Viêm Da Tiết Bã Ở Mặt
Viêm da tiết bã ở mặt khiến người bệnh gặp phải không ít khó khăn trong cuộc sống thường ngày. Triệu chứng bệnh lặp đi, lặp lại liên tục gây nên tình trạng viêm da mãn tính khó chữa tận gốc. Việc tìm hiểu và nắm được cách nhận biết cũng như điều trị an toàn giúp người bệnh ngăn ngừa viêm da tái phát.
Viêm da tiết bã ở mặt là gì?
Bệnh viêm da tiết bã ở mặt hay còn được gọi là viêm da dầu thường gặp ở những đối tượng có cơ địa da dầu nhờn. Đây là một bệnh lý mãn tính cần được điều trị kịp thời và có biện pháp chăm sóc, ngăn ngừa bệnh tái phát nhiều lần.
Đặc trưng của bệnh viêm da tiết bã trên mặt là tình trạng dầu nhờn, nổi mụn khắp mặt, mẩn đỏ và bong tróc vảy. Bệnh xảy da do tuyến bã nhờn bị rối loạn, tiết nhờn không kiểm soát được. Ngoài ra, theo kết quả xét nghiệm chuyên khoa da liễu thì bệnh viêm da dầu ở mặt còn do sự phát triển của chủng nấm Malassezia và một số yếu tố khác.
Bệnh viêm da tiết bã ở mặt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Ở người trưởng thành, bệnh lý chỉ xuất hiện ở phạm vi khuôn mặt. Ở trẻ sơ sinh tình trạng viêm nhiễm lan rộng xuất hiện cả ở mặt và đầu. Viêm da tiết bã da đầu ở trẻ sơ sinh còn được gọi là cứt trâu với từng mảng lớn màu đen.
Nguyên nhân gây viêm da tiết bã trên mặt
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm da tiết bã ở mặt chưa được xác định cụ thể. Theo nhận định của giới chuyên gia thì một số bệnh về da liễu trong đó có viêm da tiết bã bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Đặc biệt là viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh, có đến 80% trường hợp bố mẹ bị bệnh da liễu sẽ có con nhiễm bệnh.
Ngoài yếu tố di truyền, bệnh viêm da dầu ở mặt còn khởi phát do một số nguyên nhân khác như:
- Do cơ địa: Cơ địa da dầu sẽ tiết dầu nhờn nhiều hơn, đa số các trường hợp viêm da tiết bã ở mặt đều là người thuộc nhóm da nhờn.
- Do vệ sinh không đúng cách: Da mặt nhạy cảm, và tiết bã nhờn mạnh hơn so với các vùng da khác nên bụi bẩn và vi khuẩn dễ bám lại trên da. Nếu không vệ sinh đúng cách lỗ chân lông bị bít tắc, gây viêm nhiễm.
- Do thay đổi nội tiết tố: Khi bước vào độ tuổi dậy thì, mang thai hoặc sau sinh nở, hormone nội tiết thay đổi đột ngột, mất cân bằng. Tình trạng này khiến tuyến nhờn bị rối loạn, có nguy cơ cao bị viêm da tiết bã.
- Chức năng hệ miễn dịch suy giảm: Hệ miễn dịch chính là hàng rào bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên trong và bên ngoài. Vì thế khi bị suy yếu vi khuẩn dễ xâm nhập, hình thành triệu chứng viêm da dầu.
- Điều kiện thời tiết thay đổi: Bệnh viêm da tiết bã ở mặt thường có xu hướng khởi phát mạnh vào mùa đông, da khô, thiếu dưỡng chất và bong tróc vảy.
- Chế độ ăn uống không khoa học: Dung nạp quá nhiều các đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ ngọt kích thích tuyến nhờn hoạt động mạnh hơn. Bên cạnh đó các loại thức ăn này khó được tiêu hóa, tích tụ lại trong cơ thể. Khi lượng độc tố quá lớn sẽ phát ra ngoài dưới dạng viêm, mụn.
- Một số nguyên nhân khác: Viêm da dầu ở mặt có thể hình thành do thói quen sinh hoạt không điều độ, ngủ quá muộn, uống ít nước, lo âu, công việc căng thẳng…
Riêng đối với trường hợp viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân khởi phát bệnh có thể do thay đổi môi trường đột ngột từ trong bụng mẹ. Da trẻ nhạy cảm chưa kịp thích ứng dẫn đến viêm da tiết bã ở mặt hoặc đầu.
