Viêm Da Virus
Rất nhiều trường hợp tổn thương ngoài da là do virus gây nên. Phần lớn người bệnh không thể phân biệt được các loại viêm da, không biết viêm da virus có lây không và không có nhiều kiến thức về từng loại bệnh cụ thể. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết nhất về các loại bệnh viêm da liên quan đến các loại virus.
Viêm da virus là gì? Có nguy hiểm hay không?
Viêm da virus hiểu một cách đơn giản là bệnh lý viêm da do các loại virus gây nên. Virus là một loại siêu vi trùng có kích thước nano có thể phát triển theo cấp số nhân khi sống trong các tế bào khác. Có rất nhiều loại virus khác nhau, đối với bệnh lý viêm da, một số loại virus điển hình gây bệnh là HHV, HSV, EBV, parvovirus B19,…
Các triệu chứng viêm da virus thường gặp nhất là nổi mụn nước, phồng rộp, lở loét kèm theo ngứa ngáy khó chịu. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây sốt phát ban, đau đầu sổ mũi. Thông thường, bệnh nhân viêm da do virus sẽ có hành động gãi vì ngứa sẽ rất dữ dội, điều này vô tình khiến da dễ bị tổn thương, lan ra các vùng da khác gây mất thẩm mỹ.
Trẻ bị viêm da virus có thể thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân nguy cơ gây nên nhiều bệnh như viêm tai giữa, loét giác mạc, nhiễm trùng huyết,… thậm chí có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, sụt cân.
Bệnh lý này thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, mùa hè vì đây là lúc khí hậu nóng ẩm, điều trị thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển một cách mạnh mẽ. Hơn nữa, các dịch tiết cơ thể như bã nhờn, mồ hôi lại càng khiến bụi bẩn dễ bám lên da gây viêm da virus.
Các bệnh lý viêm da virus dễ mắc phải và cách điều trị
Mỗi loại virus sẽ gây nên một chứng bệnh khác nhau, với các triệu chứng khác nhau. Để xác định được nguyên nhân chính gây bệnh, cần phải đến gặp các bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.
Viêm da Herpes
Là bệnh lý do virus Herpes Simplex Virus (HSV) gây nên với các triệu chứng viêm loét ngoài da ở nhiều vị trí. Bệnh có 2 loại, loại 1 là chứng bệnh lây qua đường tiếp xúc dịch tiết hoặc nước bọt; loại 2 là chứng lây qua đường tình dục, gây viêm loét, mụn sinh dục ở vùng chậu.
Triệu chứng thường gặp:
- Mụn nước kèm đau nhức, ngứa ran xung quanh vùng miệng hoặc ở phía trong miệng có màu đỏ hồng, tím, đen.
- Mụn nước vỡ gây lở loét sâu, bên trong có chứa dịch tràn ra ngoài.
- Xuất hiện vết lở loét ngay bộ phận sinh dục.
- Đi kèm với chứng ớn lạnh, sợ lạnh, mệt mỏi, sưng hạch,…
Nguyên nhân gây bệnh:
- Quan hệ tình dục không lành mạnh, quan hệ không dùng biện pháp bảo vệ, quan hệ với nhiều người.
- Vệ sinh cơ quan sinh dục sơ sài hoặc quá mạnh bạo khiến cơ quan sinh dục bị tổn thương.
- Tiếp xúc với vết thương hở, dịch tiết của vùng da đã bị nhiễm virus HSV.
- Sử dụng chung thìa đũa, bàn chải, khăn rửa mặt,…
- Lây truyền từ mẹ sang con.
Biến chứng của bệnh:
- Gây bệnh viêm nướu, viêm vùng răng miệng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
- Gây lở loét giác mạc, khiến mắt nhạy cảm với ánh sáng, có thể dẫn đến suy giảm thị lực, mù lòa.
- Nguy cơ mắc viêm não, viêm màng não, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
- Gây bệnh thủy đậu, phát ban, sần da,…
- Nguy cơ mắc viêm gan, viêm khớp, viêm đường hô hấp, đau dây thần kinh ngoại biên, liệt dây thần kinh sọ não,…
Cách điều trị:
- Sử dụng thuốc kháng virus Acyclovir bôi ngoài da hoặc dùng uống. Thuốc có tác dụng tốt nhất khi sử dụng trong vòng 72h đầu tiên phát hiện triệu chứng.
- Trường hợp bội nhiễm vi khuẩn sẽ được kê đơn sử dụng thuốc kháng sinh.
- Sử dụng hồ nước bôi ngoài da để làm dịu, làm khô vết thương hở.
- Trường hợp mụn nước bị vỡ sử dụng thuốc bôi có chứa Corticoid để điều trị.
