Xét Nghiệm Axit Uric & Cách Phát Hiện Những Chỉ Số Bất Thường

Xét nghiệm Axit Uric là một trong những xét nghiệm quan trọng, dễ dàng thực hiện giúp phát hiện ra những bệnh có nguy cơ tiềm ẩn trong cơ thể con người, đặc biệt là bệnh gout. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về xét nghiệm này và ý nghĩa chỉ số trong chẩn đoán bệnh.

Xét nghiệm axit uric là một xét nghiệm đơn giản và dễ thực hiện với mọi đối tượng
Xét nghiệm axit uric là một xét nghiệm đơn giản và dễ thực hiện với mọi đối tượng

Axit uric là gì?

Axit uric hay acid uric (C5H4N4O3) là một hợp chất của Cacbon, Oxy, Nito, Hydro, nó được tạo ra ở trong cơ thể một cách tự nhiên bằng quá trình thoái hóa các nhân purin của axit nucleic. Các axit uric có nhiều và được tạo ra chủ yếu từ thức ăn như hải sản, cá, thịt và từ đồ uống như bia, rượu vang,… Ngoài ra, khi các tế bào trong cơ thể già hóa, nhân purin sẽ bị phá hủy và tạo ra axit uric.

Axit uric chủ yếu được tổng hợp tại gan, khoảng 80% sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu, còn lại sẽ qua đường tiêu hóa. Trong quá trình này, nếu lượng axit uric quá nhiều mà khả năng đào thải của thận lại giảm sẽ gây ra hiện tượng axit uric tăng lên, tồn đọng ở các mô trong cơ thể.

Điều cần lưu ý là khi axit uric lắng đọng trong các mô khớp sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa, khiến người bệnh cảm thấy sưng và đau dữ dội. Và đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Một số trường hợp khác, nếu axit uric lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh sỏi thận và các bệnh liên quan đến tim mạch nếu lắng đọng ở tim.

Xét nghiệm axit uric là gì?

Xét nghiệm axit uric hay định lượng acid uric là kỹ thuật kiểm tra nồng độ axit này ở trong máu hoặc trong nước tiểu. Từ đó có thể phát hiện ra những bất thường của cơ thể, giúp dễ dàng chẩn đoán và điều trị các bệnh có liên quan nhanh và hợp lý nhất.

Vậy xét nghiệm acid uric để làm gì? Thông thường, xét nghiệm axit uric sẽ được thực hiện nhằm chẩn đoán, phát hiện những bệnh lý gây biến đổi nồng độ axit uric có trong cơ thể. Từ đó giúp người bệnh có biện pháp để điều chỉnh lại nồng độ acid uric trong cơ thể hoặc điều trị các bệnh lý liên quan khác một cách kịp thời.

Xét nghiệm axit uric và những điều bạn cần biết
Xét nghiệm axit uric giúp chẩn đoán nhiều bệnh nguy hiểm

Khi nào cần định lượng acid uric?

  • Xét nghiệm axit uric là một kỹ thuật rất đơn giản, thông thường, một số trường hợp sau sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm:
  • Khi bệnh nhân có những triệu chứng lâm sàng của bệnh gout, xét nghiệm axit uric giúp khẳng định sự chính xác của bệnh. Ngoài ra nó cũng dùng để kiểm tra người đang điều trị bệnh gout.
  • Những bệnh nhân sau khi điều trị ung thư bằng hóa xạ trị sẽ được xét nghiệm axit uric để đảm bảo lượng acid trong máu không quá cao.
  • Chỉ số axit uric cũng giúp kiểm tra, đánh giá tình hình của thận sau những tổn thương.
  • Chẩn đoán các rối loạn liên quan đến thận.

Ngoài ra, bạn cũng nên đi xét nghiệm axit uric nếu có một số triệu chứng dưới đây:

  • Bị đau khớp hoặc sưng khớp.
  • Đang hoặc sắp trải qua liệu trình hóa xạ trị.
  • Bị sỏi thận tái phát nhiều lần.
  • Từng có tiền sử mắc bệnh gout.

Xét nghiệm định lượng acid uric có nguy hiểm không?

Xét nghiệm chỉ số acid uric là một kỹ thuật rất đơn giản và an toàn, ai cũng có thể dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên trong một số trường hợp, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như:

  • Vị trí lấy máu sẽ đau hoặc khó chịu.
  • Chảy máu nhiều ở vị trí tiêm.
  • Một số trường hợp có thể bị ngất xỉu hoặc chóng mặt.
  • Máu tích tụ dưới da gây bầm tím.
  • Nhiễm trùng da sau lấy máu.