Triệu chứng viêm da tiết bã ở mặt
Có một điểm khác biệt của viêm da tiết bã với các bệnh da liễu khác là bệnh nhân sẽ không gặp phải cảm giác ngứa. Tuy nhiên, bã nhờn sẽ đóng vảy, sần sùi ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ. Khi bị viêm da tiết bã ở mặt người bệnh có một số biểu hiện cụ thể như sau:
- Ở người trưởng thành trên mặt xuất hiện các mảng ban hồng, ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện cả trên đầu.
- Da tiết nhiều dầu nhờn hơn nhưng lớp biểu bì bị khô, dễ tróc vảy, thâm đen lại.
- Ở vùng da chữ T tổn thương xuất hiện đối xứng qua trục T, đặc biệt là những vị trí có nhiều nếp gấp.
- Thông thường viêm da tiết bã xuất hiện tại xung quanh cánh mũi, dưới lông mày, cằm… Một số trường hợp sẽ lan rộng ra vùng cổ, chân tóc và ngực.
- Ở trẻ sơ sinh bã tiết thành từng mảng lớn trên đầu, đóng vảy nâu đen. Ở người lớn ngoài mặt, viêm da tiết bã có thể lan xuống bẹn, dưới ngực, nách và cổ.
Bệnh viêm da tiết bã ở mặt có gây nguy hiểm gì không?
Viêm da tiết bã không gây ngứa rát ngoại trừ một số trường hợp da bị tổn thương, tuyến nhờn hoạt động mạnh gây ngứa nhẹ. Tuy nhiên, về lâu dài viêm da tiết bã gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và thẩm mỹ. Da bị khô yếu, thiếu dưỡng chất, nhanh bị lão hóa, vảy bong tróc khiến người bệnh thiếu tự tin khi giao tiếp.
Một điểm đáng lưu ý khác là tình trạng viêm da tiết bã ở mặt kéo dài có thể trở thành mãn tính, lan rộng sang các vùng khác gây khó khăn trong việc điều trị. Ngoài ra, việc bệnh nhân chủ quan, không điều trị đúng cách, tùy tiện dùng thuốc có thể gây tổn thương sâu hơn, nhờn thuốc.
Bệnh viêm da tiết bã ở mặt sẽ tái phát lại nhiều lần nếu người bệnh không thay đổi thói quen sinh hoạt và chăm sóc da hàng ngày. Bệnh còn có liên quan tới các yếu tố khách quan như cơ địa và hệ miễn dịch nên rất khó đảm bảo bệnh sẽ tự hết. Khi bị viêm da tiết bã tốt nhất người bệnh nên đi thăm khám để có phương án điều trị kịp thời, tránh để bệnh lây lan trên diện rộng.
ĐỪNG BỎ LỠ:
Chẩn đoán bệnh viêm da tiết bã trên mặt
Khi bị viêm da dầu ở mặt bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán bệnh qua 3 phương pháp:
- Chẩn đoán lâm sàng: Dựa trên các triệu chứng của bệnh, ngoài ra bác sĩ cần xác định tiền sử bệnh án của bệnh nhân và người thân trong gia đình.
- Xét nghiệm: Phương pháp soi da trực tiếp để kiểm tra nguyên nhân gây viêm da tiết bã do vi khuẩn hay vi nấm Malassezia.
- Xét nghiệm thiết sinh mô: Sử dụng vảy bong ngoài da để sinh thiết và xác định chính xác. Có nhiều bệnh lý da liễu dẫn tới tình trạng bong tróc ngoài da như vảy nến, viêm da cơ địa… trường hợp bị viêm da tiết bã sẽ có sự xuất hiện của các cá thể nấm men.
Dựa trên kết quả chẩn đoán bác sĩ đưa ra kết luận bệnh nhân có bị viêm da dầu ở mặt hay không, xác định nguyên nhân và cấp độ của bệnh lý viêm da. Từ đó tư vấn cho người bệnh phương án điều trị phù hợp nhất và cách chăm sóc da để viêm da tiết bã không tái phát.
Cách trị viêm da tiết bã ở mặt an toàn, hiệu quả
Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh bác sĩ sẽ đưa ra những phương án điều trị khác nhau. Thông thường, bệnh nhân bị viêm da tiết bã trên mặt có thể tham khảo các biện pháp điều trị sau:
Chữa viêm da dầu ở mặt tại nhà
Những người mới bị viêm nhiễm ở cấp độ nhẹ có thể áp dụng các mẹo chăm sóc da mặt ngay tại nhà để cải thiện tình trạng. Dưới đây là một số cách tiêu diệt bã nhờn hiệu quả.
