Viêm Da Dầu Ở Cánh Mũi

Viêm da dầu ở cánh mũi thường xuất hiện ở những người thuộc nhóm da nhờn. Căn bệnh này khó có thể chữa khỏi hoàn toàn, người bệnh chỉ có thể kiểm soát triệu chứng bệnh thông qua việc dùng thuốc hoặc chăm sóc tại nhà. Ngoài ra những kiến thức về cách phòng tránh và ngăn ngừa bệnh tái phát cũng rất quan trọng, bạn đọc nên nắm được để chủ động đối phó.

Viêm da dầu ở cánh mũi là bệnh gì?

Viêm da dầu cánh mũi là một bệnh về da liễu mãn tính còn được gọi với tên khác là viêm da tiết bã cánh mũi. Người bệnh không hề có cảm giác ngứa ngáy giống như các trường hợp viêm da khác. Điều đó khiến dấu hiệu nhận biết bệnh mờ nhạt hơn, khó định đoán hơn.

Theo chia sẻ của Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh da liễu: bệnh viêm da dầu ở cánh mũi có đặc trưng là vùng da tổn thương có màu đỏ hồng, đậm dần theo cấp độ. Vùng da tổn thương tiết nhờn nhiều hơn, lớp thượng bì bong tróc vảy màu trắng.

Viêm da dầu ở cánh mũi có thể lan sang một số vị trí khác trên mặt
Viêm da dầu ở cánh mũi có thể lan sang một số vị trí khác trên mặt

Ngoài vùng cánh mũi, viêm da dầu có thể xuất hiện ở những vị trí tiết nhiều dầu nhờn khác. Một số trường hợp viêm da lan rộng xuống mép, cằm và 2 bên má hoặc cả mặt. So với các bệnh da liễu khác thì viêm da dầu ở cánh mũi có cấp độ nhẹ, nhưng lại không thể chữa tận gốc chỉ dễ loại bỏ triệu chứng và ngăn chặn phát tác.

Nguyên nhân khiến bệnh viêm da dầu ở cánh mũi khởi phát

Cho đến nay, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh viêm da dầu cánh mũi. Tuy nhiên, theo nhiều giả thuyết và thực tế chẩn đoán ở bệnh nhân có một số nhân tố tác động thúc đẩy viêm da dầu khởi phát như:

  • Di truyền: Đa số các bệnh lý về da liễu đều được đánh giá có liên quan đến yếu tố di truyền. Tuy chưa có quyết định chính xác nhưng theo các con số thực tế có 60 – 80% cha mẹ bị viêm da thì con sinh ra bị mắc bệnh viêm da dầu ở cánh mũi.
  • Do cơ địa: Người có cơ địa nhạy cảm, da thuộc nhóm dầu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Dầu nhờn tiết nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn và bụi bẩn bám lại trên da, gây viêm nhiễm.
  • Phản ứng miễn dịch bất thường: Một số trường hợp người bệnh có hệ miễn dịch nhạy cảm, không kịp thích ứng với những thay đổi bất thường. Phản ứng này tác động đến tế bào lympho T kích thích sản sinh IgE trong huyết tương và giải phóng histamin gây viêm nhiễm.
  • Bùng phát viêm da dầu do nấm men Malassezia: Nấm hoạt động trên tầng thượng bì, khiến da bị khô, bong tróc, tăng sinh tế bào chết.
  • Tuyến nhờn bị rối loạn: Một số tác nhân khiến tuyến nhờn bị rối loạn hoạt động như nội tiết thay đổi bất thường, lượng dầu nhờn dư thừa… Nếu không vệ sinh hàng ngày đúng cách khiến bã nhờn tích tụ cùng bụi bẩn, vi khuẩn gây viêm.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Có nhiều nhân tố tác động khiến hệ miễn dịch suy yếu, ảnh hưởng tới hàng rào bảo vệ da. Đặc biệt ở những người có đề kháng kém như người nhiễm HIV, tiểu đường, cấy ghép tạng, điều trị hóa chất… có nguy cơ phát bệnh cao hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không khoa học: Việc sử dụng quá nhiều đồ ăn cay nóng, đồ chiên rán, chất kích thích khiến lượng dầu nhờn tiết ra nhiều hơn. Bên cạnh đó những người ăn ngủ thất thường, thức khuya, làm việc quá sức cũng có nguy cơ phải đối mặt với căn bệnh viêm da dầu ở cánh mũi.

