Cholesterol Thấp: Nguyên Nhân, Biến Chứng, Phương Pháp Điều Chỉnh

Mọi người thường nghe nói đến bệnh cholesterol cao – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến béo phì, đau tim, đột quỵ,… Tuy nhiên, ít ai biết rằng cholesterol thấp quá mức cũng vô cùng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, bao gồm nguyên nhân, dấu hiệu cũng như phương pháp điều chỉnh chỉ số cholesterol ổn định, hãy cùng theo dõi bài viết sau!

Tình trạng cholesterol thấp khiến sức khỏe người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng
Tình trạng cholesterol thấp khiến sức khỏe người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng

Cholesterol thấp là bệnh gì?

Cholesterol là một chất béo có trong máu, không thể thiếu trong cơ thể con người. Lượng cholesterol thấp hay cao cũng dẫn đến các biểu hiện bất thường về sức khỏe. Bởi chất này là thành phần quan trọng trong việc hỗ trợ các tế bào thần kinh hoạt động. Đồng thời cholesterol giúp kích thích quá trình sản xuất các hoocmon quan trọng.

Cholesterol tồn tại dưới 2 dạng:

  • Cholesterol xấu (LDL): Lượng mỡ dư thừa cao, không được hòa tan bởi chất xơ và protein sẽ bám vào các thành động mạch. Điều này gây tắc nghẽn, xơ vữa động mạch. Quá trình lưu thông máu bị cản trở dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm.
  • Cholesterol tốt (HDL): HDL có vai trò như 1 chất chống oxy hóa. Chúng ngăn ngừa hiện tượng động mạch bị tổn thương do LDL gây nên, bài tiết cholesterol xấu (LDL) ra khỏi cơ thể. Từ đó thiết lập trạng thái cholesterol cân bằng.

Vậy cholesterol bao nhiêu là thấp? Lượng cholesterol tốt (HDL) trên 60 và cholesterol xấu dưới 100 là mức lý tưởng. Còn nếu người bệnh có lượng HDL < 40, LDL > 130, người đó sẽ mắc chứng cholesterol thấp. Đây là mức cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề. Người bệnh cần có các biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến khiến cholesterol giảm

Việc xác định rõ nguyên nhân cholesterol suy giảm đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh, đưa ra phương hướng điều trị thích hợp. Vì vậy, bạn cần báo lại với các bác sĩ tường tận: Tiền sử bệnh, chế độ ăn uống, sinh hoạt để các bác sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân.

Người bị cholesterol thấp cần đi thăm khám với bác sĩ để xác định nguyên nhân, phương pháp điều chỉnh
Người bị cholesterol thấp cần đi thăm khám với bác sĩ để xác định nguyên nhân, phương pháp điều chỉnh

Thông thường, bệnh cholesterol thấp xuất phát từ các nguyên nhân phổ biến sau:

  • Do di truyền

Cấu trúc cholesterol trong cơ thể có khả năng lớn do di truyền từ các thế hệ trước. Nếu gia đình người bệnh có ông bà, bố mẹ mắc bệnh cholesterol thấp thì rất có thể người đó cũng có cấu trúc cholesterol trong máu thấp bẩm sinh

  • Chế độ ăn dư thừa carbohydrate

Carbohydrate là chất quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy tuần hoàn máu, hỗ trợ quá trình đông máu, thụ tinh,… Tuy nhiên, nếu lượng carbohydrate trong cơ thể bị dư thừa lại không tốt. Tình trạng này dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Một chế độ ăn giàu carbohydrate quá mức sẽ làm suy giảm lượng cholesterol tốt (HDL) trong đáng kể. Đồng thời, cholesterol xấu gia tăng cũng như lượng đường trong máu tăng vọt. Chỉ số cholesterol toàn phần sẽ trở nên mất cân bằng.

  • Do mắc một số bệnh lý

Một số bệnh như béo phì, tiểu đường, bệnh gan, thận, tangier,… cũng có thể là nguyên nhân khiến lượng cholesterol tốt (HDL) suy giảm nghiêm trọng. Sức đề kháng của cơ thể cũng bị ảnh hưởng, khiến người bệnh dễ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm.