1. Nha đam chữa viêm da tiết bã
Nha đam có tính mát, nhẹ dịu, an toàn có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Trong nha đam có chứa một lượng lớn thành phần kháng viêm giúp loại bỏ nấm và vi khuẩn trên bề mặt tiếp xúc. Ngoài ra, nha đam còn có tác dụng tẩy da chết, dưỡng trắng da và kiềm dầu hiệu quả. Có thể dùng nha đam để điều trị bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh.
Chuẩn bị: Lá nha đam (nên chọn loại lá to, có thịt dày).
Cách thực hiện:
- Lá nha đam gọt bỏ phần vỏ, dùng đến đâu gọt đến đó, thái thành từng lát thật mỏng.
- Rửa mặt thật sạch để loại bỏ bã nhờn và bụi bẩn trước khi đắp mặt.
- Lau khô mặt bằng khăn mềm rồi đắp nha đam trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Nếu là trẻ nhỏ có thể bôi gel nha đam, tránh trường hợp trẻ hay cựa quậy khiến nha đam bị rơi ra.
- Massage nhẹ, để khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm, thực hiện mỗi ngày 2 lần sáng và tối để có kết quả tốt nhất.
2. Dùng mật ong chữa viêm da tiết bã ở trên mặt
Mật ong được sử dụng nhiều trong các công thức mặt nạ đắp mặt. Với thành phần kháng viêm và hỗ trợ làm liền sẹo nhanh chóng hơn nên mật ong có thể dùng cho người bị viêm da tiết bã. Cách làm cụ thể như sau:
Chuẩn bị: 1 – 2 thìa mật ong rừng tự nhiên.
Cách thực hiện:
- Rửa mặt sạch, lau khô bằng khăn mềm ẩm.
- Lấy mật ong thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương, massage nhẹ rồi nằm thư giãn 10 – 15 phút. Có thể cho thêm 1 vài giọt nước cốt chanh trộn đều cùng mật ong để tăng tính kháng khuẩn.
- Rửa lại mặt bằng nước ấm sau đó thực hiện các bước chăm sóc da tiếp theo. Thực hiện đều đặn hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ để dưỡng chất được thẩm thấu tốt nhất.
3. Loại bỏ viêm da dầu ở mặt bằng cám gạo
Cám gạo có chứa nhiều vitamin B1 giúp làm trắng da, hơn nữa cám gạo còn được sử dụng để tẩy da chết cực kỳ hiệu quả, phù hợp với những người có làn da nhờn tiết bã. Từ đó hỗ trợ điều trị viêm da tiết bã ở mặt, viêm da cơ địa ở trẻ, viêm da dầu,…
Chuẩn bị: 2 thìa cám gạo, sữa chua không đường.
Cách thực hiện:
- Trộn cám gạo với 2 thìa sữa chua không đường.
- Đắp hỗn hợp thu được lên mặt, nằm thư giãn 20 phút.
- Massage nhẹ nhàng để loại bỏ da chết theo cám gạo sau đó rửa lại bằng nước ấm. Mỗi tuần chỉ nên áp dụng cách điều trị này 2 lần, tránh làm mỏng da quá mức.
Lưu ý: Những phương pháp điều trị tại nhà chỉ có tác dụng làm giảm bã nhờn, không thể loại bỏ tận gốc. Đặc biệt chỉ nên áp dụng cho những đối tượng bị viêm nhẹ, chưa bội nhiễm và lan rộng ra các vùng khác trên cơ thể.
Điều trị viêm da tiết bã ở mặt bằng thuốc Tây
Đối với trường hợp người bệnh bị viêm nhiễm nặng tái phát nhiều lần, có sẹo hình thành trên bề mặt da cần điều trị bằng Tây y để loại bỏ các triệu chứng. Một số trường hợp cần có sự can thiệp mạnh hơn của liệu pháp ánh sáng. Thông thường bệnh viêm da tiết bã có thể điều trị bằng một số loại thuốc sau:
- Thuốc bạt sừng: Loại thuốc bôi ngoài da có chứa AHA, BHA… có tác dụng giảm bong vảy, ức chế nấm Malassezia. Ngoài ra thuốc còn giúp sát trùng bề mặt da, giảm tiết dầu nhờn…
- Kem dưỡng ẩm: Người bệnh có thể dùng một số loại kem dưỡng ẩm có chứa Panthenol, Zinc hoặc Glycerin. Các thành phần này giúp cân bằng ẩm, bảo vệ da và giảm tróc vảy tại vùng da bị tổn thương.