Triệu chứng bệnh viêm da dầu ở cánh mũi

Tình trạng viêm da dầu cánh mũi rất dễ nhận biết, các dấu hiệu viêm nhiễm được khoanh vùng xung quanh mũi (vùng chữ T). Đây là trung khu tuyến nhờn hoạt động mạnh nhất.

Riêng vùng cánh mũi có cấu tạo đặc biệt với các khe rãnh nên bụi bẩn và dầu nhờn dễ bám lại hơn. Một số dấu hiệu nhận biết viêm da dầu cánh mũi cơ bản như sau:

  • Vùng da xung quanh mũi, vùng chữ T có màu hồng hoặc đỏ bất thường.
  • Cánh mũi có cảm giác khô, căng như bị nẻ, tuy không ngứa nhưng một số trường hợp bị đau, châm chích nhẹ.
  • Da hai bên mũi tróc vảy trắng đục, tình trạng lặp đi, lặp lại nhiều ngày.
  • Da đổ nhiều dầu hơn bình thường, khi mới khởi phát bệnh chỉ xuất hiện ở cánh mũi, về sau có xu hướng lan rộng cả sang má, cằm, sau tai…
  • Vùng da tổn thương bằng phẳng, không có vết thương hở trừ khi người bệnh gãi. Một số trường hợp vệ sinh không tốt, lỗ chân lông bít tắc, nổi mụn

Giải đáp viêm da dầu ở cánh mũi có nguy hiểm hay không?

Tình trạng viêm da dầu cánh mũi khá phổ biến, xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau đặc biệt là ở người trưởng thành. Bắt đầu vào độ tuổi dậy thì, tuyến nhờn hoạt động mạnh làm tăng nguy cơ khởi phát viêm da dầu.

Theo nhận định của các bác sĩ da liễu thì bệnh viêm da dầu ở cánh mũi không quá nguy hiểm và có thể cải thiện triệu chứng bằng nhiều phương pháp khác nhau. Bệnh không có nhiều triệu chứng khó chịu, không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nên nhiều người mặc nhiên “sống chung với lũ”. Đó là suy nghĩ cực kỳ sai lầm và có phần liều lĩnh.

Viêm da dầu cánh mũi không sưng ngứa, không viêm. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh tiếp diễn trong thời gian dài khiến trở thành mãn tính, da bị khô yếu, thâm sạm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nhiều bạn trẻ cũng tự ti, ngại giao tiếp khi gặp phải bệnh lý viêm da dầu tiết bã cánh mũi.

Một số trường hợp người bệnh chủ quan khiến tình trạng viêm nhiễm lan ra toàn mặt và một số bộ phận khác, như vậy sẽ khó điều trị hơn. Bệnh viêm da dầu ở cánh mũi cũng rất dễ tái phát nếu như không có biện pháp ngăn ngừa và phòng tránh.

Phương pháp chẩn đoán viêm da dầu cánh mũi

Các bệnh da liễu được chẩn đoán bằng một trong ba phương pháp xét nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng và sinh thiết mô. Nhiều trường hợp dấu hiệu nhận biết không rõ ràng có thể phải kết hợp sử dụng cả 3 phương pháp. Cụ thể:

  • Chẩn đoán lâm sàng: Xác nhận các triệu chứng cụ thể của bệnh như ban đỏ, bong tróc da, tiền sử mắc bệnh của bệnh nhân và người thân.
  • Xét nghiệm cận lâm sàng: Thực hiện một số xét nghiệm soi da, xác định có xuất hiện vi nấm Malassezia hay không nhằm phân biệt với các tình trạng da liễu khác như viêm da cơ địa, viêm da cơ địa ở mặt, viêm da tiếp xúc,…
  • Sinh thiết mô: Lớp biểu bì da bong tróc ở cánh mũi mang đi sinh thiết, xác định sự xuất hiện của khuẩn nấm men Malassezia.

Dựa trên kết quả thu được, bác sĩ đưa ra kết luận về tình trạng viêm nhiễm và tư vấn cách điều trị phù hợp cho từng đối tượng.