Bệnh thủy đậu
Là bệnh viêm da đặc biệt phổ biến của trẻ em. Bệnh đặc biệt dễ lây lan nên càng khiến tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tăng cao. Thủy đậu thường khởi phát vào thời điểm giao mùa sang mùa xuân, người bệnh khi có dấu hiệu cần phải cách ly tiếp xúc với mọi người xung quanh. Đây là bệnh do virus Varicella gây nên.
Triệu chứng thường gặp:
- Sốt nhẹ kèm theo cơ thể mệt mỏi, đau đầu.
- Sau 1 – 2 ngày bắt đầu xuất hiện các vết ban đỏ, nhỏ.
- Nốt ban đỏ dần lớn lên thành mụn nước, có chứa dịch bên trong kèm theo đau, ngứa. Mụn nước có thể xuất hiện ở tất cả các vùng da trên cơ thể.
- Giai đoạn mụn nước bị vỡ khiến đau rát, cảm giác khó chịu.
- Mụn nước sau khi vỡ sẽ khô và bong vảy và dần lành da.
- Chu kỳ của bệnh diễn ra trong khoảng 15 ngày.
Nguyên nhân gây bệnh:
- Tiếp xúc với dịch tiết từ mụn nước, giọt bắn, dịch mũi của người bệnh.
- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như thìa đũa, khăn tay, bàn chải,…
- Lây truyền từ mẹ sang con.
Biến chứng của bệnh:
- Nguy cơ mắc viêm màng não, viêm não, hội chứng Reye,… ở trẻ nhỏ.
- Suy đường hô hấp, viêm phổi, ho ra máu.
- Nguy cơ để lại di chứng với thai nhi nếu thai kỳ mẹ bị mắc chứng thủy đậu, nguy hiểm nhất là có thể tử vong.
- Viêm thanh quản, tổn thương thận, viêm đau khớp, ảnh hưởng đến giác mạc, viêm cơ tim,…
Cách điều trị:
- Sử dụng thuốc tím bôi lên các nốt mụn nước nhằm kháng viêm, làm lành vết thương nhanh chóng.
- Khi các mụn nước bị vỡ, cần dùng dung dịch danh Methylen bôi lên.
- Chủ động cách ly, hạn chế tiếp xúc, nói chuyện với những người xung quanh.
- Hạn chế tối đa việc gãi, làm vỡ nốt mịn.
- Mặc quần áo rộng và giữ gìn vệ sinh toàn cơ thể cẩn thận.
ĐỪNG BỎ LỠ:
Zona thần kinh do virus Varicella zoster
Còn được gọi với tên dân gian là bệnh Giời leo, Zona thần kinh là hậu quả của việc các virus tấn công vào tế bào thần kinh, hạch thần kinh khi hệ miễn dịch suy yếu. Virus Varicella zoster sẽ lan ra theo dây thành kinh và bộc phát tại các vùng da quanh đó, thời gian bệnh kéo dài khoảng 2 – 3 tuần.
Triệu chứng thường gặp:
- Nổi các nốt ban đỏ ở vùng da bị viêm.
- Các nốt ban dần hình thành mụn nước, tạo thành các cụm như chùm nho.
- Dịch trong mụn nước dần đục lại và chuyển sang mưng mủ. Vùng da bị ngứa ngáy, đau rát.
- Mụn nước vỡ, khô lại và dần bong vảy, thường sẽ để lại sẹo lấm tấm trên da.
- Kèm theo các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, sốt, tiết mồ hôi liên tục.
Nguyên nhân gây bệnh:
- Sự suy giảm chức năng hệ miễn dịch suy yếu.
- Thường xuyên trong trạng thái suy nghĩ căng thẳng.
- Có những tổn thương ngoài da nhất định.
- Bệnh nhân đang thực hiện các biện pháp điều trị bằng tia xạ.
- Bệnh nhân ung thư.
Biến chứng của bệnh:
- Gây phát ban vùng mắt, nếu không kịp thời chữa trị sẽ gây ra tổn thương liên quan đến giác mạc và thị giác.
- Sưng đỏ da, đau rát, ngứa ngáy, khó chịu.
- Nhiễm trùng da.
- Đau tai, suy giảm chức năng thính giác.
- Suy giảm chức năng vị giác.
- Mắc chứng bệnh đau thần kinh sau khi khỏi bệnh.
Cách điều trị bệnh:
- Sử dụng thuốc kháng virus dạng uống theo chỉ định của bác sĩ.
- Trường hợp bội nhiễm, cần sử dụng đến các loại thuốc chống viêm, chống phù nề, thuốc kháng sinh.
- Trường hợp đau mạnh cần sử dụng đến thuốc giảm đau, an thần.
- Dùng các loại hồ nước, kem mỡ bôi ngoài da để điều trị tại chỗ.
- Trường hợp biến chứng nặng cần sử dụng đến các thuốc chống động kinh, co giật.
- Tăng cường bổ sung vitamin B1, B6, B12.