Những trường hợp này rất hiếm khi xảy ra trong quá trình thực hiện xét nghiệm. Nếu có thì hãy thông báo với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để có hướng giải quyết phù hợp.

Xét nghiệm chỉ số acid uric là phương pháp an toàn, dễ thực hiện
Xét nghiệm axit uric là phương pháp an toàn, dễ thực hiện

Xét nghiệm axit uric được thực hiện bằng cách nào?

Hiện nay để đánh giá chỉ số acid uric, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân xét nghiệm acid uric máu hoặc acid uric trong nước tiểu. Điều này sẽ tùy thuộc vào mục đích cũng như tình hình sức khỏe của người bệnh.

Xét nghiệm acid uric máu

Xét nghiệm định lượng chỉ số acid uric máu thường diễn ra đơn giản, nhân viên y tế sẽ kiểm tra và lấy mẫu máu để kiểm tra bằng các thiết bị, máy móc hiện đại.

Mục đích của xét nghiệm:

  • Khi thực hiện xét nghiệm axit uric máu, bác sĩ có thể biết được lượng axit uric trong máu cao hay thấp, từ đó giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh gout.
  • Giúp theo dõi và đánh giá quá trình điều trị của những bệnh nhân đang trong quá trình hóa trị, xạ trị.
  • Đánh giá chức năng thận và chẩn đoán được những vấn đề liên quan đến thận.

Xét nghiệm axit uric có trong nước tiểu

Xét nghiệm chỉ số acid uric có trong nước tiểu cũng khá đơn giản và dễ thực hiện. Người bệnh chỉ cần tuân theo những chỉ dẫn của nhân viên y tế để có kết quả chính xác nhất.

Mục đích của xét nghiệm :

  • Định lượng acid uric trong nước tiểu giúp chẩn đoán bệnh suy thận, thận bị ứ nước.
  • Theo dõi các bệnh liên quan đến máu như thiếu máu.
  • Đánh giá quá trình hóa trị, xạ trị.
  • Đánh giá tình trạng nhiễm độc thai nghén ở phụ nữ có bầu.
Xét nghiệm acid uric định kỳ giúp bảo vệ sức khỏe
Xét nghiệm axid uric định kỳ giúp bảo vệ sức khỏe

Chỉ số acid uric cho biết điều gì?

Thông thường, chỉ số acid uric trong máu của nam giới là 210 – 420 umol/L và ở nữ giới là 150 – 350 umol/L. Đối với chỉ số axit uric trong nước tiểu là 1200 – 5900 umol/24h. Nếu như khi xét nghiệm axit uric thấy định lượng cao hơn mức bình thường thì có thể bạn đang gặp một số vấn đề sức khỏe sau:

  • Các bệnh về viêm khớp, bệnh gout.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Rối loạn chức năng thận, các vấn đề liên quan đến thận.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Nghiêm trọng có thể bị ung thư di căn.

Ngược lại, nếu chỉ số aicd uric thấp hơn bình thường, bạn cũng cần lưu ý, vì có thể cơ thể bạn đang có nguy cơ mắc các bệnh sau:

  • Hội chứng Fanconi, ảnh hưởng trực tiếp đến ống lọc của thận.
  • Bệnh Wilson.
  • Rối loạn chức năng gan, thận.
  • Ngộ độc chì.

Nên làm gì khi chỉ số acid uric tăng?

Sau khi thực hiện xét nghiệm và có kết quả, các chuyên gia, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình hình sức khỏe cũng như những bệnh lý mà bạn đang mắc phải (nếu có). Từ đó sẽ có hướng điều trị phù hợp với từng đối tượng.

  • Đối với người bệnh xét nghiệm thấy nồng độ acid uric tăng nhưng không có triệu chứng nghiêm trọng nào thì cần điều chỉnh thói quen ăn uống. Bạn cần giảm bớt đạm trong bữa ăn hằng ngày, ăn nhiều rau củ quả như atiso, xà lách, cà rốt,… Thay đổi lối sống, hạn chế uống rượu, bia, cafe,….
  • Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số acid uric tăng cao cùng với các triệu chứng bất thường ở gan, thận, tim,… thì cần điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh có thể phải sử dụng thuốc như: Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp acid uric,… để giảm triệu chứng bệnh.
  • Đối với những trường hợp tăng acid uric do bệnh gout thì sẽ được dùng thuốc đặc trị. Lúc này bạn cần lưu ý sử dụng theo đúng chỉ dẫn, liều lượng được bác sĩ chỉ định để không xảy ra những tác dụng phụ.

Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm axit uric

Nhìn chung, xét nghiệm acid uric khá đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, để có kết quả xét nghiệm chính xác, tiết kiệm thời gian, người bệnh nên chú ý một số vấn đề dưới đây.

Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm axit uric
Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm axit uric
  • Thường xét nghiệm axit uric sẽ được các bác sĩ thực hiện vào buổi sáng. Để có thể có kết quả chính xác bệnh nhân nên nhịn ăn khoảng 4 giờ đồng hồ, có thể uống nước lọc.
  • Tránh sử dụng các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chỉ số axit uric máu trong khoảng 3 – 4 ngày trước khi xét nghiệm. Một số loại thuốc có thể kể đến như: Thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị bệnh lao,…
  • Hạn chế ăn hải sản, uống rượu, bia, sử dụng chất kích thích trước khi làm xét nghiệm 8 giờ.

Xét nghiệm định lượng acid uric là kỹ thuật rất đơn giản và dễ dàng thực hiện, có thể giúp phát hiện và chẩn đoán nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ hoặc nếu có những triệu chứng thì cần đến các trung tâm y tế để được tư vấn xét nghiệm, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hiện tại, CTCP Bệnh viện Quân dân 102 cũng đã có gói xét nghiệm axit uric với giá chỉ từ 40.000 đồng, người bệnh có nhu cầu có thể đặt lịch khám hoặc liên hệ trực tiếp với bệnh viện để được hỗ trợ nhanh nhất, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Array

Chia sẻ

Axit Uric Thấp Là Bao Nhiêu, Có Sao Không & Cách Cải Thiện Hiệu Quả?

Axit Uric Thấp Là Bao Nhiêu, Có Sao Không & Cách Cải Thiện Hiệu Quả?

Chỉ số axit uric thấp là tình trạng khá nguy hiểm, cảnh báo sức khỏe người bệnh đang có dấu...
Xét Nghiệm IgM Có Ý Nghĩa Gì, Nên Tiến Hành Thực Hiện Ở Đâu?

Xét Nghiệm IgM Có Ý Nghĩa Gì, Nên Tiến Hành Thực Hiện Ở Đâu?

IgM là một kháng thể được tìm thấy trong huyết thanh, có vai trò trong việc chống lại nhiễm trùng...
Xét Nghiệm Ure Máu: Những Điều Bạn Cần Biết Và Nên Lưu Ý

Xét Nghiệm Ure Máu: Những Điều Bạn Cần Biết Và Nên Lưu Ý

Ure máu là khái niệm có lẽ bạn đã nghe qua nhiều lần nhưng cụ thể ure máu là gì...
Định Lượng Glucose Trong Máu Thấp: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Định Lượng Glucose Trong Máu Thấp: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Định lượng glucose trong máu thấp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được xử trí...
Xét Nghiệm GPT Là Gì? Quy Trình & Định Lượng Chỉ Số GPT Trong Máu

Xét Nghiệm GPT Là Gì? Quy Trình & Định Lượng Chỉ Số GPT Trong Máu

Bên cạnh chỉ số GOT, GPT cũng là một chỉ số được sử dụng để đánh giá chức năng của...

Bình luận (1)

  1. Lam Tan Mong says: Trả lời

    Tôi 58 tuổi, nam giới. Từ cuối năm 2019 cho đến nay chỉ số creatinine thường cao hơn ngưỡng một ít. Urea luôn trong giới hạn bình thường. Uric acid cao gần 8.00 mg/dl, khi sử dụng febuxostat 40mg/này trong vài tuần thì bình thường lại. có sử dụng thuốc kháng vi rút viêm gan B đã 18 năm liên tục. Hiện tại gan ổn. Không cao huyết áp, không đái tháo đường. Xin hỏi các bác tình trạng của tôi có ảnh hưởng gì nhiều về chức năng thận không? Ăn uống có kiêng khem gì không hoăc cũng có thể ăn uống theo nhu cầu. Và bao lâu nên kiểm tra tra lại các xét nghiệm cần thiết cho tình trạng của CN thận. Xin cảm ơn các bác.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top