Hướng dẫn chữa viêm da dầu ở cánh mũi an toàn, hiệu quả

Nguyên tắc khám chữa và điều trị bất kỳ bệnh lý nào cũng cần phải xác định được nguyên nhân, đánh giá tình trạng tổng thể từ đó đưa ra cách xử lý tốt nhất. Với viêm da dầu ở cánh mũi, người bệnh có thể áp dụng một trong những phương án sau:

Chữa viêm da dầu bằng cây thuốc dân gian

Không ít trường hợp bệnh nhân có thể loại bỏ viêm da dầu cánh mũi bằng mẹo ngay tại nhà. Xung quanh ta có nhiều cây thuốc có thành phần kháng khuẩn, chống viêm nhiễm trên bề mặt da hiệu quả. Bài thuốc dân gian vừa an toàn, vừa tiết kiệm chi phí điều trị. Một số cách chữa gợi ý:

1. Sử dụng lá dâu tằm 

Chiết xuất lá dâu tằm được dùng để bào chế nhiều loại mỹ phẩm làm đẹp. Trong lá dâu tằm có chứa thành phần kháng viêm, vitamin làm sáng da, mờ thâm hiệu quả. Người bị bệnh viêm da dầu cánh mũi có thể dùng lá dâu tằm để loại bỏ viêm nhiễm, dưỡng ẩm cho vùng da bị tổn thương do viêm da dầu, bệnh viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng.

Dùng lá dâu tằm đun nước rửa mặt làm giảm viêm nhiễm, dầu nhờn
Dùng lá dâu tằm đun nước rửa mặt làm giảm viêm nhiễm, dầu nhờn
  • Chuẩn bị: 1 nắm lá dâu tằm tươi (nên chọn loại lá bánh tẻ).
  • Thực hiện: Lá dâu tằm rửa sạch, cho vào nồi đun sôi cùng với 200ml nước. Sử dụng nước thu được để rửa mặt hàng ngày.

2. Chữa viêm da dầu ở cánh mũi bằng đỗ đen

Đỗ đen có vị thanh mát, là thức uống thanh nhiệt, thải độc cho cơ thể. Người bệnh có thể dùng kết hợp các phương pháp trị liệu ngoài da cùng với uống nước đỗ đen.

Chuẩn bị: 500g đỗ đen.

Thực hiện:

  • Rửa sạch đỗ đen, loại bỏ các hạt lép, sâu bọ và bụi bẩn.
  • Cho đỗ đen lên rang dưới lửa nhỏ khoảng 15 phút đến khi có mùi thơm, để nguội, cho vào lọ dùng dần mỗi ngày.
  • Mỗi ngày đun 1 nắm đỗ đen với 1 lít nước khoảng 30 phút, dùng thay nước uống hàng ngày.

3. Chữa viêm da dầu bằng mật ong

Mật ong có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, kháng viêm, khôi phục tổn thương trên da, ngăn ngừa lão hóa. Có thể sử dụng mật ong cùng với nước cốt chanh để tăng khả năng sát khuẩn.

  • Chuẩn bị: Mật ong rừng, nước cốt chanh tươi.
  • Thực hiện: Pha 2 thìa mật ong cùng với 1 – 2 giọt nước cốt chanh, trộn đều rồi thoa trực tiếp lên mặt. Nằm thư giãn 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm, trước khi bôi mật ong cần rửa mặt sạch để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.

Lưu ý: Các mẹo điều trị viêm da dầu chỉ áp dụng cho những đối tượng bị viêm nhiễm nhẹ, mới khởi phát.

Chữa viêm da dầu cánh mũi bằng thuốc Tây

Thuốc Tây y giúp loại bỏ nhanh chóng các triệu chứng viêm da dầu, tuy nhiên phương pháp này được khuyến cáo chỉ nên dùng cho các bệnh nhân mắc bệnh lâu năm. Thành phần các loại thuốc Tây có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thuốc Tây y có thể sử dụng loại bôi hoặc uống theo chỉ định của bác sĩ
Thuốc Tây y có thể sử dụng loại bôi hoặc uống theo chỉ định của bác sĩ

Một số loại thuốc được kê đơn cho người bị viêm da dầu ở cánh mũi như sau:

  • Thuốc bạt sừng bôi ngoài da: Trong các loại thuốc bạt sừng có chứa  acid salicylic kích thích làm bong lớp thượng bì viêm nhiễm, loại bỏ da chết, sát khuẩn.
  • Thuốc kháng nấm: Trường hợp soi da có sự xuất hiện của nấm men Malassezia bệnh nhân sẽ được kê đơn nhóm thuốc này. Thuốc kháng nấm làm ức chế hoạt động và phân bào của nấm men, tăng nồng độ squalene tiêu diệt nấm tại chỗ.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Được kê đơn khi bệnh nhân nằm trong nhóm không được sử dụng corticoid. Thuốc giúp cân bằng chức năng miễn dịch, ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Thuốc có chứa chất gây nghiện: Thuốc có 2 loại là dạng bôi hoặc dạng uống sẽ được chỉ định tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân.
  • Một số loại khác: Kem dưỡng ẩm, thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin, vitamin bổ trợ… nhằm cải thiện, hỗ trợ loại bỏ căn nguyên gây bệnh viêm da.