Bệnh tay chân miệng
Do các virus thuộc chủng virus đường ruột Picornaviridae gây nên và thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa vào mùa hè hoặc mùa xuân. Đa phần bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ.
Triệu chứng thường gặp:
- Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn, có dấu hiệu sốt nhẹ hoặc sốt cao 38 – 39 độ.
- Vùng răng miệng có biểu hiện đau rát, tổn thương, chảy nhiều nước bọt, đau họng.
- Tiêu chảy.
- Phát ban ở mông, lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối,… Nốt phát ban có đường kính từ 2 – 10mm, có dạng bóng nước, hình thái đa dạng, màu xám, đỏ sẫm, không đau, không ngứa.
- Lở loét quanh miệng, các bộ phận quanh miệng, trong miệng cũng xuất hiện phát ban. Phát ban sau vài ngày có thể bị vỡ tạo vết loét đau đớn.
- Kèm theo các biểu hiện co giật, mê sảng, lơ mơ, lú lẫn, thường xuyên bị ảo giác,…
Nguyên nhân gây bệnh:
- Do chủng virus đường ruột gây nên.
- Do tiếp xúc với tiết dịch, giọt bắn của người mắc bệnh.
Biến chứng của bệnh:
- Nguy cơ mắc viêm não, viêm màng não virus.
- Nguy cơ bại liệt ở trẻ nhỏ.
Cách điều trị bệnh:
- Sử dụng thuốc hạ sốt trong những trường hợp trẻ có dấu hiệu sốt cao.
- Tăng cường bổ sung các chất điện giải cho cơ thể.
- Bổ sung kẽm, vitamin C và đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày. Kiêng ăn các loại thức ăn khiến đau rát.
- Vệ sinh đường miệng trước và sau khi ăn.
- Trường hợp xuất hiện co giật phải ngay lập tức đưa đến cơ sở y tế gặp bác sĩ.
Bệnh sởi
Là một chứng bệnh viêm da virus có khả năng lây lan nhanh và khó kiểm soát kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Virus gây bệnh có thể tồn tại trong không khí thông qua dịch tiết, giọt bắn của người bệnh và lây lan sang người khác. Bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn.
Triệu chứng thường gặp:
- Giai đoạn từ 3 – 4 ngày đầu cơ thể có dấu hiệu sốt cao kèm sổ mũi, ho khan, chảy nước mắt, đỏ mắt,…
- Phát ban bùng phát từ những đốm nhỏ, nổi sần lên trên bề mặt da ở hầu hết các vị trí trên cơ thể như tay, chân, cổ,…
- Phát ban sau khi nổi sẽ dần lành lại, bong vảy và thường để lại thâm sẹo.
Nguyên nhân gây bệnh:
- Tiếp xúc với giọt bắt của bệnh nhân đã mắc bệnh thông qua đường hô hấp.
- Tiếp xúc với các dịch tiết ở vết ban.
- Sử dụng chung đồ đạc với người đã mắc bệnh.
Biến chứng nguy hiểm:
- Biến chứng liên quan đến hệ tiêu hóa, gây viêm niêm mạc xung quanh vùng miệng, hơi thở có mùi, viêm đường ruột, tiêu chảy,…
- Nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, xuất hiện các triệu chứng bệnh viêm da mủ.
- Đối với phụ nữ mang thai có nguy cơ sinh non, sảy thai.
- Đối với trẻ nhỏ sau khi mắc bệnh có thể bị mắc chứng suy dinh dưỡng kéo dài.
- Các biến chứng liên quan đến mắt như viêm loét giác mạc, giảm thị lực, mù vĩnh viễn.
- Nguy có mắc viêm não, viêm màng não có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
- Viêm phổi do bội nhiễm các loại vi khuẩn liên quan.
- Viêm phế quản, viêm tai giữa,…
Cách điều trị bệnh:
- Sử dụng thuốc và các biện pháp hạ sốt tại chỗ.
- Sử dụng thuốc chống viêm, chống co giật, phù não.
- Sử dụng kháng sinh, corticoid tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
- Trường hợp đau nhức cần sử dụng đến thuốc giảm đau, an thần.
- Sử dụng thuốc long đờm, giảm ho, thuốc nhỏ mũi.
- Sử dụng thuốc bôi ngoài da theo chỉ định của bác sĩ.
- Trường hợp xảy ra biến chứng cần nhập viện và tiến hành một số phương án điều trị như: dùng thuốc chống co giật, đặt nội khí quản, dùng thuốc chống suy hô hấp,…
Bệnh hạt cơm
Cũng là một chứng viêm da virus gây ra các u nhú ở một số vùng da riêng biệt, bệnh là hậu quả của việc virus Papovavirus tấn công. Hạt cơm có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể từ bàn chân, bàn tay cho đến bộ phận sinh dục.