- Thuốc bôi kháng nấm: Một số loại như Ciclopirox và Ketoconazole có tác dụng ức chế hoạt động của vi nấm Malassezia.
- Thuốc ức chế calcineurin: Giúp chống viêm, giảm bã nhờn, ít kích ứng da.
- Thuốc kháng sinh, kháng histamin: Các loại thuốc này chỉ được chỉ định cho những trường hợp bội nhiễm nặng, xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể.
Khi sử dụng thuốc trị viêm da tiết bã trẻ sơ sinh cần lưu ý đảm bảo an toàn. Đối với trường hợp viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh xuất hiện trên đầu thì bố mẹ có thể sử dụng một số loại dầu gội đặc trị. Dầu gội trị viêm da tiết bã trẻ sơ sinh được bác sĩ chỉ định kèm theo đơn thuốc.
Người bị viêm da tiết bã ở mặt nên làm gì?
Khi bị viêm da tiết bã ở mặt việc đầu tiên người bệnh cần làm là đi đến cơ sở y tế thăm khám để chẩn đoán bệnh và có phương án điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân cần lưu ý:
- Tuyệt đối không được sờ tay lên mặt, tay có chứa nhiều vi khuẩn, bụi bẩn truyền sang da khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn.
- Tránh xa các loại thức ăn có khả năng gây dị ứng, tăng tiết bã nhờn như đồ cay nóng, protein từ trứng, thịt đỏ, các loại hải sản…
- Không nên ăn đồ ngọt quá nhiều, loại bỏ các chế phẩm từ đường, sữa trong thực đơn hàng ngày.
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa sạch da mặt mỗi ngày theo đúng các bước skincare tiêu chuẩn.
- Sử dụng thuốc bôi theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không nên bôi thuốc quá dày khiến da bị bí, không đào thải chất độc ra ngoài được.
- Đối với trường hợp viêm da tiết bã trẻ sơ sinh dạng cứt trâu ở trên đầu, mẹ tuyệt đối không được cạy vảy, khi tắm lau nhẹ nhàng, vảy sẽ tự bong.
Cách phòng tránh viêm da tiết bã ở mặt tốt nhất
Bệnh viêm da dầu ở mặt không thể đoán trước được khi nào sẽ xuất hiện và tái phát trở lại. Tốt nhất, mọi người nên chủ động có các biện pháp phòng ngừa để không phải đối mặt với viêm da tiết bã. Một số lời khuyên từ chuyên da chăm sóc da liễu gồm có:
- Nên rửa mặt đúng cách và chăm sóc da hàng ngày, dùng kem dưỡng cấp ẩm và nuôi dưỡng da khỏe mạnh.
- Không sờ tay lên mặt, không tự nặn mụn trứng cá, không chà xát da mặt quá mạnh khiến da bị tổn thương.
- Thường xuyên vệ sinh nơi ở, nơi làm việc, hạn chế tiếp xúc môi trường bụi bẩn, ô nhiễm.
- Cần bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài, bất kể trời nắng hay râm đều phải dùng kem chống nắng.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung các thực phẩm tốt cho da.
- Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao nâng cao sức đề kháng và miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích, đồ ăn ngọt, đồ cay nóng…
Với những kiến thức cơ bản về viêm da tiết bã ở mặt được chia sẻ trong bài viết hi vọng giúp bạn đọc chủ động hơn khi da gặp phải tình trạng này. Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, chữa bệnh đúng cách luôn mang lại hiệu quả cao nhất là tôn chỉ để loại bỏ tình trạng viêm da dầu ở mặt.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Array
Viêm da là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người với các triệu chứng như đỏ da, ngứa và bong tróc. Một câu hỏi thường gặp là liệu viêm da có tự hết không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự phục hồi của da, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và khi nào cần tìm kiếm sự can thiệp y tế để đạt được kết quả tốt nhất cho tình trạng da của bạn. Bệnh viêm da có tự hết không? Rất nhiều...
Xem chi tiếtViêm da tiếp xúc là tình trạng da bị kích ứng do tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài. Đây là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy,.... Nhiều người thường băn khoăn không biết "viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?". Cùng tìm kiếm câu trả lời chi tiết ngay trong nội dung bài viết sau. Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Viêm da tiếp xúc là tình trạng da...