Bị viêm da dầu cánh mũi nên làm gì để nhanh khỏi?

Nếu muốn nhanh chóng loại bỏ các triệu chứng khó chịu của viêm da dầu, ngoài việc điều trị đúng phương pháp người bệnh cần lưu ý:

  • Hạn chế tối đa lượng bã nhờn tiết ra bằng cách loại bỏ đồ ngọt, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ…
  • Không nên dùng các loại sữa rửa mặt chứa cồn, pH quá cao khiến da bị khô, kích thích tiết nhờn.
  • Dùng thuốc theo hướng dẫn, không tự ý kết hợp các loại thuốc, đối với thuốc bôi cần vệ sinh da sạch trước khi dùng.
  • Bảo vệ da mặt trước khi đi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm.
  • Người bệnh cần xây dựng thói quen sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, stress…

Biện pháp phòng tránh bệnh viêm da dầu tốt nhất

Để phòng tránh và ngăn ngừa tình trạng viêm da dầu ở cánh mũi mỗi chúng ta nên tự ý thức về thói quen sinh hoạt hàng ngày. Bệnh có thể bùng phát bất kỳ lúc nào khi gặp điều kiện thuận lợi. Cần ngăn ngừa ngay, không nên để bệnh tái phát nhiều lần trở thành mãn tính.

Bôi kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh
Bôi kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh

Lời khuyên từ chuyên gia da liễu để “nói không” với viêm da dầu:

  • Vệ sinh da mặt hàng ngày đúng cách, đúng bước để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn trên da.
  • Dùng kem chống nắng bảo vệ da khi đi ra ngoài.
  • Bổ sung nước, vitamin, khoáng chất tốt cho da thông qua thực đơn ăn uống hàng ngày hoặc thực phẩm chức năng.
  • Thường xuyên giặt giũ chăn màn, dọn nhà cửa sạch sẽ.
  • Sử dụng các loại  mỹ phẩm phù hợp với tính chất của da, nên dùng sản phẩm tự nhiên, ít hóa chất.

Trên đây là những kinh nghiệm “bỏ túi” cho bạn đọc về viêm da dầu ở cánh mũi. Hy vọng qua bài viết này mọi người sẽ biết cách tự chăm sóc da mặt để không gặp phải tình trạng viêm da dầu. Cùng với đó, mỗi người sẽ biết cách xử lý kịp thời để bệnh không bùng phát, gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Top 10+ thuốc bôi trị viêm da mủ giúp khỏi bệnh nhanh chóng

Array

Câu hỏi thường gặp
Viêm da có tự hết không

Viêm da là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người với các triệu chứng như đỏ da, ngứa và bong tróc. Một câu hỏi thường gặp là liệu viêm da có tự hết không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự phục hồi của da, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và khi nào cần tìm kiếm sự can thiệp y tế để đạt được kết quả tốt nhất cho tình trạng da của bạn. Bệnh viêm da có tự hết không? Rất nhiều...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiếp Xúc Bao Lâu Thì Khỏi

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị kích ứng do tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài. Đây là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy,.... Nhiều người thường băn khoăn không biết "viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?". Cùng tìm kiếm câu trả lời chi tiết ngay trong nội dung bài viết sau. Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Viêm da tiếp xúc là tình trạng da...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiết Bã Có Lây Không

Viêm da tiết bã là một bệnh da liễu khá phổ biến mà rất nhiều người mắc phải. Bệnh kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, da bị khô, bong tróc, mẩn đỏ,... rất khó chịu. Căn bệnh này tuy lành tính nhưng thường kéo dài dai dẳng và tái đi tái lại nhiều lần. Vậy viêm da tiết bã có lây không? Trong quá trình điều trị bệnh cần lưu ý những gì? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông tin về bệnh qua nội dung dưới đây. Viêm da tiết bã có lây không? Viêm da...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiết Bã Nhờn Có Chữa Được Không

