vảy vàng hoặc nâu, ngứa,…
  • Sử dụng dụng cụ soi tai (otoscope): Bác sĩ có thể sử dụng otoscope để quan sát kỹ hơn bên trong ống tai, kiểm tra màng nhĩ và phát hiện các dấu hiệu viêm nhiễm.
  • Kiểm tra các vùng da khác: Viêm da tiết bã thường ảnh hưởng đến các vùng da giàu tuyến bã nhờn khác như da đầu, mặt, ngực,… Bác sĩ có thể kiểm tra các vùng này để hỗ trợ chẩn đoán.

Lấy mẫu xét nghiệm (nếu cần)

  • Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể lấy mẫu vảy da ở tai để xét nghiệm tìm nấm Malassezia globosa dưới kính hiển vi.
  • Xét nghiệm này giúp xác định chắc chắn nguyên nhân gây bệnh và loại trừ các bệnh lý da liễu khác có triệu chứng tương tự.

Loại trừ các bệnh lý khác

Bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh, các triệu chứng và kết quả khám lâm sàng để loại trừ các bệnh lý khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự viêm da tiết bã ở tai, chẳng hạn như:

  • Viêm tai ngoài: Thường do vi khuẩn hoặc nấm gây ra, kèm theo đau tai, chảy dịch mủ.
  • Chàm (eczema): Gây ngứa, đỏ, khô da, thường xuất hiện ở các nếp gấp da.
  • Vẩy nến: Gây ra các mảng da đỏ, dày, có vảy trắng bạc.
  • Nhiễm trùng nấm Candida: Gây ngứa, đỏ, thường kèm theo các mảng trắng trong ống tai.
Bệnh nhân có thể lấy mẫu xét nghiệm nếu cần thiết
Bệnh nhân có thể lấy mẫu xét nghiệm nếu cần thiết

Điều trị viêm da tiết bã ở tai

Viêm da tiết bã ở tai là một tình trạng viêm mãn tính không nguy hiểm nhưng gây khó chịu với các triệu chứng như ngứa, đỏ và bong tróc da. Điều trị viêm da tiết bã tập trung vào việc kiểm soát triệu chứng, giảm viêm và ngăn ngừa tái phát. Dưới đây là các phương pháp điều trị hiệu quả cho viêm da tiết bã ở tai:

Dùng thuốc

  • Thuốc chống nấm chứa ketoconazole: Đây là một loại thuốc chống nấm hiệu quả, giúp ức chế sự phát triển của nấm men Malassezia, một nguyên nhân chính gây viêm da tiết bã. Thuốc chống nấm dạng kem hoặc thuốc mỡ có thể được bôi trực tiếp vào vùng da bị viêm xung quanh tai hoặc trong tai ngoài theo chỉ định của bác sĩ.
  • Sử dụng corticosteroid: Kem hoặc thuốc mỡ chứa corticosteroid giúp giảm viêm, đỏ và ngứa, đặc biệt khi tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng. Loại thuốc corticosteroid này giúp làm dịu các triệu chứng nhanh chóng.
  • Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Trong trường hợp viêm nặng và gây đau nhức, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen để giảm viêm và giảm triệu chứng.

Dùng dầu gội, kem dưỡng da

  • Sử dụng dầu gội và thuốc bôi đặc trị: Nếu viêm da tiết bã ở tai cũng ảnh hưởng đến vùng da đầu, dầu gội đặc trị sẽ giúp giảm tiết bã nhờn và kiểm soát tình trạng viêm da. Thep đó, mọi người có thể tham khảo những loại dầu gội chứa selenium sulfide, zinc pyrithione hoặc coal tar.
  • Dưỡng ẩm cho da: Dưỡng ẩm là một phần quan trọng trong điều trị viêm da tiết bã, giúp da giữ ẩm và ngăn ngừa tình trạng khô, bong tróc. Kem dưỡng ẩm chứa ceramides hoặc các thành phần làm dịu da sẽ giúp cải thiện tình trạng này.