Xem chi tiếtViêm da tiết bã là một bệnh da liễu khá phổ biến mà rất nhiều người mắc phải. Bệnh kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, da bị khô, bong tróc, mẩn đỏ,... rất khó chịu. Căn bệnh này tuy lành tính nhưng thường kéo dài dai dẳng và tái đi tái lại nhiều lần. Vậy viêm da tiết bã có lây không? Trong quá trình điều trị bệnh cần lưu ý những gì? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông tin về bệnh qua nội dung dưới đây. Viêm da tiết bã có lây không? Viêm da...
Xem chi tiếtViêm da tiết bã nhờn là bệnh da liễu phổ biến mà rất nhiều người mắc phải không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Người mắc bệnh này thường có các biểu hiện như da bị khô, đỏ, tróc vảy,... gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Vậy bệnh viêm da tiết bã nhờn có chữa được không? Mời bạn đọc cùng tìm câu trả lời qua nội dung bài viết sau. Bệnh viêm da tiết bã nhờn có chữa được không? Viêm da tiết bã nhờn hay còn được biết đến với tên gọi khác là viêm da...
Xem chi tiếtViêm da tiếp xúc là căn bệnh da liễu gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Vậy bệnh viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Cần làm gì để hạn chế tình trạng thâm, sẹo trên da sau điều trị? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc lý giải những băn khoăn thắc mắc này. Bệnh viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Viêm da tiếp xúc là một loại bệnh da liễu phổ biến mà rất nhiều người mắc phải ở bất cứ...
Xem chi tiếtBình luận (20)
Hình như viêm da tiết bã bên trung tâm có hỗ trợ điều trị online nhỉ. Mình ở xa ko tiện đi khám. Ai điều trị onl rồi cho mình cxin review về dịch vụ cũng như hiệu quả với
Có luôn ạ. Bạn cứ liên hệ vào số hotline của trung tâm, sau đó sẽ được hướng dẫn, có thể gửi ảnh tình trạng da cho các bác sĩ đến chẩn đoán và đưa ra liệu trình thích hợp. Rồi đc gửi thuốc về thui, vẫn uy tín tận tình như bình thường nhé
Bên này take care ô kê lắm. T dùng nhất nam an bì thang điều trị đc tầm 2 tháng là bên trung tâm còn nhắn tin hỏi han về tình trạng dùng thuốc như nào cơ, rồi nhắc là dùng đúng và đủ liệu trình để ngăn ngừa tái phát, 10 điểm luôn
Giờ phương tiện truyền thông hiện đại nên onl đc mà, có gì bất thường liên hệ hỏi bác sĩ đc luôn nên bạn yên tâm
Mình đã điều trị khỏi viêm da tiết bã bằng nhất nam an bì thang rồi đây, giờ ai hỏi cũng giới thiệu cho. Môi trường thay đổi nên nhiều người bị thật đấy
Con gái tớ ko biết tuổi dậy thì thay đổi rối loạn nội tiết thế nào mà bị viêm da tiết bã, bã nhờn tiết nhiều mà da thì vẫn khô, còn có sự xuất hiện của mụn ngứa nữa. Định mua nhất nam an bì thang cho con dùng mà ko biết có tác dụng phụ gì ko, con đang trong độ tuổi phát triển
Ui nhất nam an bì thang thì ko lo tác dụng phụ chị ạ, thuốc có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, toàn các dược liệu quý thôi, các chuyên gia chế biến phối hợp lại hết rồi nên hạn chế đc tối đa tác dụng phụ luôn, mà vẫn rất hiệu quả nữa
Cơ địa nhạy cảm nhất như trẻ em còn dùng đc nên ko lo nhé. Các bé đang rối loạn nội tiết nên bị thế là bình thường nhưng quan trọng là phải chữa sớm và triệt để cho con, dùng thuốc linh tinh là hỏng hết da