Viêm da tiết bã nhờn là bệnh da liễu phổ biến mà rất nhiều người mắc phải không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Người mắc bệnh này thường có các biểu hiện như da bị khô, đỏ, tróc vảy,... gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Vậy bệnh viêm da tiết bã nhờn có chữa được không? Mời bạn đọc cùng tìm câu trả lời qua nội dung bài viết sau. Bệnh viêm da tiết bã nhờn có chữa được không? Viêm da tiết bã nhờn hay còn được biết đến với tên gọi khác là viêm da...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiếp Xúc Có Để Lại Sẹo Không

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh da liễu gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Vậy bệnh viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Cần làm gì để hạn chế tình trạng thâm, sẹo trên da sau điều trị? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc lý giải những băn khoăn thắc mắc này. Bệnh viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Viêm da tiếp xúc là một loại bệnh da liễu phổ biến mà rất nhiều người mắc phải ở bất cứ...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc
Thuốc chữa
Dinh dưỡng

Bình luận (58)

  1. Xuân Quỳnh says: Trả lời

    Dùng thuốc này có lưu ý gì k vậy trung tâm, k thấy bài viết có chú ý gì nhỉ

    1. Góc Tâm Sự says:

      thuốc an toàn nên k có lưu ý gì nhiều đâu c, đến khám lấy thuốc bác sĩ chỉ nhắc dùng đúng như chỉ dẫn thôi, hạn chế đồ ngọt cay nóng là đc r

    2. Sao Syhn says:

      Thành phần làm từ chất gì mà an toàn vậy ạ? chứ như e thấy là hầu như thuốc nào ít nhiều cũng có ảnh hưởng không tốt ý

    3. Hảo Lê says:

      thảo dược tự nhiên: với các thành phần như bồ công anh, ké đầu ngựa, đơn đỏ, kim ngân… k chỉ đầy lùi đc viêm da mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch cho người, ngăn ngừa bệnh tái phát, an toàn tuyệt đối luôn

    4. Trần Thị Qúy says:

      Thuốc dùng dạng cao uống, cao bôi và túi lọc ngâm rửa nên chú ý dùng đúng liều lượng, thời gian bác sĩ dặn dò, vợ e vừa sinh con xong cũng vẫn dùng đc thuốc này nên cũng kp lo lắng gì nhiều về tác dụng phụ đâu ạ

  2. Hà Nguyễn says: Trả lời

    các cao nhân cho tui hỏi bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang này có tốt và dễ dùng k ạ? Đang định mua về cho e trai bị viêm da dùng mà kb hiệu quả tnao.

    1. says:

      Thuốc này chữa viêm da tốt lắm k chỉ viêm da dầu thôi đâu mà lần t bị viêm da dị ứng dùng cũng đc nữa này. Nch là đa năng về mảng da liễu này lắm

    2. Lê Đan says:

      chia sẻ với cb 1 video chi tiết về tác dụng chữa viêm da của bài thuốc này

    3. Nguyễn Bắc says:

      Có 3 bài thuốc nhỏ uống, bôi, ngâm rửa rất tiện lợi và dễ dùng luôn đó b ơii

    4. Đặng Tu says:

      tuyet lam luon, dung ra de dang mat 1 thoi gian de quen thuoc mui thuoc rat de uong k kho chiu nhu thuoc bac dau

  3. Vũ Tiến Nam says: Trả lời

    Chung thành với thuốc tây bất kể là bệnh gì đi nữa cứ bị là ra hiệu thuốc cho nhanh chứ chờ thuốc nam thì khi nào mới khỏi được

    1. Lâm Thần says:

      theo kinh nghiệm đã dùng thuốc tây thì nó cực kì nhiều tác dụng phụ luôn nên cứ đông y mà dùng lâu chút thôi nma nó an toàn

    2. Lương Thị Hồng Hương says:

      nhiều người dùng An bì thang cho hiệu quả tốt lắm nè

    3. Trung Tuấn says:

      Dùng cả lá dâu tằm, nha đam, tinh dầu,…mà vẫn k khỏi đc viêm da mũi, chuyển sang liệu trình của trung tâm thấy vô cùng hiệu quả.Chính xác là k tốn tiền vô ích mà:))

    4. Sinh Hách says:

      A Tuấn ơi thuốc này có đắt k a???