  • Lười vận động, tập luyện

Việc người bệnh lười vận động cũng khiến cho cơ thể béo phì. Khi đó, bạn rất khó hấp thụ các cholesterol tốt. Trong khi lượng cholesterol xấu không được đào thải ra ngoài, tích tụ thành mỡ khiến tỷ lệ LDL cao áp đảo so với HDL

Lười vận động là nguyên nhân dẫn đến béo phì, cholesterol thấp trong máu
Lười vận động là nguyên nhân dẫn đến béo phì, cholesterol thấp trong máu

Dấu hiệu của tình trạng cholesterol hạ thấp

Các dấu hiệu của người mắc chứng cholesterol thấp thường không gây ra đau đớn hay bất thường quá mức. Điều này khiến người bệnh khó phát hiện kịp thời. Đến khi biết mình mắc cholesterol thấp, tình trạng đã khá nặng rồi.

Tuy nhiên, nếu thấy đột nhiên cơ thể có các dấu hiệu trầm cảm như: Hay lo lắng, hồi hộp, sợ hãi, tim đập nhanh, ngủ không ngon giấc thì bạn hãy đi thăm khám, xét nghiệm sớm. Rất nhiều người cho rằng những biểu hiện trên chỉ là do áp lực, stress trong cuộc sống. Chúng sẽ sớm qua thôi. Tâm lý chủ quan đó có thể dẫn đến các hậu quả khôn lường.

Cholesterol thấp có sao không?

Cholesterol là một dạng lipoprotein quan trọng, cung cấp các lipid thiết yếu cho các cơ quan, giúp cơ thể vận hành bình thường, chống lão hóa. Ngoài ra, cholesterol còn đóng góp vào quy trình tạo nên hormone sinh dục nữ (estrogen), hormone sinh dục nam (testosterone) và progesterone (hormone điều hòa cơ thể) và nhiều chức năng khác

Nếu lượng cholesterol thấp quá, nhiều hoạt động cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến các hệ quả xấu như:

  • Ảnh hưởng đến não bộ

Theo các chuyên gia nghiên cứu, cholesterol đóng góp vào quá trình sản sinh hormone và vitamin D. Chúng rất quan trọng cho sự phát triển của các tế bào não. Nếu cholesterol bị thiếu hụt, não có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến trầm cảm, lo lắng, suy giảm trí nhớ,… Khi cholesterol suy giảm về lâu dài sẽ dẫn đến bệnh lý Alzheimer.

  • Mất cân bằng nội tiết tố

Bởi cholesterol đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh các nội tiết tố nên khi chất này bị thiếu hụt, nội tiết tố cũng có nguy cơ bị mất cân bằng. Đối tượng phụ nữ thường sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn nam giới.

Người thiếu hụt cholesterol có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều, tâm trạng thường xuyên stress, lo âu. Đặc biệt, với phụ nữ mang thai, nguy cơ sinh non hoặc bé nhẹ cân khi sinh nở là rất cao.

Cholesterol thấp gây căng thẳng, mệt mỏi, lo âu
Cholesterol thấp gây căng thẳng, mệt mỏi, lo âu
  • Gia tăng nguy cơ ung thư

Tình trạng cholesterol thấp về lâu dài cũng gây rối loạn khả năng hấp thụ protein, suy giảm sức khỏe cơ thể. Chúng cũng gây gia tăng khả năng hoại tử khối u alpha (TNF-a) – nguyên nhân chính gây ung thư.

Chẩn đoán tình trạng cholesterol xuống thấp bằng cách nào?

Để nắm bắt chính xác chỉ số cholesterol của bản thân có thấp hoặc bất thường không, cách tốt nhất là thực hiện xét nghiệm cholesterol trong máu. Hiện kỹ thuật xét nghiệm đã được phổ biến và áp dụng tại hầu hết các cơ sở y tế trên cả nước.

Khi tiến hành xét nghiệm, các bác sĩ sẽ lấy máu bệnh nhân thông qua kim tiêm, lưu trữ trong ống xét nghiệm được đánh ký hiệu riêng biệt với mỗi người. Mẫu máu này sẽ được cho vào máy xét nghiệm, phân tích chỉ số máu và thông báo kết quả cho người thực hiện sau 1 – 2 giờ.

Xét nghiệm cholesterol bằng máy thường cho kết quả chính xác rất cao, phản ánh đúng tình trạng cholesterol trong máu. Nếu cholesterol thấp, các bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh cách điều chỉnh lối sống phù hợp.

Phương pháp điều trị khi chỉ số cholesterol hạ thấp

Lượng cholesterol trong cơ thể thấp gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Đặc biệt, khi bệnh kéo dài lâu sẽ dẫn đến hàng loạt bệnh lý nguy hiểm khác. Vì vậy, cần phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số biện pháp gia tăng cholesterol hiệu quả:

  • Duy trì cân nặng ổn định

Việc quá gầy hoặc quá béo đều không tốt cho sức khỏe. Trong khi những người béo dễ mắc chứng cholesterol cao thì người bị suy dinh dưỡng lại thường bị cholesterol thấp. Chính vì thế, bạn nên kiểm soát cân nặng bản thân, duy trì cân nặng ở mức hợp lý.