Các biện pháp điều trị tự nhiên

  • Dầu cây trà (tea tree oil): Dầu cây trà có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên, có thể được sử dụng để làm dịu vùng da bị viêm da tiết bã. Tuy nhiên, dầu cây trà cần được pha loãng trước khi sử dụng để tránh kích ứng.
  • Giấm táo: Giấm táo có thể giúp cân bằng độ pH của da và kiểm soát vi khuẩn, nấm. Pha loãng giấm táo với nước và bôi lên vùng da bị ảnh hưởng có thể giúp cải thiện tình trạng viêm da.
Pha loãng tinh dầu tràm trà để vệ sinh vùng da bị viêm
Pha loãng tinh dầu tràm trà để vệ sinh vùng da bị viêm

Biện pháp phòng ngừa viêm da tiết bã ở tai

Mặc dù không thể ngăn chặn hoàn toàn bệnh, nhưng bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ mắc bệnh và kiểm soát các triệu chứng hiệu quả:

  • Vệ sinh tai thường xuyên, làm sạch tai nhẹ nhàng bằng dung dịch vệ sinh tai hoặc nước muối sinh lý, 1 – 2 lần/tuần.
  • Lau khô tai kỹ lưỡng sau khi tắm gội hoặc bơi lội, tránh để nước đọng lại trong tai, tạo môi trường ẩm ướt cho nấm phát triển.
  • Không dùng tăm bông ngoáy tai vì hành động này có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn, gây tổn thương da ống tai và tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập.
  • Dưỡng ẩm cho da tai và nên sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không chứa cồn, hương liệu để giữ ẩm cho da, đặc biệt là trong thời tiết khô hanh.
  • Tránh các sản phẩm gây kích ứng, hạn chế sử dụng mỹ phẩm, nước hoa, keo xịt tóc,… gần vùng tai.
  • Chọn sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp, dịu nhẹ, không gây kích ứng da đầu và tai.
  • Ăn nhiều rau củ quả để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ ngọt vì những thực phẩm này có thể kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn.
  • Uống đủ nước giúp cơ thể thải độc cũng như góp phần duy trì độ ẩm cho da.
  • Tránh gãi, chà xát mạnh vào tai để tránh làm tổn thương da và làm bệnh nặng hơn.
  • Bảo vệ tai khỏi ánh nắng mặt trời, đội mũ rộng vành khi ra ngoài trời nắng.
  • Kiểm soát các bệnh lý nền, nếu bạn mắc các bệnh lý như tiểu đường, HIV/AIDS… cần kiểm soát tốt bệnh để giảm nguy cơ viêm da tiết bã.

Viêm da tiết bã ở tai tuy không nguy hiểm nhưng có thể gây ra nhiều phiền toái nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Việc kết hợp các biện pháp vệ sinh, dưỡng ẩm, điều trị kịp thời sẽ giúp kiểm soát tốt tình trạng viêm da tiết bã, ngăn ngừa tái phát và duy trì làn da khỏe mạnh. Hãy chú ý đến sức khỏe da liễu và tham khảo ý kiến bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Array

Chia sẻ

Triệu chứng

Bài thuốc chữa viêm da của Nhất Nam Y Viện được VTV đưa tin giới...

Viêm da là bệnh lý mãn tính, khó điều trị dứt điểm và dễ dàng tái phát. Thị trường hiện...

Loại bỏ 100% viêm da cơ địa AN TOÀN – BỀN LÂU nhờ bài thảo...

Viêm da cơ địa là bệnh lý rất nhiều người mắc phải với các triệu chứng khó chịu như da...

Thực hư hiệu quả điều trị viêm da mủ bằng Nhất Nam An Bì Thang

Thời gian gần đây, trên các diễn đàn, hội nhóm về chăm sóc sức khỏe, có rất nhiều người bệnh...

Mách mẹ cách xử lý viêm da cơ địa ở trẻ AN TOÀN – LÀNH...

Viêm da cơ địa là bệnh lý về da liễu phổ biến hàng đầu hiện nay, đặc biệt, trẻ em...
Gợi ý 12 loại sữa rửa mặt cho viêm da tiết bã tốt nhất

Top 12 Loại Sữa Rửa Mặt Cho Viêm Da Tiết Bã Tốt Nhất 2023

Sữa rửa mặt cho viêm da tiết bã là nhóm các sản phẩm hữu ích, giúp cải thiện hiệu quả...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top