Chị cứ đưa bé đến trung tâm da liễu đông y sẽ đc thăm khám và tư vấn kĩ càng trực tiếp. Với cả bên này em thấy điều trị theo phác đồ cá nhân hóa rất tốt, mỗi người có 1 liều dùng và cách sử dụng khác nhau, phù hợp với cơ thể mỗi người
Nhà t thay đổi môi trường sống ko quen cả mẹ lẫn con bị viêm da tiết bã, đưa nhau đi khám rồi dùng nhất nam an bì thang nhưng liệu trình khác nhau. Yên tâm là thuốc lành tính ko có tác dụng phụ nhé
Da em nhiều dầu nhưng lại có cảm giác vẫn khô ko đủ ẩm, có khi còn đóng vẩy sần sùi trên mặt, tập trung chủ yếu ở cánh mũi và dưới lông mày là nhiều, ko biết có phải viêm da tiết bã ko nhỉ, cho em xin cách chữa luôn
Viêm dã tiết bã rồi em ạ, tại vì đặc trưng cùa nó là tiết nhiều bã nhờn những lại ko đủ ẩm cho da khiến da bong tróc mà. Ngày xưa chị ko biết cứ hay rửa mặt cho hết dầu nhưng lại càng bóng tróc hơn nữa. Mãi sau mới biết da này cần cấp ẩm và dùng thuốc để chữa. Mà da đang nhạy cảm dùng thuốc lành tính thôi, recommend nhất nam an bì thang nhé
Viêm da này ko chữa sớm là dần dần da trở nên khô yếu, mất khả năng tự điều tiết và có thể lây lan trở thành mãn tính đấy. Chữa triệt để thì mình biết nhất nam an bì thang thôi
Bệnh này khó chữa triệt để thật, mình bị tái nhiều lần mà cảm giác da lão hóa nhanh chóng nhìn rất mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần. Mình cũng đầu tư nhiều thực phẩm hỗ trợ nhưng mà hợp nhất vẫn là nhất nam an bì thang, dùng nhẹ nhàng mà khỏe da, da tươi tắn trở lại nhiều
Khả năng cao là viêm da tiết bã rồi, dùng thuốc ko đúng là còn bị nhờn thuốc ấy. Em đến trung tâm da liễu đông y các bác sĩ khám và kê thuốc cho. Trước chị cũng chữa viêm da ở đây, uy tín cực
Nghe bảo bệnh này cũng có thể tự khỏi đc nhưng đấy là ai có cơ địa miễn dịch tốt, chứ sức đề kháng và da yếu lại bị lâu với nặng rồi thì chỉ có dùng thuốc thôi. T hay dùng nha đam để bôi nhưng vì nặng rồi nên cũng phải nhờ đến nhất nam an bì thang mới khỏi đc đấy. Kết hợp cả uống bôi rửa luôn
Em cơ địa da đầu, mùa hè mặt cứ như chảo dầu ấy, mùa đông thì đỡ hơn. Dùng bao nhiều thuốc bôi rồi mỹ phẩm ko đỡ, mãi mới biết đó là bệnh viêm da dầu cần phải dùng thuốc để chữa. Mọi người cho em xin thuốc chữa mà nhẹ nhàng lành tính cho da với
Cơ địa da dầu đúng khổ thật, mình thì bị ở vùng mũi và 2 bên má rất nhiều, mặt lúc nào cũng bóng loáng đầy dầu. Mà dầu ra nhiều nên lỗ chân lôn g dễ bị tắc nghẽn còn gây ra mụn và nhiều bệnh lý về da khác ấy. Mình thì đc giới thiệu cho dùng nhất nam an bì thang, ban đầu nghe thuốc đông y nên cũng ko tin tưởng lắm vì mình chưa dùng đông y bao giờ nhưng vẫn thử và kết quà bất ngờ luôn. Dùng đc vài ngày thấy da khô thoáng và tiết bã ít hơn nhiều, tuy nhiên vẫn đủ độ ẩm và ko bị khô da đâu. Cả liệu trình là 3 tháng, thải độc cơ thể, giúp da khỏe hơn, cân bằng điều tiết bã nhờn của da, da đàn hồi thích lắm.
Bã nhờn tiết nhiều mà ko vệ sinh sạch sẽ là còn gây ra vi khuẩn tích tụ nấm ngứa đấy. Dùng nhất nam an bì thang thì khắc phục đc tất cả các tình trạng trên, điều tiết bã nhờn, kháng khuẩn diệt nấm, đem lại làn da khỏe mạnh luôn
Ôi ai bị mới hiểu, mặt cứ bóng nhờn, nhiều khi mọi người trêu vưới hỏi cũng ngại, mà bản thân cũng khó chịu nữa, cảm giác cứ nặng nề trên mặt ấy. Mình dùng bao thuốc, có đợt còn dính thuốc ko đảm bảo, da yếu đi nhiều lắm, tưởng là ko chữa đc nữa cơ. may mà nhất nam an bì thang đã phục hồi da mình hoàn toàn rồi