    5. Nhà xe Gam Tho says:

      Bài thuốc đc phối hợp linh hoạt gia giảm phù hợp với tình trạng bệnh từng người nên giá cũng có chênh lệch đôi chút, nma yên tâm là thuốc 100% dược liệu nên dễ dùng và an toàn lắm

    6. TRAN HANG says:

      to bi tu be, moi dung hơn 2 thang mat co 7tr thoi va da khoi han roi that su rat tuyet voi

  4. Tươi says: Trả lời

    mẹ e bị viêm da dầu giờ di truyền sang e, kb có cách nào để chữa dứt điểm k chứ sợ sau có con lại lây sang con thì vất lắm ạ!

    1. Bảo Linh says:

      Lấy lá nha đam rửa sạch nhựa vàng rồi bôi lên thôi cún, nhanh khỏi lắm này

    2. Hoàng Ly Béo says:

      dùng mấy cách dân gian này k ăn thua lắm đâu vì bệnh này liên quan đến các chức năng bên trong cơ thể nữa, mk nghe hàng xóm mách bao nhiêu cách bôi tinh dầu các kiểu mà k thấy đỡ tý nào

    3. Vườn Hoa Thu Hiền says:

      Tôi bị viêm da dầu ở cánh mũi dai dẳng từ năm 21t, thường xuyên bị ửng đỏ, da bong tróc rất mất thẩm mỹ nó còn bị lan sang mũi thường xuyên đa nhức mũi nữa đặc biệt vào mùa khô lạ càng nặng hơn. Đã từng dùng rất nhiều loại thuốc tây, tìm tòi đc nhiều mẹo dân gian dùng thử mà k thấy có chuyển biến gì, đợt trc dùng nhiều thuốc tây quá còn tiểu đỏ, tiểu ra máu cơ. sợ quá nên sau đợt đấy tôi cũng chừa luôn k dám dùng thuốc tây nữa. thời gian gần đây có đứa cháu gái ny nó cũng bị tình trạng giống tôi mách cho bài thuốc an bì thang của nhất nam y viện này này. Mới tuần đầu dùng cũng nghi ngờ lắm vì k có chuyển biến gì lắm, sang tuần t2 mới bắt đầu thấy da bớt đỏ , mịn hơn và đỡ bong tróc. Sau đó tôi dùng tiếp 2 tháng nữa thì khỏi hẳn, đc cái là thuốc rất dễ sử dụng và phù hợp với mọi đối tượng nên tôi rất an tâm k lo lắng về tác dụng phụ của thuốc giống như trc dùng thuốc tây. Giowf cũng hơn 1 năm từ lúc khỏi r k thấy dấu hiệu bị tái lại viêm da nữa, giờ kp lo lắng mỗi khi mùa lạnh khô về nữa r…

    4. Sư Tử says:

      chữa sớm đi để k ảnh hưởng đến con chị ạ, 2 mẹ con nhà e cungc bị viêm da di truyền đã dùng thuốc bên trung tâm thấy cực kỳ tốt luôn ạ, 2-3 tháng là k còn triệu chứng gì luôn ấy, vô cùng hài lòng@

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

NSƯT Thanh Hiền

NSƯT Thanh Hiền Chữa Bệnh Viêm Da Thành Công Sau 3 Tháng

“Tôi vốn là người kín kẽ, ít chia sẻ về chuyện đời sống riêng tư. Tuy nhiên, hôm nay tôi...
Viêm Da Tiếp Xúc Do Kiến Ba Khoang Và Những Điều Cần Biết

Viêm Da Tiếp Xúc Do Kiến Ba Khoang Và Những Điều Cần Biết

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang là một trong những tình trạng da liễu phổ biến và ngày...

Mách mẹ cách xử lý viêm da cơ địa ở trẻ AN TOÀN – LÀNH...

Viêm da cơ địa là bệnh lý về da liễu phổ biến hàng đầu hiện nay, đặc biệt, trẻ em...
Phương pháp điều trị bệnh viêm da tại Quân dân 102 mang đến giải pháp an toàn, hiệu quả, không tái phát

Liệu trình ĐẶC TRỊ viêm da với bài thuốc Hoàn Bì Nam Kết Hợp Y...

Viêm da không phải là bệnh lý nguy hiểm và phương pháp điều trị bệnh này cũng không quá khó...

Loại bỏ 100% viêm da cơ địa AN TOÀN – BỀN LÂU nhờ bài thảo...

Viêm da cơ địa là bệnh lý rất nhiều người mắc phải với các triệu chứng khó chịu như da...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top