Triệu chứng hạt cơm:
- Hạt cơm thường là các nốt sần nổi lên trên bề mặt da, thô cứng và có màu tương tự vùng da xung quanh.
- Hạt cơm phẳng không sần sùi như hạt cơm thường, kích thước khoảng 1 – 5 mm, có màu hơi ngả xám.
- Hạt cơm bàn chân có dạng nốt sần, khô cứng, sừng dày.
- Mụn cơm sinh dục chính là bệnh lý sùi mào gà là các hạt sần nổi lên trên bề mặt da, không đau ngứa.
Nguyên nhân gây bệnh:
- Tự lây nhiễm giữa các vùng da với nhau.
- Sự suy yếu của hệ miễn dịch cơ thể.
- Lây nhiễm giữa người với người thông qua các vật dụng chung như dép, quần áo, khăn tắm,…
Cách điều trị bệnh:
- Dùng thuốc để ngừa viêm, ngăn chặn lây nhiễm.
- Đốt điện, cắt bỏ mụn cơm ở lòng bàn chân.
- Sử dụng liệu pháp laser CO2.
- Sử dụng nitrogen dạng lỏng để cân bằng sắc tố, ngăn chặn tái phát.
Phòng ngừa các bệnh lý viêm da virus hiệu quả
Có thể thấy đa số các bệnh viêm da virus đều rất dễ dàng lây nhiễm từ người qua người. Do vậy. việc chủ động phòng ngừa sớm là hết sức cần thiết:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, tắm gội kỹ càng hàng ngày, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
- Sử dụng các loại hóa mỹ phẩm không chứa hương liệu mạnh, lành tính cho da.
- Không nên sử dụng chung đồ cá nhân với người khác: giày dép, quần áo, khăn tắm,..
- Quần áo nên được giặt và phơi khô ráo, tránh mặc quần áo bị ẩm.
- Lựa chọn quần áo có chất liệu khô thoáng, thấm mồ hôi, không nên mặc đồ quá bó sát.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể.
- Nếu có tiền sử bị viêm da cơ địa, cơ địa dễ dị ứng không nên ăn các món ăn lạ.
- Tăng cường rau xanh và trái cây trong bữa ăn hàng ngày.
Các bệnh viêm da virus đa phần bệnh nhân đều nghĩ không mấy nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị sớm sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường, đặc biệt là viêm da virus ở trẻ em. Chủ động trong phòng ngừa và phát hiện sớm là phương án tốt nhất để tối ưu hóa hiệu quả điều trị.
ArrayCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Điều trị viêm da tiếp xúc: Tổng hợp những phương pháp chữa bệnh tận gốc
Viêm da tiết bã là một tình trạng da phổ biến, thường gây ra ngứa ngáy, đỏ và bong tróc da, đặc biệt là ở vùng mặt, da đầu. Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng lớn đến tình trạng da, vì vậy việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là rất quan trọng. Vậy người bị viêm da tiết bã nên ăn gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các loại thực phẩm nên ăn khi bị viêm da tiết bã để hỗ trợ điều trị cũng như cải thiện tình trạng da. Ảnh hưởng...
Xem chi tiếtViêm da dị ứng là một bệnh lý da liễu mãn tính gây nhiều khó chịu với các triệu chứng như ngứa, khô da, và viêm đỏ. Việc kiểm soát bệnh không chỉ dựa vào các biện pháp điều trị mà còn cần chú ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nhiều yếu tố có thể làm tình trạng viêm da trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được kiêng khem đúng cách. Vậy, người bị viêm da dị ứng nên kiêng gì để giảm thiểu nguy cơ tái phát và cải thiện tình...
Xem chi tiếtViêm da tiếp xúc là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, thường xảy ra khi da tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng từ môi trường. Nhiều người thắc mắc liệu viêm da tiếp xúc có tự khỏi không và cần làm gì để điều trị bệnh này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự hồi phục của viêm da tiếp xúc cũng như các biện pháp cần thiết để đảm bảo sức khỏe làn da. Bệnh viêm da tiếp xúc có tự khỏi...
Xem chi tiếtViêm da là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người với các triệu chứng như đỏ da, ngứa và bong tróc. Một câu hỏi thường gặp là liệu viêm da có tự hết không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự phục hồi của da, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và khi nào cần tìm kiếm sự can thiệp y tế để đạt được kết quả tốt nhất cho tình trạng da của bạn. Bệnh viêm da có tự hết không? Rất nhiều...
Xem chi tiếtViêm da tiếp xúc là tình trạng da bị kích ứng do tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài. Đây là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy,.... Nhiều người thường băn khoăn không biết "viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?". Cùng tìm kiếm câu trả lời chi tiết ngay trong nội dung bài viết sau. Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Viêm da tiếp xúc là tình trạng da...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!