  • Xây dựng thực đơn một cách khoa học

Người mắc chứng cholesterol thấp nên đặc biệt chú trọng đến chế độ ăn uống, bởi đây là cách tốt nhất để điều chỉnh cholesterol trong máu. Nên tích cực ăn các thực phẩm giàu cholesterol tốt như thịt trắng, cá, rau xanh, hoa quả,… để vẫn đảm bảo lượng dinh dưỡng cho cơ thể, vừa hạn chế cholesterol xấu.

Người bệnh cũng nên hạn chế ăn thịt đỏ, ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ chiên, rán, bơ, phomai,… Tuyệt đối tránh xa chất kích thích như cafe, bia, rượu, nước ngọt, nước có gas,…

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp cân bằng cholesterol, ngăn ngừa hiện tượng cholesterol thấp
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp cân bằng cholesterol, ngăn ngừa hiện tượng cholesterol thấp
  • Tích cực rèn luyện thể dục thể thao

Hãy duy trì chế độ tập luyện thể thao, mỗi ngày ít nhất 30 phút. Các hoạt động thể chất sẽ gia tăng khả năng tuần hoàn máu, đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể, từ đó tăng tỷ lệ cholesterol tốt. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thần kinh, xơ vữa động mạch cũng sẽ được giảm xuống đáng kể.

  • Uống thuốc statin

Nếu sau một thời gian điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, lượng cholesterol trong cơ thể vẫn không đạt cân bằng, các bác sĩ có thể tư vấn cho người bệnh uống thuốc statin bổ sung.

Statin sẽ giúp gia tăng lượng cholesterol tốt (HDL), tăng cường chức năng các cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh đó, Statins còn hỗ trợ đào thải cholesterol xấu dư thừa (LDL), thuyên giảm các triệu chứng của bệnh mỡ máu.

Tuy nhiên, thuốc Statins có thể để lại một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn,… khi mới dùng thuốc. Vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Không nên tùy tiện dùng thuốc.

Những lưu ý khi để gia tăng cholesterol

Việc xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý là điều bất cứ ai cũng nên thực hiện, không chỉ riêng những người mắc chứng cholesterol thấp. Bởi đây là cách phòng tránh bệnh hiệu quả nhất, ngăn ngừa các biến chứng xấu do mất cân bằng cholesterol để lại.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần thăm khám sức khỏe, kiểm soát các chỉ số cholesterol định kỳ. Nếu định lượng cholesterol trong máu thấp hoặc cao bất thường, chúng ta cũng có thể điều chỉnh và kiểm soát kịp thời trước khi có biến chứng nguy hiểm.

Array

Chia sẻ

Xét Nghiệm Ure Máu: Những Điều Bạn Cần Biết Và Nên Lưu Ý

Xét Nghiệm Ure Máu: Những Điều Bạn Cần Biết Và Nên Lưu Ý

Ure máu là khái niệm có lẽ bạn đã nghe qua nhiều lần nhưng cụ thể ure máu là gì...
Xét Nghiệm NS1 Là Gì, Khi Nào Thực Hiện Và Cần Lưu Ý Gì?

Xét Nghiệm NS1 Là Gì, Khi Nào Thực Hiện Và Cần Lưu Ý Gì?

Xét nghiệm NS1 là xét nghiệm cần thiết, giúp phát hiện kịp thời và chuẩn xác virus sốt xuất huyết...
Hội Chứng Tăng Ure Máu: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Hội Chứng Tăng Ure Máu: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Hội chứng tăng ure máu có ảnh hưởng nhiều đến thận nói riêng và sức khỏe con người nói chung....
Đây là bệnh lý truyền nhiễm do virus dengue gây nên

Muỗi Sốt Xuất Huyết Là Gì, Mức Độ Nguy Hiểm Và Cách Phòng Tránh?

Sốt xuất huyết là bệnh lý cực nguy hiểm do loài muỗi sốt xuất huyết gây nên. Chúng truyền virus...
Top 3 Máy Đo Axit Uric Tại Nhà Dễ Sử Dụng, Tiện Ích Và Hiệu Quả Cao

Top 3 Máy Đo Axit Uric Tại Nhà Dễ Sử Dụng, Tiện Ích Và Hiệu...

Axit uric thay đổi là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh gout. Bạn có...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top